Quyền sở hữu công nghiệp

  • Bài viết
  • 24 tháng 6, 2011
  • 498 lượt xem
  • 0 bình luận
Quyền của  chủ sở hữu các đối tượng SHCN được ghi nhận và cụ thể hoá như sau: 1. Chủ sở hữu sáng chế, giải pháp hữu ích đã được bảo hộ có độc quyền: - Sản xuất (chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói) sản phẩm, bộ phận sản phẩm đang được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích; - Áp dụng qui trình đang được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích; - Khai thác sản phẩm, bộ phận sản phẩm đang được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích; - Ðưa vào lưu thông; quảng cáo nhằm để bán; chào bán; tàng trữ để bán sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ; bullet - Nhập khẩu sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ. 2. Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ có độc quyền: Sản xuất, đưa vào lưu thông, quảng cáo nhằm để bán, chào bán, tàng trữ để bán; nhập khẩu sản phẩm có hình dáng bên ngoài được bảo hộ với danh nghĩa là kiểu dáng công nghiệp. 3. Chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá đã được bảo hộ có độc quyền: - Gắn nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh, bullet - Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ được bảo hộ, - Nhập khẩu hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ được bảo hộ. Pháp luật về Sở hữu công nghiệp Việt nam qui định bất kỳ hành vi sử dụng, chiếm đoạt các đối tượng Sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ, vì mục đích thương mại mà không được phép của chủ Sở hữu, là hành vi xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp.  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :