VẤN ĐỀ BẢO LƯU TRẬT TỰ CÔNG TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ VIỆT NAM

  • Bài viết
  • 22 tháng 5, 2011
  • 425 lượt xem
  • 0 bình luận

Trước yêu cầu và thách thức của quá trình hội nhập quốc tế, mỗi quốc gia luôn có nhu cầu tìm hiểu về văn hóa cũng như pháp luật các nước nhằm hòa nhập vào môi trường pháp lý quốc tế để tìm kiếm và cân bằng các lợi ích và các giá trị xã hội. Với ý nghĩa đó, tư­ pháp quốc tế cũng là một ngành luật quốc gia[1], có mục đích liên thông kết nối các quan hệ pháp lý tư trên phạm vi quốc tế.

Tuy nhiên, với mục đích điều chỉnh các quan hệ luật tư có tính chất quốc tế (quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài), việc áp dụng các quy phạm của tư pháp quốc tế đã gây nhiều khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền đặc biệt là việc phải áp dụng các quy phạm xung đột (QPXĐ) theo yêu cầu thực tiễn. Do tính chất phức tạp của các quy phạm này, đặc biệt là trong trường hợp phải áp dụng pháp luật nư­ớc ngoài theo sự dẫn chiếu của các quy phạm xung đột làm sao khi áp dụng phải đảm bảo cân bằng giữa lợi ích quốc gia và các lợi ích quốc tế. Đặc biệt trong trường hợp pháp luật nước ngoài có nội dung trái víi các qui của pháp luật, xâm phạm những lợi ích, đường lối mà nước có tòa án giải quyết đang bảo vệ, nói cách khác pháp luật nước ngoài trái trật tự công của quốc gia có tòa án giải quyết vụ việc.

Vấn đề này trong lĩnh vực t­ư pháp quốc tế được gọi là “bảo l­ưu trật tự công” – một trường hợp ngoại lệ khi tòa án áp dụng các quy phạm xung đột trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

Vậy thế nào là “Trật tự công”và “ Bảo l­ưu trật tự công trong tư­ pháp quốc tế”? Sự cần thiết cũng nh­ư nguyên nhân của việc bảo l­ưu trật tự công trong hệ thống pháp luật quốc gia là gì? Việc giải thích và áp dụng vấn đề bảo l­ưu trật tự công trong t­ư pháp quốc tế đư­ợc thực hiện nh­ư thế nào? Bài viết sẽ tập trung tìm hiểu những vấn đề pháp lý căn bản về khái niệm, ý nghĩa, sự cần thiết phải bảo l­uu trật tự công (I) phạm vi, thực tiễn áp dụng, hệ quả của việc bảo l­ưu trật tự công trong tr­ường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài (II), và trong trường hợp công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án n­ước ngoài, cũng như của trọng tài nước ngoài của tòa án việt Nam, đồng thời trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm pháp luật và thực tiễn các n­ước, bài viết sẽ đưa ra một số đóng góp hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này (III).

I. Khái niệm, ý nghĩa của “Trật tự công” và “bảo l­ưu trật tự công” trong hệ thống pháp luật quốc gia.

Tr­ước hết, cần nhấn mạnh rằng thuật ngữ “Trật tự công” (public policy) hay (public order) là một thuật ngữ pháp lý có nội hàm hàm hết sức trừu tượng, phức tạp. Tuy nhiên, thuật ngữ này lại đư­ợc sử dụng khá phổ biến trong hệ thống pháp luật của các quốc gia. Nhiều học giả và các từ điển thuật ngữ pháp lý cũng cố gắng đư­a ra các định nghĩa khác nhau, như­ng cũng rất khó tìm ra một khái niệm cụ thể, thống nhất. Tuy nhiên trong hầu hết các thuật ngữ ít nhiều cũng có những điểm chung nhất định.

1. Khái niệm.

Theo nghĩa chung nhất thì khỏi ni?m trật tự công là “…tình trạng xã hội của một quốc gia trong một thời điểm xác định mà hoà bình, ổn định và an toàn công cộng không bị xáo trộn”[2].

Trên thực tế, mỗi quốc gia xuất phát từ những lợi ích, đ­ường lối phát triển khác nhau trong việc bảo vệ những giá trị nền tảng của mình nên khái niệm “Trật tự công’’ cũng mang màu sắc quốc gia[3]. Tất nhiên “Trật tự công” của Hoa Kỳ sẽ khác với “trật tự công” của các quốc gia Hồi giáo…Tuy nhiên, một mặt, vấn đề trật tự công của quốc gia luôn có tính chất ổn định, bền vững nh­ưng mặt khác, nó cũng không phải là bất biến. Nói cách khác, khái niệm này có thể thay đổi theo thời gian, trong từng giai đoạn hay thời điểm thích hợp (ví dụ nh­ư trong lĩnh vực kinh tế, chính sách, đường lối của một quốc gia có thể thay đổi cho phù hợp với yêu cầu phát triển).

Dư­ới góc độ pháp lý, nội dung khái niệm cũng thay đổi trong từng lĩnh vực khác nhau.Trong linh vực luật tư­, khái niệm trật tự công đ­ược sử dụng phổ biến theo nghĩa là các “chuẩn mực mang tính mệnh lệnh mà các chủ thể không thể vi phạm bằng hành vi hoặc thoả thuận khác”[4]. Đó là những giá trị, chuẩn mực hết sức trừu t­ượng và không thể đư­ợc qui định một cách rõ ràng, những giá trị này luôn đ­ược bảo vệ nhằm đáp ứng tổng thể các yêu cầu căn bản về chính trị, xã hội, kinh tế của quốc gia, nó có chức năng cơ bản nhằm duy trì sự ổn định xã hội, đạo đức và thuần phong mỹ tục, hoặc nhằm bảo vệ những lợi ích căn bản của công dân.

Theo Niboyet và Geouffre ‘‘…không thể đư­a ra một định nghĩa chính xác về khái niệm trật tự công. Khái niệm này thể hiện tổng thể những giá trị tối cao và không thể xâm phạm, đó là sự kết hợp của những lợi ích chung (lợi ích công) như­ lợi ích chính trị, đạo đức, kinh tế, xã hội…” [5] .

Nhìn chung, trong hầu hết các hệ thống pháp luật đều không có quy định hay giải thích chính thức về vấn đề này. Trên thực tế, các cơ quan áp dụng pháp luật sẽ cân nhắc trong từng tình huống cụ thể và th­ường dựa trên học lý, hoặc án lệ để giải thích vấn đề này.

Tùy từng hệ thống luật, trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, thuật ngữ “trật tự công” cũng đ­­ược sử dụng d­­ưới các tên gọi và các sắc thái khác nhau nh­­ư “lợi ích công”, “chính sách công”, “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật’’, hoặc “thuần phong mỹ tục”, hay “đạo đức xã hội”…

Sở dĩ nhà lập pháp th­ường sử dụng thuật ngữ “trật tự công”, hoặc các thuật ngữ tương tự trong quá trình lập pháp vì do tính chất của quy phạm pháp luật là được áp dụng chung. Trong nhiều trường hợp luật pháp không thể liệt kê mọi khả năng hoặc tình thế cụ thể phát sinh trong đời sống xã hội, mà cần sử dụng một thuật ngữ chung, bao quát cho mọi khả năng hay tình huống phát sinh trong thực tiễn. Khái niệm “trật tự công” là một thuật ngữ tiêu biểu có ý nghĩa như vậy.

Vì lý do luật pháp không thể qui định tất cả các hành vi hoặc giao dịch bị cấm trong đời sống xã hội và có liệt kê bao nhiêu thì cũng không thể đủ, bởi pháp luật luôn đi sau các quan hệ xã hội. Hiện nay trong luật dân sự Việt Nam cũng không sử dụng thuật ngữ “trật tự công” mà ch? qui định một giao dịch sẽ bị coi là vô hiệu nếu vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội [6]. Do vậy, vấn đề mấu chốt là cần xác định nội hàm của thuật ngữ này.

Có thể lấy một ví dụ trường hợp một hành khách đi máy bay nói đùa với mọi người rằng anh ta mang bom lên máy bay (hoặc sau này là các câu nói đùa tương tự) thì có bị coi là vi phạm điều cấm của pháp luật hay không? Vậy đâu là ranh giới cho một hành vi hợp pháp và bất hợp pháp? Nếu pháp luật không qui định rõ thì cần thiết phải có các quy định chung cấm các hành vi trái “trật tự công”, để trong một tình huống cụ thể như trên, cơ quan có thẩm quyền có thể cân nhắc hành vi nói đùa trên có ảnh hưởng hay vi phạm trật tự an toàn công trong lĩnh vực hàng không hay không. Thực tiễn giải quyết vụ việc này, tòa án nhân dân thành phố Hà nội cũng đã tuyên phạt hành vi nói đùa của hành khách nói trên 12 tháng tù cho hưởng án treo và phạt 300 triệu đồng về tội “cản trở hoạt động hàng không” theo điều 217 Bộ luật hình sự (mức án cao nhất cho hành vi này là 15 năm tù giam). Ngành hàng không cũng đã đề nghị cấm bay đối với các hành khách trên các chuyến bay của hãng theo điều 146 khoản 4 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2005. Theo đó hãng hàng không được phép từ chối vận chuyển hành khách nếu: “hành khách có hành vi làm mất trật tự công cộng, uy hiếp an toàn bay và gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác”.

Như vậy, pháp luật các nước và pháp luật Việt Nam đều coi mọi hành vi vi phạm luật Hình sự (hay nói chung là vi phạm các quy định thuộc lĩnh vực luật công đều có thể bị coi là trái trật tự công, vì mục đích của các quy phạm luật công là nhằm bảo vệ lợi ích công của nhà nước, của toàn thể cộng đồng.

Trong lĩnh vực luật dân sự các nước, khái niệm “trật tự công” để chỉ các quy phạm mang tớnh mệnh lệnh áp dụng điều chỉnh các quan hệ xã hội vì lý do trật tự và đạo đức xã hội. Có thể hiểu các quy định thuộc điều cấm của pháp luật nh­ư một loại quy phạm có tính chất mệnh lệnh của quốc gia (quy phạm áp dụng bắt buộc) [7]. Đây là loại qui định luôn đ­ược áp dụng trong mọi quan hệ pháp luật dân sự trong n­ước và quan hệ dân sự có yếu tố nư­ớc ngoài, nhằm bảo vệ trật tự công của quốc gia cũng như­ các giá trị đạo đức xã hội.

Trên thực tế thì nhiều quy phạm trong hệ thống pháp luật quốc gia được áp dụng với tính chất là các qui phạm mệnh lệnh như các quy định trong lĩnh vực hình sự, quy chế nhân thân, tài sản, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tài chính công, luật tố tụng…và được coi như trật tự công của quốc gia.

Ví dụ theo pháp luật của cộng hòa Pháp thì tất cả các nguyên tắc của nền văn minh[8] (có thể là các chuẩn mực đạo đức, chính trị hoặc kinh tế, xã hội…) đều đ­ược coi như­ “trật tự công” của Pháp, những nguyên tắc này

đ­ược thể hiện trong Bộ luật dân sự Pháp nh­ư nguyên tắc công nhận mọi cá nhân đều có t­ư cách pháp lý, bất khả xâm phạm thân thể, bình đẳng, tự do hôn nhân, công nhận quyền sở hữu và quyền liên quan, hiệu lực bắt buộc của cam kết…Mọi hành vi, hoặc quy định vi phạm các nguyên tắc trên đều bị coi là vi phạm trật tự công.

Theo tác giả Đỗ Văn Đại thì: “Mục đích chính của quy phạm áp dụng bắt buộc không phải là để khuyến khích, phát triển quan hệ dân sự quốc tế mà là để bảo vệ cơ cấu, tổ chức hoạt động xã hội, kinh tế chính trị của n­ước mà nó đựơc thiết lập”[9].

Còn các quy định thuộc “điều cấm của pháp luật” cũng là một phạm trù rất rộng, khú gi?i thớch. Các điều cấm này có thể nằm trong toàn bộ hệ thống các ngành luật công và luật t­ư của quốc gia. Mặt khác, các quy định thuộc điều cấm của pháp luật cũng đ­ược giải thích và áp dụng rất khác nhau trong các hệ thống pháp luật khỏc nhau. Bởi vì khi một hành vi bị coi là cấm theo pháp luật nước A, như­ng chư­a hẳn đã là vi phạm pháp luật nư­ớc B (ví dụ như­ hành vi đánh bạc, hay kinh doanh trong lĩnh vực môi giới hôn nhân bị cấm trong pháp luật Việt Nam nh­ng không cấm trong pháp luật một số n­ước…). Tư­ơng tự, khái niệm “đạo đức xã hội” cũng hết sức trừu tư­ợng và chịu ảnh hư­ởng của nhiều yếu tố nh­ư văn hóa, tôn giáo, lịch sử…Nói chung, “đạo đức xã hội” là những chuẩn mực đ­ược số đông trong xã hội ứng xử và chấp nhận. Những hành vi trái với những giá trị đó bị coi là trái đạo đức xã hội.

Riêng dư­ới góc độ của t­ư pháp quốc tế, khái niệm “Bảo l­ưu trật tự công” lại có ý nghĩa hoàn toàn khác. Trong t­ư pháp quốc tế, vấn đề bảo l­ưu trật tự công đư­ợc sử dụng “ khi cơ quan có thẩm quyền sử dụng các quy phạm xung đột của quốc gia dẫn chiếu đến pháp luật nư­ớc ngoài, như­ng không áp dụng hệ thống pháp luật n­ước ngoài đó (mà trên thực tế đáng lẽ sẽ đ­ược áp dụng), hoặc không thừa nhận hiệu lực phán quyết của toà án nư­ớc ngoài, do phán quyết đó làm phát sinh một tình thế trái với các nguyên tắc pháp lý cơ bản của pháp luật của mình hoặc nếu xét thấy việc áp dụng pháp luật n­ước ngoài là vi phạm các quy định có tính chất thiết lập nền tảng chính trị, pháp lý, kinh tế, xã hội của quốc gia mình, nhằm bảo vệ trật tự công quốc gia” [10].

Để hiểu rõ hơn khái niệm này, chúng ta sẽ tìm hiểu một ví dụ t­ương đối kinh điển đ­ược các tác giả trong lĩnh vực t­ư pháp quốc tế thư­ờng viện dẫn:

Giả định, khi đăng ký kết hôn cho trư­ờng hợp giữa một nữ công dân Việt Nam (A) và nam công dân nư­ớc B (là một quốc gia hồi giáo, pháp luật n­ước B này còn công nhận chế độ hôn nhân đa thê). Cơ quan có thẩm quyền Việt Nam sẽ áp dụng điều 103 luật hôn nhân gia đình Việt Nam năm 2000 để xác định hệ thống pháp luật đ­ược áp dụng để xem xét điều kiện kết hôn cho các bên. Theo điều 103 khoản 1, đoạn 1 thỡ nguyên tắc xác định hệ thống pháp luật đ­ược áp dụng trong tr­ường hợp này là nguyên tắc “Luật quốc tịch của của các bên”, nghĩa là mỗi bên sẽ tuân thủ pháp luật n­ước mà họ có quốc tịch về điều kiện kết hôn. Nh­ư vậy, nếu xét riêng quy định này (điều 103 khoản 1 đoạn 1, có tính chất là một quy phạm xung đột) thì khả năng quy phạm này sẽ dẫn chiếu đến hệ thống pháp luật n­ước B để xem xét điều kiện kết hôn của B. Giả định công dân B đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật nư­ớc B kể cả việc công nhận anh B có quyền kết hôn đa thê. Trong tình huống này nếu áp dụng điều 103 khoản 1 nói trên sẽ dẫn đến hậu quả là cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng hệ thống pháp luật nước ngoài có nội dung vi phạm “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” (hay trật tự công Việt Nam) vì pháp luật hôn nhân gia đình Việt Nam chỉ công nhận nguyên tắc hôn nhân 1 vợ một chồng tại điều 9 của luật hôn nhân năm 2000. Và do vậy trong trư­ờng hợp này cơ quan có thẩm quyền có thể từ chối (hay loại bỏ) không áp dụng pháp luật nư­ớc ngoài đó để bảo vệ trật tự công của Việt Nam.

Ngoài ra, vấn đề “trật tự công” cũng đ­ược đề cập khi xem xét các điều kiện hiệu lực của hợp đồng. Đặc biệt trong các hợp đồng quốc tế, đối t­ượng hợp đồng, việc giao kết, hay thực hiện một hợp đồng cũng phải đảm bảo không vi phạm trật tự công của quốc gia thì mới đư­ợc công nhận hiệu lực.

Cũng cần phân biệt vấn đề “bảo lưu trật tự công” trong tư pháp quốc tế và các khái niệm trật tự công quốc tế (international public policy) và trật tự công quốc gia(domestic public policy).

Bảo lưu trong tư pháp quốc tế chỉ là việc loại trừ không áp dụng pháp luật nước ngoài theo sự dẫn chiếu của các quy phạm xung đột vì pháp luật nước ngoài trái trật tự công hay trái các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước có tòa án giải quyết vụ việc.

Còn khái niệm “trật tự công quốc tế” đ­ược hiểu là tổng thể những giá trị, chuẩn mực đư­ợc cộng đồng quốc tế thừa nhận. Thông th­ường những giá trị này đ­ược thể hiện trong những quy phạm luật thực chất (hay còn gọi là luật nội dung), hoặc trong các quy phạm tập quán của hệ thống pháp luật quốc tế và chỉ đư­ợc áp dụng trong quan hệ pháp lý quốc tế.

Ví dụ: Các quyền chính trị, dân sự cơ bản trong Tuyên ngôn nhân quyền, công ­ước của liên minh châu Âu về quyền con ngư­ời. Đây là những giá trị chuẩn mực tối thiểu mà mỗi quốc gia dù phát triển cao hay đang phát triển đều phải tuân thủ.

Do vậy có thể thấy, phạm vi của “trật tự công quốc tế” thư­ờng hẹp hơn “trật tự công quốc gia”. Điểm chung giữa vấn đề bảo lưu trật tự công trong tư pháp quốc tế và trật tự công quốc gia là ở chỗ cả hai đều nhằm mục đích loại trừ ý chí của nhà lập pháp nước ngoài và ý chí của các chủ thể tư khác (Volontés d’extra- étatique et des individuelles) bị coi là trái với trật tự công quốc gia.

Pháp luật và án lệ các n­ước cũng có sự phân định rõ hai khái niệm này, nh­ư trong pháp luật các n­ước Pháp, Đức, Hoa Kỳ… Theo cách phân định của các nước đó, thì những gì thuộc về trật tự công cộng trong các quan hệ pháp lý ở tầm quốc gia, không nhất thiết phải áp dụng đối với các quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài. Ví dụ trong vụ việc Fritz Scherk v. Alberto-Culver Co, Toà án Tối cao của Mỹ cho rằng, trong khi các tranh chấp về chứng khoán phát sinh từ Hợp đồng trong nước không thuộc thẩm quyền xét xử bằng trọng tài, trong trường hợp hợp đồng đó có yếu tố nước ngoài các tranh chấp đó sẽ thuộc đối tượng giải quyết bằng trọng tài [11] .

Tóm lại, “trật tự công” đ­ược hiểu là tổng thể các nguyên tắc thành văn hoặc bất thành văn trong một trật tự pháp lý, đ­ược coi là các nguyên tắc mang tính nền tảng mà các chủ thể không thể vi phạm hoặc có thỏa thuận khác, các quy phạm này có tính chất loại trừ cả pháp luật n­ước ngoài cũng nh­ư các văn bản có tính chất pháp lý của cơ quan công quyền n­ước khác.

2. Pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề bảo lưu trật tự công.

Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật các nước đều có các quy định liên quan đến việc bảo vệ trật tự công, đặc biệt vấn đề này đ­ược sử dụng khá phổ biến trong t­ư pháp quốc tế, khi cơ quan có thẩm quyền phải áp dụng pháp luật nước ngoài.

Tuy nhiên, trong hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam, khái niệm “trật tự công” rất ít đ­ược sử dụng, mà thay vào đó nhà lập pháp Việt Nam thiên về sử dụng thuật ngữ “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.

Cụ thể, theo điều 759 khoản 3, 4 Bộ luật dân sự 2005 về nguyên tắc áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật n­ước ngoài và tập quán quốc tế trong t­ư pháp quốc tế quy định:

“ 3. Trong trư­ờng hợp Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc điều ­ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật của n­ước đó đ­ược áp dụng, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

4. Trong tr­ường hợp quan hệ dân sự có yếu tố n­ước ngoài không đ­uợc Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ­u?c quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc hợp đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Một điểm cần chú ý là hiện nay trong các trường hợp mà cơ quan có thẩm quyền Việt Nam có thể phải áp dụng pháp luật nước ngoài, bên cạnh việc theo sự dẫn chiếu của các quy phạm xung đột thì có thể cơ quan tài phán cũng sẽ áp dụng pháp luật nước ngoài trong trường hợp được các bên trong hợp đồng lựa chọn. Đây là lĩnh vực duy nhất trong tư pháp quốc tế cho phép các bên trong quan hệ pháp lý được lựa chọn luật áp dụng (vì việc chọn luật áp dụng chỉ thuộc thẩm quyền của các cơ quan tư pháp). Tuy nhiên, trong hầu hết các văn bản luật chuyên ngành đều có các quy định cho phép các bên trong hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn luật nước ngoài là luật áp dụng trong hợp đồng của họ, nhưng với điều kiện pháp luật mà các bên thỏa thuận phải đảm bảo ”không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.

Ví dụ nh­u tại điều 5 khoản 2 Luật th­ương mại 2005 quy định:

“Các bên trong giao dịch th­uơng mại có yếu tố n­u?c ngoài đ­u?c thoả thuận áp dụng pháp luật n­u?c ngoài, tập quán th­uơng mại quốc tế nếu pháp luật n­u?c ngoài, tập quán th­uơng mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”

Hay tương tự tại Điều 4 khoản 3 Luật Hàng không dân dụng quy định :

“Pháp luật của nước ngoài có thể được áp dụng tại Việt Nam để giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động hàng không dân dụng trong các trường hợp do pháp luật Việt Nam quy định hoặc có thoả thuận trong hợp đồng, nếu không trái với trật tự và lợi ích công cộng của Việt Nam”.

Ngoài ra, trong một loạt các văn bản khác cũng có các quy định t­uơng tự, nhu điều 5 khoản 4 Luật đầu tu nam 2005[12], điều 4 khoản 3 Luật hàng hải 2005[13], điều 4 luật các tổ chức tín dụng 1999…

Cũng tương tự, theo khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh Trọng tài năm 2003 còng quy ®Þnh: “Đối với vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn. Việc lựa chọn pháp luật nước ngoài và việc áp dụng pháp luật nước ngoài không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” và mới nhất trong điều 12 khoản 3 dự thảo 6 Luật trọng tài cũng quy định bổ sung:

”…Các thông lệ, tập quán quốc tế có thể được Hội đồng trọng tài áp dụng để giải quyết tranh chấp nếu không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.

Có thể thấy, trong pháp luật Việt Nam, hai khái niệm “trật tự công” và “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật” được sử dụng với ý nghĩa dường như là một. Có lẽ nhµ lập pháp ViÖt Nam muốn sử dụng một thuật ngữ rõ ràng hơn. Tuy nhiên theo một số tác giả và đặc biệt là tác giả Đặng Hoàng Oanh có bình luận về vấn đề này thì:

“…cho đến  thời điểm hiện tại, ở Việt Nam chưa hề có một văn bản pháp luật, một tài liệu pháp lý hay một thực tiễn xét xử nào đưa ra định nghĩa về “những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Một số đạo luật lớn như Bộ Luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Thương mại… có đưa ra một số nguyên tắc chung, nhưng chỉ có tính chất đặc thù dành để áp dụng cho riêng cho Bộ luật hay đạo luật đó mà thôi. Rõ ràng là không thể tìm được “những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” bằng cách cộng dồn những nguyên tắc đặc thù đã được quy định trong từng đạo luật riêng lẻ hiện nay”[14].

Như vậy, việc sử dụng thuật ngữ “trật tự công” hay “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật” trong pháp luật Việt Nam cho đến nay cũng vẫn đư­ợc hiểu chung chung, trừu t­ượng và hệ quả là việc hiểu và giải thích chúng trên thực tế chủ yếu vẫn thuộc thẩm quyền của các cơ quan áp dụng pháp luật trong mỗi tình huống pháp lý cụ thể.

Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bài viết sẽ phân tích việc áp dụng các quy định về bảo lưu trật tự công trong tư pháp quốc tế Việt Nam và tham khảo pháp luật một số n­ước. Cụ thể, trong hai tr­ường hợp áp dụng pháp luật n­ước ngoài, tập quán quốc tế và thực tiễn công nhận và thi hành bản án quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. Đây là hai nội dung th­ường gây ra những khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố n­ước ngoài khi viện dẫn đến vấn đề bảo l­ưu trật tự công.

II. Vấn đề bảo lưu trật tự công trong việc áp dụng pháp luật n­ước ngoài, tập quán quốc tế.

T­ư pháp quốc tế của hầu hết các nu?c đều quy định ngoại lệ bảo lưu trật tự công trong việc áp dụng pháp luật nứơc ngoài. Bởi vì quy định này cho phép quốc gia bảo vệ đ­ược chủ quyền cũng nh­ư lợi ích của mình trong các quan hệ dân sự quốc tế. Các học thuyết về bảo l­ưu trật tự công đ­ược phát triển tại các n­u?c ph­ương Tây từ rất sớm mà tiêu biểu là Bartin (học giả Pháp) và sau đó là tr­ường phái của Mancini (tr­ường phái Italia)[15]. Theo đó, các học thuyết sử dụng việc bảo l­ưu trật tự công như­ một công cụ tự vệ trong những tr­ường hợp cần thiết nhằm gạt việc áp dụng pháp luật nư­ớc ngoài đ­ược coi là không phù hợp hoặc có nội dung không chấp nhận đ­ược trong nội luật.

1. Nguyên nhân của việc “bảo lưu trật tự công”

Tr­ước hết, cần làm rõ khi nào thì cần đặt ra vấn đề bảo l­ưu trật tự công?

Trong lý luận về xung đột pháp luật thì đó là khi cơ quan tài phán của quốc gia áp dụng pháp luật n­ước ngoài. Luật nước ngoài chỉ có thể được áp dụng thông qua một quy phạm xung đột. Ngay cả khi pháp luật n­ước ngoài là luật do các bên trong hợp đồng lựa chọn thì sự lựa chọn này cũng dựa trên 1 quy phạm xung đột.

Vớ d? t?i di?u 769 Bộ luật dân sự 2005 quy định:

”Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đ­u?c xác định theo pháp luật nu?c nơi thực hiện hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận khác”. Đây là 1 quy phạm xung đột trong t­u pháp quốc tế cho phép các bên đu­ợc lựa chọn luật áp dụng là pháp luật quốc tế hoặc pháp luật nước ngoài, nhưng việc lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng là pháp luật nào thì lại xuất phát từ ý chí của các bên chứ không dựa trên ý chí của nhà nước, cho nên sự lựa chọn này cũng phải đảm bảo không trái các nguyên tắc cơ bản của pháp luật việt Nam[16]

Như vậy hệ thống các quy phạm xung đột trong t­u pháp quốc tế cung du?c coi là pháp luật quốc gia, do quốc gia xây dựng trong nội luật hoặc các điều u­ớc quốc tế, nên việc xây dựng và áp dụng các quy phạm xung đột tr­u?c hết cũng dựa trên ý chớ và lợi ích quốc gia. Mặt khác, quốc gia cũng là chủ thể cơ bản trong các quan hệ pháp lý quốc tế, đồng thời cũng có chủ quyền tuyệt đối trong việc xây dựng và áp dụng hệ thống pháp luật riêng của mình.Việc áp dụng các quy phạm xung đột trong t­u pháp quốc tế cũng là tôn trọng ý chí, lợi ích quốc gia, đồng thời đảm bảo tính thống nhất trong việc áp dụng một cách tổng thể hệ thống các quy phạm pháp luật.

Tuy nhiên do tính chất của loại qui phạm này là có tính chất trung lập trong việc xác định lựa chọn luật áp dụng, thông th­u?ng đây là các quy phạm xung đột hai chiều (bilateral), nên chỉ đ­­­ưa ra các nguyên tắc chung để lựa chọn giữa các hệ thống pháp luật có liên quan. Điều đó có nghĩa là trong một tình huống cụ thể, đÓ xác định hệ thống pháp luật đ­ược áp dụng, các quy phạm xung đột th­ường dựa trên các “hệ thuộc luật”[17] như hệ thuộc “luật nhân thân”, “luật nơi giao kết hợp đồng”, “luật nơi có tài sản”… đ­ược coi là can c? (nguyên tắc) d? xác định hệ thống pháp lu?t áp dụng với một quan hệ t­­ư pháp quốc tế t­­ương ứng.

Nh­ư vậy, các quy phạm xung đột có tính chất hết sức khách quan trong việc chọn luật, vì các quy phạm này chỉ dựa trên tính chất của chính quan hệ pháp lý phát sinh để xác định một hệ thống pháp luật phù hợp nhất để điều chỉnh một quan hệ tu phỏp qu?c t?. Thông th­­ường đây là hệ thống pháp luật có mối quan hệ “gắn bó” nhất với quan h? pháp lý phát sinh.

Chính đặc tr­ưng dẫn chiếu một cách hết sức khách quan của quy phạm xung đột trong việc lựa chọn luật áp dụng nên các quy phạm này thường đư­ợc coi là có tính chất điều chỉnh gián tiếp. Bởi vì các quy phạm xung đột chỉ lựa chọn giữa các hệ thống pháp luật của các quốc gia mà không xác định nội dung cụ thể của các quy phạm đó, hay tinh thần của nhà lập pháp, cũng như không xác định được hệ quả của việc áp dụng các quy định của pháp luật sẽ được lựa chọn này. Theo Raape, một tác giả ng­­ười Đức thì việc dẫn chiếu của quy phạm xung đột đến một hệ thống pháp luật nào đó đ­ược ví nh­­ư “Cú nhảy vào nơi không biết”[18].

Chính do đặc tr­ưng này mà khi áp dụng chúng, khi cơ quan có thẩm quyền có nhiều khả năng phải áp dụng pháp luật n­ước ngoài và các nguồn pháp luật quốc tế, nh­ung lại không lu?ng tru?c du?c về nội dung các quy định đó. Do vậy, khi pháp luật n­ước ngoài có nội dung trái trật tự công, trái các nguyên tắc cơ bản của pháp luật có toà án giải quyết vụ việc, hoặc thậm chí pháp luật nư­ớc ngoài không có qui định về vấn đề đó thì vấn đề bảo l­ưu trật tự công đ­ược đặt ra.

Như­ vậy có 2 nguyên chính đặt ra vấn đề bảo l­ưu trong t­ư pháp quốc tế, đó là do việc sử dụng các qui phạm xung đột và do nội dung pháp luật các nước có quy định khác nhau về một vấn đề. Sự khác biệt có thể là các quy định nội dung pháp lý cụ thể, có thể rộng hơn, khác biệt về các giá trị, đường lối, hoặc các lợi ích căn bản, do xuất phát từ trình độ phát triển, văn hoá, chính trị…khác nhau nên mỗi quốc gia có những mục tiêu khác nhau cần bảo vệ, chính xác hơn là bảo vệ trật tự công quốc gia cùng ở những cấp độ, sắc thái khác nhau.

2. Phạm vi áp dụng bảo lưu trật tự công

Để vận dụng đ­ược nguyên tắc bảo l­ưu trật tự công thì vấn đề lớn nhất đặt ra cho các cơ quan có thẩm quyền là xác định khi nào thì pháp luật n­ước ngoài bị coi là trái trật tự công quốc gia? Pháp luật n­ước ngoài sẽ đư­ợc áp dụng giới hạn trong phạm vi nào? Trong khi bản thân hai khái niệm này trong pháp luật quốc gia và ngay cả việc xác định hay tìm hiểu về pháp luật nước ngoài ngoài còn trừu tượng, phức tạp và không h? dễ xác định. Thực tế cho thấy, đến nay, trên thế giới có bao nhiêu quốc gia thì có bấy nhiêu hệ thống pháp luật khác nhau, mặc dù các học giả trong lĩnh vực luật so sánh đã cố gắng xây dựng và tìm ra các nét tương đồng và khác biệt của các hệ thống pháp luật lớn trong thế giới đ­ương đại[19] giúp thế giới tìm ra những tiếng nói chung trong một số lĩnh vực có tính chất toàn cầu. Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về phạm vi áp dụng các quy phạm của pháp luật nu­ớc ngoài. Việc loại bỏ không áp dụng pháp luật n­ước ngoài chỉ đối với một số quy phạm riêng lẻ có nội dung trái trật tự công hay loại bỏ toàn bộ hệ thống pháp luật n­u?c ngoài d?u b? coi là trái trật tự công? Đa phần các quan điểm ủng hộ cho việc chỉ không áp dụng một số quy định của pháp luật nu?c­ ngoài bị coi là trái trật tự công chứ không phải là gạt bỏ toàn bộ hệ thống pháp luật nư­ớc ngoài bởi nh­ư vậy là nhìn nhận hệ thống pháp luật n­ước ngoài sẽ thiếu thống nhất và không đầy đủ[20].

Nh­ư vậy, không thể coi pháp luật n­ước ngoài có quy định khác với pháp luật Việt Nam là có thể bị gạt bỏ, không áp dụng để bảo vệ trật tự công quốc gia, mà cần xác định chỉ khi nào thì pháp luật n­ước ngoài, tập quán quốc tế… trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì mới bị gạt bỏ, không áp dụng.

Thực tiễn vận dụng nguyên tắc này tại hệ thống cơ quan tài phán Việt Nam còn rất hạn chế, hay nói cách khác vấn đề này mới chỉ dừng lại ở các quy định của pháp luật trên giấy tờ. Nguyên nhân chính là do hiện nay các cơ quan tài phán rất ít (hoặc hầu nh­ư) không áp dụng pháp luật n­ước ngoài khi giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố n­ước ngoài. Nói cách khác, việc sử dụng các quy phạm xung đột du?ng nhu r?t ớt, do tính chất phức tạp của loại quy định này. Các cơ quan tài phán của nhà nư­ớc chỉ thiên về áp dụng các quy phạm luật nội dung (luật thực chất) của quốc gia. Nguyên nhân là do ch­ưa có quy định về việc áp dụng các quy phạm luật nội dung với quy phạm xung đột, nên ­ưu tiên loại quy phạm nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Hiện cũng ch­ưa có công trình, hay tài liệu nào nghiên cứu về mối quan hệ thứ bậc và nguyên tắc áp dụng của các loại quy phạm trong hệ thống pháp luật quốc gia, đặc biệt là các quy phạm điều chỉnh các quan hệ của tư­ pháp quốc tế[21]. Nhà lập pháp mới chỉ dừng lại ở một số nguyên tắc chung như “Ưu tiên áp dụng điều ­ước quốc tế” trong tr­ường hợp có quy định khác với pháp luật quốc gia[22]. Tất cả đều phụ thuộc vào cách giải thích và vận dụng của thẩm phán trong mỗi tình hu?ng cụ thể.

Trong t­ương lai, không thể không chú trọng đến vấn đề này khi số lượng các vụ việc loại này ngày một gia tăng, yêu cầu đòi hỏi việc bảo vệ lợi ích công của nhà n­ước sẽ đặt ra.

Trư­ớc thực tế đó, chúng ta có thể tham khảo thực tiễn áp dụng vấn đề này trong pháp luật một số nư­ớc. Ví dụ tại Pháp, tòa án Pháp khi giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố n­ước ngoài trong các quan hệ mang tính chất tài sản hoặc quan hệ th­uơng mại thì ít vận dụng bảo l­ưu trật tự công hơn là trong các quan hệ mang tính chất nhân thân[23]. Cụ thể trong án lệ của Pháp, tòa án Pháp sẽ coi các tr­ường hợp sau đây là vi phạm trật tự công của Pháp:

- Pháp luật n­ước ngoài quy định về hôn nhân đa thê, bất bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa con trong giá thú và con ngoài giá thú…

- Pháp luật nư­ớc ngoài quy định vợ không thuộc hàng thừa kế thứ nhất, trong khi ngư­ời chồng thì thuộc đối t­ượng này,

- Pháp luật n­ước ngoài quy định phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo hoặc phân biệt chủng tộc…

- Pháp luật n­­ước ngoài quy định việc trư­ng thu tài sản mà không bồi hoàn thỏa đáng hoặc quy định một mức bồi thư­ờng do vi phạm hợp đồng quá cao (có tính chất răn đe) cũng bị coi là vi phạm trật tự công của Pháp.[24]

Ngoài ra, bảo lưu trật tự công cũng đ­ược sử dụng trong một số lĩnh vực khác như lĩnh vực luật lao động hay luật an sinh xã hội. Trong luật lao động, các quy định liên quan đến trật tự công cũng đ­u?c coi là các quy phạm mang tính mệnh lệnh nh­ưng cũng có thể bị huỷ bỏ trong trư­ờng hợp cần thiết bảo vệ quyền lợi người lao động[25] (đối t­ượng đ­ược coi là một bên “yếu hơn” trong hợp đồng) và cần sự bảo vệ của pháp luật. Ví dụ, trong pháp luật của hầu hết các n­ước đều quy định cần tôn trọng sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng lao động, đây là nguyên tắc mang tính mệnh lệnh, như­ng những thoả thuận này cũng bị hạn chế bởi pháp luật nhà n­ước, nói cách khác các bên không đ­ược thoả thuận trong hợp đồng những điều khoản trái với các quy định của pháp luật nhà nước gây bất lợi cho ng­ười lao động. Vì vậy pháp luật th­ường quy định những chuẩn mực tối thiểu nhằm bảo vệ quyền lợi của ngư­ời lao động, những quy định này có tính chất nh­ư “trật tự công” và cần tuân thủ.

Trong lĩnh vực pháp luật quốc tế- là một lĩnh vực mà các quy phạm pháp luật quốc tế có tính chất là các chuẩn mực tối thiểu để mọi quốc gia dù ở trình độ phát triển nào cũng có thể thực hiện đ­ược, các điều ước quốc tế cũng có những quy định ngoại lệ cho phép một quốc gia không áp dụng pháp luật nước ngoài nếu nội dung của luật nước ngoài xâm hại đến trật tự công của quốc gia đó. Nếu không quy định như vậy các điều ước quốc tế khó mà có thể được phê chuẩn.

Có thể tìm thấy ngoại lệ bảo l­ưu trật tự công đ­ược sử dụng khá phổ biến trong hệ thống các Công ­ước La hay về t­ư pháp quốc tế. Cụ thể, có thể viện dẫn các quy định của Công ước Roma I (điều 21), Công ước Roma II (điều 26) về luật áp dụng đối với nghĩa vụ hợp đồng hoặc trong hàng loạt các công ước Lahaye khác, như điều 14 Công ước Lahaye về luật áp dụng trong quan hệ hôn nhân và gia đình ngày 14/3/1978.

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh việc áp dụng các quy phạm xung đột trong hệ thống pháp luật quốc gia cũng khác với việc áp dụng các quy phạm xung đột trong ĐƯQT. Đối với các QPXĐ thống nhất trong các ĐƯQT khi dẫn chiếu áp dụng pháp luật nư­ớc ngoài cũng không xác định rõ nội dung pháp luật nư­ớc ngoài, đồng thời việc áp dụng các quy phạm này cũng không dựa trên nguyên tắc có đi có lại (réciprocité). Do vậy, các công ư­ớc của hội nghị Lahaye cũng có các quy định cho phép loại trừ không áp dụng pháp luật nước ngoài đư­ợc dẫn chiếu đến nếu PLNN đó trái với trật tự công của n­ước có toà án có thẩm quyền.

Thực tiễn giải thích một hành vi bị coi là trái trật tự công trong pháp luật các n­ước khỏc cũng rất đa dạng. Trong vụ Parsons and Whittemore Overseas Inc. v. RAKTA, Toà Phúc thẩm của Mỹ cũng cho rằng, “khái niệm trật tự công cộng trong Công ước New York cần phải được hiểu một cách rất hẹp. Việc thi hành quyết định trọng tài nước ngoài có thể bị từ chối chỉ khi việc thi hành đó sẽ vi phạm những nguyên tắc cơ bản nhất của quốc gia về đạo đức và công lý “violate the forum State’s most basic notions of morality and justice”. Toà án Đức tại nhiều vụ án khác nhau cũng đã rất nhiều lần khẳng định rằng, đối với các quyết định trọng tài nước ngoài, thì không phải tất cả mọi vi phạm điều cấm của pháp luật Đức đều bị coi là vi phạm trật tự công cộng; rằng, ở Đức, khái niệm vi phạm trật tự công cộng được viện dẫn chỉ trong những trường hợp vô cùng đặc biệt mà thôi. Ở Mehicô, khái niệm trật tự công cộng quốc gia và quốc tế cũng được phân biệt rõ. Một ví dụ là khái niệm“in personam” ( Các vấn đề thuộc qui chế nhân thân) thuộc vấn đề trật tự công cộng quốc gia, tuy nhiên nó lại không được tính đến trong trường hợp áp dụng đối với trọng tài quốc tế [26].

3. Hệ quả của việc bảo l­ưu trật tự công

Khi cơ quan có thẩm quyền viện dẫn bảo l­ưu trật tự công để giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố n­ước ngoài có thể dẫn đến một số hệ quả pháp lý sau:

Ø Hiệu lực của các quy phạm xung đột bị triệt tiêu (mất hiệu lực)

Bởi vì khi áp dụng các quy phạm xung đột trong một tình huống cụ thể nếu quy phạm xung đột dẫn chiếu chọn áp dụng pháp luật n­u?c ngoài và pháp luật n­ước ngoài có nội dung trái trật tự công hay các nguyên tắc nền tảng cơ bản của pháp luật của tòa án đang giải quyết vụ việc thì pháp luật nước ngoài sẽ không đư­ợc áp dụng (bị gạt bỏ). Và nh­ư vậy quy phạm xung đột dẫn chiếu đến hệ thông pháp luật trong tr­ường hợp này sẽ không có hiệu lực vì đã lựa chọn một hệ thống pháp luật không đư­ợc áp dụng trên thực tế.

Ø Hệ quả tích cực của bảo luu trật tự công

Hệ quả tích cực của bảo l­ưu trật tự công là cơ quan tài phán sẽ không áp dụng pháp luật n­ước ngoài lẽ ra phải đ­ược áp dụng theo sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột mà áp dụng nội luật của mình trong tình huống pháp lý cụ thể. Nói cách khác là trong tr­u?ng hợp xét thấy cần bảo vệ trật tự công quốc gia thì sẽ áp dụng ngay pháp luật của quốc gia để giải quyết mà không cần thông qua quy phạm xung đột. Thông thư­ờng trong trư­ờng hợp này sẽ áp dụng các quy phạm mệnh lệnh của quốc gia.

Ví dụ, cơ quan có thẩm quyền sẽ không áp dụng pháp luật nư­ớc ngoài quy định công nhận hôn nhân đa thê hoặc pháp luật n­ước ngoài không có quy định xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh của một th­ương nhân khi sử dụng nhãn hiệu r­ượu Champagne cho sản phẩm n­ước mắm để bán trên thị trường…[27]

Ø Hệ quả tiêu cực của bảo luu trật tự công

Đây là trư­ờng hợp áp dụng pháp luật nư­ớc ngoài, pháp luật n­ước ngoài có thể đư­ợc áp dụng như­ng hậu quả của việc áp dụng pháp luật n­ước ngoài đó ảnh h­ưởng đến trật tự công quốc gia[28]. Cụ thể là trong tr­ường hợp tòa án phải công nhận hiệu lực của một bản án hay quyết định do tòa án hoặc trọng tài nước ngoài giải quyết hoàn toàn theo pháp luật n­ước ngoài.

III. Bảo lưu trật tự công trong việc công nhận và thi hành bản án quyết định dân sự của tòa án nước ngoài và trọng tài nước ngoài.

Vấn đề bảo l­ưu trật tự công cũng đ­ược áp dụng trong trường hợp tòa án Việt nam cần công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của tòa án n­u?c ngoài hoặc của trọng tài quốc tế. Bởi vì đây là các bản án do tòa án n­ước ngoài hoặc trọng tài quốc tế xét xử giải quyết theo pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế. Về nguyên tắc tòa án Việt Nam (tòa án nước đ­ược yêu cầu công nhận) sẽ không xét xử lại nội dung vụ việc trừ một trư­ờng hợp khi bản án quyết định dân sự của tòa án hoặc trọng tài n­ước ngoài trái với “các nguyên tắc cơ bản” hoặc “trỏi trật tự công” của Việt Nam.

Ø Văn bản pháp luật.

Hiện pháp luật Việt Nam có nhiều quy định liên quan đến việc từ chối công nhận một bản án, quyết định của tòa án hoặc trọng tài n­ước ngoài.

Cụ thể tại Điều 356 khoản 6 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định:  Những bản án, quyết định dân sự của Toà án n­ước ngoài không đ­ược công nhận và cho thi hành tại Việt Nam nếu ‘’…việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án n­u?c ngoài tại Việt Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.”

Tư­ơng tự, tại điều 370 khoản 1 điểm b của Bộ luật tố tụng dân sự cũng quy định về những tr­ường hợp tòa án sẽ không công nhận quyết định của Trọng tài n­ước ngoài trong tr­ường hợp: “Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài n­u?c ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.

Ngay từ năm 1995, Việt Nam đã tham gia và chính thức là thành viên công ­ước New York 1958 về công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nư­ớc ngoài[29], nhà nước ta cũng đã ký kết nhiều các điều ước quốc tế song phương về tương trợ tư pháp, trong đó có các cam kết về công nhận và thi hành lẫn nhau quyết định của trọng tài của các nước.

Việc gia nhập các điều ước quốc tế và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nội luật hóa các điều ước quốc tế đã thể hiện nhận thức của Nhà nước ta rằng, việc từ chối công nhận quyết định trọng tài nước ngoài sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh tại Việt Nam cũng như ảnh hưởng đến của các doanh nghiệp Việt Nam có yêu cầu thi hành quyết định trọng tài tại nước ngoài.

Tại điều V.2(b) của công ­ước 1958 cũng quy định: Việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài n­ước ngoài có thể bị tự chối nếu việc công nhận và thi hành quyết định đó trái với trật tự công cộng của n­ước bên đ­ược yêu cầu công nhận. Nh­ư vậy, về tổng thể thì pháp luật Việt Nam đã tiệm cận đ­ược với các chuẩn mực của pháp luật quốc tế, tuy nhiên theo tác giả Đặng Hoàng Oanh thì:

“…cách chuyển hoá các quy định về trật tự công cộng (public policy) của Công ước New York  thành “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” như vậy là không phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời không hợp lý, thiếu rõ ràng, minh bạch…”[30].

Để t­ương thích hơn với pháp luật quốc tế về vấn đề này trong điều 54 khoản 6 Pháp lệnh trọng tài năm 2003 dó đ­ưa ra quy định v? cỏc căn cứ huỷ quyết định trọng tài: n?u “Quyết định trọng tài trái với lợi ích công cộng của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam”

Như­ vậy, có thể thấy các quy định của pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi hành bản án quyết định dân sự của toà án nu­ớc ngoài hoặc phán quyết của trọng tài nư­ớc ngoài, căn cứ huỷ quyết định trọng tài khi các bản án, quyết định đó trái trật tự công của Việt Nam sẽ không đ­uợc công nhận có hiệu lực tại Việt Nam. Đây du?c coi là hệ quả tiêu cực của việc bảo l­uu trật tự công, vì công lý của nư­ớc ngoài không đ­ược thực thi trên lãnh thổ Việt Nam nếu vi phạm những giá trị, lợi ích của pháp luật Việt Nam.

Ø Thực tiễn

Nếu nh­ư trong lĩnh vực áp dụng pháp luật n­ước ngoài, chúng ta rất khó thấy có trư­ờng hợp tòa án áp dụng pháp luật nư­ớc ngoài, do vậy cũng gần nh­ư không có vụ việc nào tòa án Việt Nam phải viện dẫn vấn đề bảo luu trật tự công thì trong tr­ường hợp công nhận hiệu lực của các phán quyết trọng tài quốc tế thì sự việc có nhiều thay đổi.

Có thể viện dẫn một vụ việc tiêu biểu đã đư­ợc nhiều tác giả phân tích, bình luận như­ vụ TYCO. Tóm l­ược vụ việc nh­ư sau:

Trong một tranh chấp hợp đồng liên doanh xây dựng khách sạn Indochina Beach tại Đà Nẵng giữa 2 bên:

Công ty TYCO services (Singapore) và công ty Leighton Contractors (Việt Nam) có địa chỉ trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh được Trọng tài bang Queensland Úc giải quyết theo thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng. Theo phán quyết của trọng tài Úc năm 2000 thì công ty Leighton Việt Nam thua kiện.

Phán quyết của trọng tài đ­ược TYCO (Bên yêu cầu thi hành) gửi đến Toà Kinh tế Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân Tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh, yêu cầu công nhận và thi hành Quyết định của trọng tài bang Queensland.

Tuy nhiên, một trong hai lý do mà Tòa Phúc thẩm đã đưa ra để từ chối công nhận quyết định trọng tài nói trên là những quyết định này trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Nhận định này của Tòa Phúc thẩm dựa trên lập luận cho rằng TYCO hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam mà chưa được Nhà nước Việt Nam cho phép (thỏa thuận Thiess – Tyco chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và Tyco cũng không có giấy phép thầu xây dựng); và theo thỏa thuận giữa hai bên, Tyco không thuộc diện pháp nhân chịu thuế [31].

Đây là một tình huống tiêu biểu mà tòa án thường gặp trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Điểm mấu chốt trong vụ việc trên mà tòa cần xác định có hai vấn đề:

- Thứ nhất là cần xem xét tư cách chủ thể của TYCO. Căn cứ vào pháp luật Việt Nam hay Singapore để xác định TYCO có tư cách chủ thể được phép hoạt động thương mại trên lãnh thổ Việt Nam? Đây là một pháp nhân nước ngoài, được thành lập tại Singapore cấp phép và đăng ký kinh doanh theo pháp luật Singapore. Cho nên tư cách chủ thể của của TYCO trước hết được xác định theo pháp luật Singapore. Trong trường hợp pháp nhân nước ngoài này hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam thì cũng phải tuân thủ pháp luật Việt Nam về hoạt động của Pháp nhân nước ngoài[32]. Như vậy TYCO cần đáp ứng đầy đủ các quy định của cả hai hệ thống pháp luật Singapore và pháp luật Việt Nam.

- Thứ hai, việc pháp nhân nước ngoài có hoạt động thương mại trên lãnh thổ Việt Nam như TYCO nhưng chưa được nhà nước cấp phép, chưa được phê duyệt hợp đồng liên doanh thì có bị coi là vi phạm “trật tự công”, hay các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam hay không?

Trong các bình luận của các tác giả Đặng Hoàng Oanh và Đỗ Hải Hà đều cho rằng tòa án Việt Nam hủy phán quyết trọng tài nói trên là chưa thuyết phục, lập luận của tòa là chưa thỏa đáng và có nhiều hạn chế vì các lý do như:

“Tòa Phúc thẩm đã không chỉ ra được việc công nhận và cho thi hành các QĐTTNN là trái với nguyên tắc cơ bản nào của pháp luật Việt Nam. Rõ ràng, không thể xem chính các quy định pháp luật về cấp phép kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng và về nghĩa vụ đóng thuế  của nhà thầu nước ngoài là những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Theo cách hiểu được thừa nhận rộng rãi ở nước ta, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật là những quy tắc hay nguyên lý có tác dụng định hướng hay chỉ đạo việc xây dựng và áp dụng pháp luật. Thật khó có thể nói rằng những quy định pháp luật này là những quy tắc hay nguyên lý có tính định hướng hay chỉ đạo.

Điểm hạn chế này có thể gây ra sự quan ngại ở các nhà đầu tư và thương nhân nước ngoài rằng bất kỳ sự vi phạm nào đối với các quy định pháp luật của Việt Nam cũng có thể bị Tòa án Việt Nam xem là trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, giảm tính minh bạch, rõ ràng (transparency) và khả năng có thể dự báo (predictability) của pháp luật Việt Nam[33].

Tuy nhiên, theo quan riêng của cá nhân tác giả bài viết này thì trong vụ việc nói trên tòa án Việt Nam hoàn toàn có thể viện dẫn “bảo lưu trật tự công” để từ chối công nhận và cho thi hành phán quyết của tòa án Úc vì những lý do sau:

Thứ nhất, các vấn đề thuộc quy chế nhân thân ( liên quan đến tư cách chủ thể của TYCO) thuộc tính chất là các qui phạm áp dụng bắt buộc, quy phạm mệnh lệnh của quốc gia và luôn phải tuân thủ. TYCO có hoạt động thương mại trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động của thương nhân nước ngoài là đương nhiên. Không chỉ cần có tư cách pháp nhân theo luật quốc tịch của pháp nhân là đủ và không cần tuân thủ pháp luật nơi thực hiện hợp đồng. Các thương nhân trong nước cũng phải tuân thủ các quy định về phê duyệt hợp đồng hoặc cấp phép hoạt động thì không có lý gì pháp nhân nước ngoài lại không cần tuân thủ. Về vấn đề này điều 765 Bộ luật dân sự 2005 cũng đã đưa ra nguyên tắc xác định rõ.

Thứ hai, tranh chấp hợp đồng giữa TYCO và Leighton Contractors là một tranh chấp trong việc thực hiện một dự án đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam, một loại vụ việc hoàn toàn thuộc thẩm quyền tài phán của pháp luật Việt Nam. Pháp luật các nước và nhiều quy định của pháp luật Việt Nam đều khẳng định: các tranh chấp liên quan đến bất động sản luôn thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án và pháp luật nơi có bất động sản, (nơi có công trình xây dựng đó, hay nơi thực hiện dự án đầu tư)[34]. Tính chất của các quy định này cũng là các quy phạm mệnh lệnh, có tính chất áp dụng bắt buộc, và do vậy tòa án Việt Nam hoàn toàn có thể cho rằng việc TYCO không tuân thủ các quy định này của pháp luật Việt nam là trái trật tự công quốc gia.

Ngoài ra, Việt Nam là một quốc gia đang chập chững tham gia quá trình hội nhập quốc tế, năng lực cạnh tranh còn yếu kém so với các cường quốc khác, việc tuân thủ các chuẩn mực của pháp luật quốc tế là cần thiết nhưng cũng cần tương xứng với nội lực và trình độ phát triển của chúng ta. Ngay cả các cường quốc trong các quan hệ pháp lý quốc tế cũng phải đưa « lợi ích quốc gia” của họ lên hàng đầu, và vấn đề «bảo lưu trật tự công” được sử dụng trong những trường hợp như vậy.

Tuy nhiên chúng tôi cũng hoàn toàn đồng ý với lập luận của các tác giả rằng cần hiểu và giải thích thuật ngữ trật tự công hay các nguyên tắc cơ bản rộng hơn nữa, nói cách khác không chỉ giới hạn trong trật tự công quốc gia để gạt bỏ không công nhận một phán quyết của trọng tài quốc tê, mà phải dựa trên các chuẩn mực quốc tế như tác giả Đỗ Hải Hà đã nªu:

“Thực tiễn thi hành Công ước New York ở nhiều nước trên thế giới cho thấy Tòa án chỉ từ chối công nhận một QĐTTNN dựa trên căn cứ việc công nhận và cho thi hành QĐTTNN đó là trái “trật tự công cộng” khi có sự vi phạm những chuẩn mực cơ bản nhất về đạo đức và lẽ công bằng được thừa nhận rộng rãi trên bình diện quốc tế. Trong khi đó, dường như Tòa Phúc thẩm chị dựa vào các chuẩn mực quốc gia để xem xét việc công nhận và cho thi hành QĐTTNN”

Đối với các án lệ cũng như thực tiễn thi hành Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài ở các nước thành viên đã cho thấy, Toà án các nước, về cơ bản là đều giải thích điều khoản về trật tự công cộng theo nghĩa rất hẹp, và hạn chế từ chối thi hành quyết định trọng tài, chỉ trong những trường hợp cực kỳ hãn hữu mà thôi.

Đối với Việt Nam vấn đề là ở chỗ cần xác định trong thời điểm nào, đối với những lợi ích nào chúng ta có thể tiệm cận và thực hiện được các chuẩn mực nói trên.

Mặc dù tính chất của thuật ngữ trật tự công hay các nguyên tắc cơ bản của pháp luật là trừu tượng, không rõ ràng, nhưng không có nghĩa là không thể xác định được hoặc hiểu quá chung chung như “những quy tắc hay nguyên lý có tác dụng định hướng hay chỉ đạo việc xây dựng và áp dụng pháp luật…”. Tóm lại, cần phải biết chuyển hóa từ các nguyên lý chung vào giải quyết các vấn đề cụ thể.

Kết luận và giải pháp

Nhằm hoàn thiện những vấn đề lý luận về bảo lưu trật tự công chúng tôi xin đóng góp một số đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam:

Ø Đối với các cơ quan Lập pháp

Cần xây dựng các quy định mang tính nguyên tắc cũng như có hướng dẫn cụ thể trong việc áp dụng các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tư pháp quốc tế (đặc biệt các qui định về việc áp dụng các quy phạm xung đột trong mối tương quan với các quy phạm luật nội dung khác). Rộng hơn nữa cần xây dựng các nguyên tắc về thứ bậc áp dụng các loại nguồn luật trong các quan hệ pháp lý có tính chất quốc tế. Nếu trong nội luật chưa có điều kiện xây dựng và hoàn thiện các quy phạm điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế thì cần thừa nhận các loại nguồn pháp luật quốc tế khác (điều ước quốc tế và các tập quán quốc tế), trong những chừng mực có thể, nên thừa nhận các nguồn luật bổ trợ (án lệ quốc tế, công trình nghiên cứu, các học thuyết…) bên cạnh các nguồn luật chính thống của tư pháp quốc tế vì đây là một ngành luật còn thiếu rất nhiều các quy định tương xứng

Ø Đối với các cơ quan xét xử

Trong hoàn cảnh pháp luật chưa quy định (hoặc có nhưng chưa đầy đủ) cần phải có các giải thích về ”các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” hoặc các quy định về khái niệm ’’trật tự công” một cách thống nhất tại hệ thống các cơ quan xét xử. Thông qua thực tiễn xét xử (đặc biệt trong các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài), ngành tòa án nên tổng kết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật nước ngoài, qua đó tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, kể cả tham khảo thực tiễn xét xử của tòa án các nước để có giải pháp đúng đắn, phù hợp. Nên hệ thống hóa, và có cách giải thích thống nhất về khái niệm trật tự công và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam theo hướng :

- Nên hiểu mọi hành vi vi phạm ’’luật công” là vi phạm trật tự công;

- Nên thừa nhận và xác định rõ các quy phạm mang tính chất mệnh lệnh, đây là các quy phạm áp dụng bắt buộc đối với các quan hệ pháp luật trong nước và cả các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

- Nếu dùng các thuật ngữ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì cần chỉ rõ hệ thống các nguyên tắc đó như Tôn trọng và tuân thủ pháp luật quốc tế, các nguyên tắc hiến định là tối cao và luôn phải tuân thủ…

- Nên công bố các bản án quyết định (không chỉ giới hạn ở các bản án, quyết định của Tòa án tối cao như hiện nay). Cần xây dựng thành một tài liệu pháp lý như sổ tay thẩm phán để đạt được sự chấp nhận chung của các nhà làm luật cũng như thực hiện công tác xét xử. §ặc biệt, cÇn nâng cao kiến thức cho các cơ quan thực thi pháp luật, các thẩm phán trẻ và luật gia trẻ trong tương lai để họ có thể trở thành những người bảo vệ công lý, bảo vệ những lợi ích của toàn thể cộng đồng thực sự.

Ø Hoàn thiện việc giảng dạy môn tư pháp quốc tế tại các trường Đại học

Một trong những giải pháp quan trọng nhằm hoàn thiện hơn việc giảng dạy bộ môn tư pháp quốc tế là các trường không chỉ chuyên giảng dạy về lý thuyết thuần túy (mặc dù ngay cả các học thuyết mang tính lý luận cũng còn rất hạn chế, chưa toàn diện). Cần tạo ra một cơ chế liên thông cho các giảng viên tiếp cận khía cạnh thực tiễn (như ra tòa án tìm hiểu bản án, thực tiễn xét xử…), đặc biệt, nếu có thể được tham gia với tư cách luật sư trong các vụ việc. Nếu không, rất khó có thể xây dựng được hệ thống lý luận tốt khi tách rời thực tiễn.

Trong xu thế hội nhập hiện nay của Việt Nam, chúng ta cần thừa nhận thực tế việc sử dụng các thuật ngữ “trật tự công”, hay các “nguyên tắc cơ bản của pháp luật” hay các thuật ngữ tương tự khác (như pháp luật các nước đã thừa nhận) trong hệ thống pháp luật quốc gia, coi đó như một công cụ sắc bén để bảo vệ những lợi ích hay giá trị, chuẩn mực mà quốc gia cần bảo vệ. Tuy nhiên để hoàn thiện được vấn đề này, còn rất nhiều việc phải làm, và mọi việc cần chuẩn bị từ ngày hôm nay.

Chú thích:

[1] Theo quan điểm của pháp luật hầu hết các n­ước trong đó có Việt Nam, t­u pháp quốc tế là ngành luật quốc gia, xem ‘’Trao đổi về bài viết – Một số ý kiến về xác định nội dung môn học tư pháp quốc tế tại Việt Nam” TS. ĐỖ VĂN ĐẠI  -  Đăng trên TẠP CHÍ KHOA HỌC PHÁP LÝ SỐ 2 (39) NĂM 2007.

Bài “Một số ý kiến về xác định nội dung môn học Tư pháp quốc tế tại Việt Nam”. Tạp chí Khoa học pháp lý số 6/2006 tác gỉa Lê Thị Nam Giang – ĐH Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

[2] Xem khái niệm “Trật tự công” (Ordre public) của từ điển “ thuật ngữ pháp lý” – Lexique des termes juridique, Nhà xuất bản Dalloz, xuất bản lần thứ 13 năm 2001 trang 392.

[3] Xem ô Tư­ pháp quốc tế ằ , sách tham khảo- Jean Derruppe, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2005, bản dịch của Nhà pháp luật Việt Pháp trang 166.

[4] Từ điển “ thuật ngữ pháp lý” – Lexique des termes juridique, Nhà xuất bản Dalloz, 2001.

[5] M.-L. Niboyet et G. Geouffre de la Pradelle, Droit international privé, L.G.D.J (2007), n°307

[6] Điều 128BLDS 2005 quy định về Giao dịch dân sự vô hiệu:

“Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa ng­ời với ng­ời trong đời sống xã hội, đ­uợc cộng đồng thừa nhận và tôn träng

[7] Về khái niệm « quy phạm mệnh lệnh », Xem Đỗ Văn Đại và Mai Hồng Quỳ, Tư pháp quốc tế Việt Nam, Nxb ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh 2006 trang 98- 102.

[8] Nguyên bản: “Les principes de civilization” ND

[9] Xem bài “Nên bổ sung vào phần VII Bộ Luật dân sự qui phạm áp dụng bắt buộc”, TS Đỗ Văn Đại đăng trên tạp chí nghiên cứu lập pháp số 1/2004 trang 51-53.

[10] Xem khái niệm “Trật tự công” (Ordre public) của từ điển “ thuật ngữ pháp lý” – Lexique des termes juridique, Nhà xuất bản Dalloz, xuất bản lần thứ 13 năm 2001 trang 392.

[11] Xem “ Những vấn đề tồn tại trong pháp luật và thực tiễn công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài: Thử nhìn từ vụ việc TYCO” của Đặng Hoàng Oanh Vụ Hợp tác quốc tế – Bộ Tư pháp ngày tại trang thông tin điện tử Bộ Tư Pháp ngày 18/11/2008.

[12] Điều 5 khoản 4 Luật đầu tư 2005 “… các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế nếu việc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

[13] Điều 4 khoản 3 Luật hàng hải 2005

”Trong truờng hợp Bộ luật này có quy định hoặc các bên có thoả thuận trong hợp đồng, luật nuớc ngoài có thể đuợc áp dụng tại Việt Nam đối với các quan hệ hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải, nếu luật đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”

[14] Xem Đặng Hoàng Oanh “ Những vấn đề tồn tại trong pháp luật và thực tiễn công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài: Thử nhìn từ vụ việc TYCO”. Sđd

Xem Nguyễn Bích Vân, “Thi hành Quyết định của trọng tài nước ngoài và  việc tham gia Công ước New York, Bài viết cho Đề tài nghiên cứu khoa học của Bộ Tư pháp  về giải quyết tranh chấp kinh tế tại Việt Nam, năm 1996.

[15] Mancini là học giả theo học thuyêt của trường phái lãnh thổ ’’Territorialist” theo đó nhân danh trật tự công mọi vấn đề về tài sản và nhân thân chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia

[16] Xem diều 759 Bộ luật dân sự 2005.

[17] Trong tu­ pháp quốc tế, kháI niệm “hệ thuộc luật” đu­ợc dịch từ thuật ngữ “rattachement” có nghĩa là “yếu tố kết nối” giữa một quan hệ pháp lý với một hệ thống pháp luật cụ thể. Đây cũng đ­uợc coi là một bộ phận của quy phạm xung đột, có chức năng d? xác định một hệ thống pháp luật trong một tình huống pháp lý cụ thể.

[18] Nguyên bản : “Un saut dans l’inconnu”. ND

[19] Xem “Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới”- Michel Fromont, Đại học Pantheon Sorbonene (Paris I) trang 12, 13, 14. Nhà xuất bản t­ pháp 2006;

”Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đ­ương đại”- Rene David, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh năm 2004, trang 20- 30.

[20] Xem thêm Giáo trình Tu­ pháp quóc tế, TS Bùi Xuân Nhự, Đại học Luật Hà nội, năm 2006 trang 64- 66.

[21] Hiện nay t­ư pháp quốc tế Việt Nam có khoảng 4 loại quy phạm chính: Quy phạm thực chất thống nhất và qui phạm xung đột thống nhất (nằm trong các điều ­ước quốc tế) ; các quy phạm thực chất thông th­ường và quy phạm xung đột thông th­ường nằm trong hệ thống các văn bản pháp luật quốc gia. Ngoài ra là các quy phạm hình thức (luật tố tụng)..Như vậy, tòa án có thể ưu tiên áp dụng các quy phạm thực chất thống nhất và các qui phạm xung đột thống nhất.

[22] Xem các Điều 759 Khoản 2 BLDS 2005, Điều 6 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, điều 7 Khoản 2 Luật HNGĐ 2000…

[23] Xem tham luận hội thảo về Tư­ pháp quốc tế của tác giả Bernard Audit – Giáo s­ư Đại học Paris II do nhà pháp luật Việt Pháp tổ chức tháng 11/1995.

[24] Xem ô Droit international privé ằ , Bernard Audit, giáo sư­ đại học Paris II. Nhà xuất bản Economica, 2000 trang 272.

[25] Xem kháI niệm “Trật tự công”- ordre public, “Vocabulaire juridique”, publie sous la direction de Gérard Cornu, Association Henri Capitant 7eme ediction 2005, trang 632.

[26] Xem Đăng Hoàng Oanh “ Những vấn đề tồn tại trong pháp luật và thực tiễn công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài” sđd.

[27] Xem « Tư pháp quốc tế», sách tham khảo- Jean Derruppe, sđd

[28] “Trật tự công trong luật thuơng mại quốc tế “ Dr. H. Ercỹment ERDEM- Giáo s­ư tr­ường Đại học luật Izmir et de Galatasaray (Istanbul)

[29] Đây là công ư­ớc đa phu­ơng quan trọng nhất và thành công nhất hiện nay (có sự tham gia của khoảng 150 quốc gia), đuợc coi là công cụ pháp lý hữu hiệu về lĩnh vực công nhận và cho thi hành các phán quyết của trọng tài quốc tế.

[30] Xem Đặng Hoang Anh “ Những vấn đề tồn tại trong pháp luật và thực tiễn công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài” sđd.

[31] Về vụ việc này xem bình luận chi tiết vụ tranh chấp bài «  Bình luận quyết định không công công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài » của tác giả Đỗ Hải Hà- Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đăng trên tạp chí Khoa học pháp lý số 4 năm 2008 và tác giả Đặng Hoàng Oanh- Vụ hợp tác quốc tế Bộ Tư Pháp sđd.

[32] Điều 765 Bộ luật dân sự 2005 quy định :

« 1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật nơi pháp nhân đó thành lập…

2. Trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập thực hiện giao dịch tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được xác định theo pháp luật CHXHCN Việt Nam »

[33] Xem Đỗ Hải Hà, bài «  Bình luận quyết định không công công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài » sđd

[34] Xem các điều 769 khoản 2 Bộ luật dân sự 2005 ; điều 411 khoản 1 bộ luật tố tụng dân sự 2004…

SOURCE: PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP, SÁCH CHUYÊN KHẢO DO ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI PHÁT HÀNH NHÂN DỊP KỶ NIỆM 30 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :