Nhức nhối nạn tảo hôn

Tiếp nối tập tục xưa, rất nhiều đứa trẻ ở huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên- Huế vẫn kết hôn sau tuổi lên 10. Vấn nạn tảo hôn vừa là nguyên nhân của sự nghèo đói và những cái chết đau lòng tại đây. Ông Hồ Văn Liên, Bí thư Đảng ủy xã Hồng Thủy, huyện A Lưới, cho biết hầu như năm nào ở xã cũng có 10 cặp tảo hôn. Đây chỉ là số trường hợp mà xã nắm được, vì các cặp vợ chồng trẻ con đều không đăng ký kết hôn. Lấy chồng từ thuở 13 Chúng tôi ghé thăm đôi vợ chồng nhí Hồ Văn Chùn -15 tuổi và Hồ Thị Lài – 14 tuổi mới cưới hồi đầu năm. Căn nhà của vợ chồng Chùn trống hoác nép mình sau vách núi Trường Sơn. Một cô bé người hơi thấp, da đen sạm, bụng mang thai sắp sinh vừa bước ra chào khách vừa lau vội những giọt nước mắt. Tiếp chúng tôi, hai cô cậu lộ rõ vẻ mất tự nhiên. Hóa ra, kể từ sau khi cưới (tháng 2-2009), vợ chồng họ thường xuyên cãi vã và giận nhau. Mới 13 tuổi, Lài đã về nhà chồng, từ đó vòng xoay cơm áo gạo tiền cứ đè nặng lên đôi vai của vợ chồng trẻ này. Mẹ Chùn mất sớm, cha theo người đàn bà khác và đi sinh sống ở xa, để lại cho vợ chồng cậu 3 đứa em đang tuổi lớn. Dù đang mang thai nhưng hằng ngày Lài phải đi rẫy để lo cho bữa cơm gia đình. Những ngày mùa hè nắng oi ả, đôi lưng của cô bé 13 tuổi này phải gùi hơn 50 kg củi khô và bắp. Anh Hoàng Diệu, cán bộ xã Hồng Thủy, than: “Chúng tôi đã có ý kiến không cho đám cưới của đôi này xảy ra, nhưng họ vẫn đến với nhau. Cả hai không biết làm gì, không đất đai trồng trọt thì không biết lấy chi mà sống nữa”. Cũng theo anh Diệu, ở thôn 6 và thôn 7 xã Hồng Thủy, chuyện kết hôn chưa đúng tuổi xảy ra nhan nhản. Cũng như Chùn, Trần Văn Hẹp – 14 tuổi và Hồ Thị Thịt – 13 tuổi ở xã Hồng Kim cũng đến với nhau và bắt buộc gia đình phải tổ chức đám cưới. Ông Lê Quang Bảy, Chủ tịch UBND xã Hồng Kim, cho biết dù chính quyền đến nhà vận động, tuyên truyền về luật hôn nhân và gia đình nhưng cả hai vẫn bỏ ngoài tai. Ông Quỳnh Hung, bố của Hẹp, kể: “Nó nhất định bắt miền (tôi) phải đem sính lễ sang cưới Thịt. Nó dọa nếu không cưới vợ thì nó sẽ tự vẫn”. Không để tái tảo hôn Mới đến đầu cụm 2 thị trấn A Lưới, hỏi đường về nhà bà Căn Phễ, nhiều người dân đều dọa tôi rằng nhà ấy rất linh thiêng vì hồn của con trai vẫn còn vương vấn. Men theo một dốc núi, chúng tôi tìm đến nhà bà Căn Phễ. Bà ngồi đó, đôi mắt hoắm sâu, buồn rười rượi. Bà bảo rằng phải đợi con trai quay về. Không khí trong ngôi nhà u ám lạ thường, dù Hồ Văn Phẫm, con trai bà, đã chết cách đây gần một năm. Một thanh niên 20 tuổi vừa đẹp trai, vừa hào hoa là niềm mơ ước của biết bao sơn nữ. Nhưng trong số 5 người tình, Phẫm chỉ quyết định cưới cô bé Hồ Thị Sâm, 16 tuổi, ở gần nhà. Đám cưới diễn ra vào ngày 3-8-2008. Sau đêm tân hôn, sáng 4-8, người ta đã phát hiện Phẫm treo cổ bên đồi Ar-Lau. Vừa lau nước mắt, bà Căn Phễ vừa kể chuyện về đứa con trai độc nhất của mình: “Một tháng sau khi con trai mẹ mất, nhà Sâm đến xin cho con gái về và họ bắt mẹ phải đền, nhưng mẹ già rồi, lấy gì đền”. Đứa con trai mà Phẫm để lại giống cha như đúc. Chị Trần Thị Lộc, cán bộ dân số thị trấn A Lưới, cho biết giữa Phẫm và Sâm chưa có ràng buộc gì về giấy tờ vì chưa đủ tuổi kết hôn. “Mình là cán bộ dân số nên phải nói cho em hiểu để nó không tảo hôn lần nữa”, chị Lộc bảo. Bi kịch cơm áo gạo tiền Nhiều đôi vợ chồng nhí cưới nhau về, có con nhưng lại không nghề nghiệp, không nương rẫy, không kiến thức nên mâu thuẫn trong đời sống gia đình là khó tránh khỏi. Chùn và Lài đã nhiều lần cãi vã, những dòng nước mắt của cô dâu 13 tuổi này không đủ vơi đi những khó khăn trong nỗi lo cơm- áo- gạo- tiền. Riêng bữa ăn hàng ngày cũng không no chứ nói chi đến chuyện bồi dưỡng cho cái thai đang ngày một lớn dần. Cách nhà Chùn chưa đầy 200 m, gia cảnh của vợ chồng Hồ Văn Tòn – Lê Thị Thê (SN 1992) còn bi thảm hơn. Căn lều được dựng tạm bằng những tấm phên rách rưới, mục nát, rộng chưa đầy 8 m2 là nơi sinh sống của 3 con người. Giữa nhà, Tòn đang cùng với bạn bè mượn rượu nhâm nhi. Chén tỉnh chén say, Tòn càng bất lực với cuộc sống của mình khi đứa con gái ra đời gần 10 tháng nay thiếu dinh dưỡng nặng. Tòn nuối tiếc: “Nếu đi học thì miền đã thi tốt nghiệp cấp 3 rồi. Miền phải cúng cho làng trâu, bò, heo, vịt để cưới vợ nên không có tiền để đi học nữa. Miền còn phải làm để trả nợ”… Tan đàn xẻ nghé vì mâu thuẫn Bà Nguyễn Thị Thanh Nhâm, Phó Phòng LĐ-TB-XH huyện A Lưới, cho biết chính việc kết hôn sớm đã đẩy nhiều đôi uyên ương tan đàn xẻ nghé do mâu thuẫn hằng ngày. Nếu có con, họ không có kiến thức để chăm sóc, rồi lại để chúng thất học. Những cuộc hôn nhân chưa đủ tuổi này còn làm cho khả năng sinh con sớm và dân số tăng. Theo bà Nhâm, không chỉ người dân nhà nghèo, học vấn thấp tảo hôn mà nhiều con em cán bộ trên địa bàn huyện cũng cưới nhau sớm. SOURCE: BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG - BIÊN THÙY  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật