Thủ tục, chế tài dân sự và hình sự vi phạm sở hữu trí tuệ

  • Bài viết
  • 24 tháng 6, 2011
  • 499 lượt xem
  • 0 bình luận
I.  Thủ tục và các chế tài dân sự 1.  Thủ tục xét xử dân sự Hiện chưa có các toà án chuyên trách việc xét xử các vụ án về tranh chấp và xâm phạm Quyền sở hữu công nghiệp tại Việt nam. Trên thực tiễn hiện nay các vụ kiện về Sở hữu công nghiệp thường do các toà án Tỉnh, Thành trực thuộc Trung Ương thụ lý và xét xử theo thủ tục chung. Ðặc biệt trong các trường hợp có yếu tố nước ngoài thì Toà án có thẩm quyền sẽ là Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Toà án Nhân dân thành phố Hà nội theo nguyện vọng của nguyên đơn. Phán quyết của toà án sở thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị và xem xét lại bởi toà án phúc thẩm theo trình tự và thủ tục tố tụng dân sự. Trên thực tế thường mất từ 06 tháng đến 01 năm để toà án thụ lý và giải quyết một vụ tranh chấp về Sở công nghiệp tại một cấp xét xử. 2.  Các chế tài dân sự Khi thụ lý hồ sơ, dựa vào yêu cầu của nguyên đơn và những đánh giá ban đầu, Toà án có thể thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời như yêu cầu chấm dứt hoạt động sản xuất , kê biên, niêm phong, ngừng thông quan v. v. Nguyên đơn có thể yêu cầu Bên có hành vi xâm phạm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gây ra, cải chính, xin lỗi công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng v. v.. II. Thủ tục và các chế tài hình sự 1. Ðối với các hành vi xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến  trật tự và lợi ích công chúng, chủ sở hữu đối tượng Sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ hoặc bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có thể tố cáo hành vi xâm phạm đến cơ quan bảo vệ pháp luật, Toà án có thẩm quyền là các toà án Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương nơi xảy ra hành vi xâm phạm. Trong trường hợp có yếu tố nước ngoài, toà án Thành phố Hà nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có thẩm quyền xét xử. Phán quyết của toà án sở thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị và xem xét lại bởi toà án phúc thẩm theo trình tự và thủ tục tố tụng hình sự. 2.  Các chế tài hình sự. - Các tổ chức, cá nhân vì mục đích kinh doanh có hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp các đối tượng Sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt nam gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm. -MPhạm tội có tổ chức, phạm tội nhiều lần, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. - Các hình thức phạt bổ sung: Phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :