XỬ LÝ CÔNG NỢ TẠI CÁC NGÂN HÀNG – PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

Vị trí của ngành ngân hàng được ví như bộ xương sống trong nền kinh tế, hoạt động ngân hàng với nhiều loại hình phục vụ, nhiều chức năng nhưng chủ chốt của hoạt động ngân hàng chỉ là một định chế tài chính trung gian, hiểu nôm na là hu Acne Eradicator – Acne Informational Product y động vốn từ nơi này và cho nơi khác vay dưới nhiều hình thức, chính vì vậy hoạt động vào dịp cuối năm của các ngân hàng, ngoài các nghiệp vụ khác, việc thu hồi nợ và xử lý các khoản vay quá hạn cũng là trọng tâm của các ngân hàng, bài viết này chỉ khoanh vùng trong phạm vi xử lý nợ quá hạn tại các ngân hàng với vài kinh nghiệm trong các vụ kiện đòi nợ tại ngân hàng nên xin chia sẻ chút ý kiến của cá nhân mình trong lãnh vực hoạt động này.

Muốn xử lý tốt công nợ tại ngân hàng cần phải để tâm các vấn đề sau:

Trước hết phải xem xét toàn bộ hồ sơ , phân loại hồ sơ theo các tiêu chí:

- Hồ sơ pháp lý có đầy đủ, đúng qui trình?

- Tài sản thế chấp cầm cố có công chứng?

Một bộ hồ sơ cho vay tại ngân hàng theo đúng qui trình thì rất nhiều giấy tờ, nhưng khi xảy ra vấn đề trong hoạt động của bên vay và chuyển qua bộ phận xử lý thì hồ sơ đó phải được xem xét thật chi tiết về tài sản thế chấp để đảm bảo cho khoản vay đó:

- Việc  thế chấp, cầm cố tài sản có hợp lệ không?

Chú ý đến loại tài sản thế chấp dưới hình thức bảo lãnh,

- Tình hình tài sản thế chấp , cầm cố đó hiện tại như thế nào?

Nếu thấy không ổn thì cần phải bổ sung hoặc thay thế tài sản khác.

Đặc biệt đối với những hồ sơ cầm cố hàng hóa phải xem lại hàng nhất là giá trị thực của loại hàng đó trên thị trường.., phải kiểm tra lại kho chứa hàng và tình hình bảo hiểm hàng nếu để tại kho của bên thứ 3.

 

Cần sắp xếp gặp bên vay tại nơi làm việc của họ hay tại ngân hàng để lập với họ một biên bản làm việc, trong biên bản này ít nhất phải nêu được  vấn đề:

- Số tiền nợ tính đến ngày lập biên bản bao gồm vốn và lãi.

-  Thời hạn cam kết thanh toán công nợ

Và các ý kiến khác

Với loại thế chấp tài sản dưới hình thức bảo lãnh phải thu xếp gặp cho được bên bảo lãnh để ít nhất phải xác lập lại ý chí của họ về việc đồng ý đưa tài sản của mình đảm bảo cho một khoản vay tại ngân hàng, và ý chí đó phải được lập thành biên bản dưới sự chứng kiến của cả 3 bên: Ngân hàng, bên vay và bên bảo lãnh.

Các biên bản này thực sự rất quan trọng vì nó là 1 trong các chứng cứ cần thiết khi tiến hành khởi kiện và khi có các đợt thanh tra ngân hàng.

Tuy nhiên nếu hồ sơ pháp lý không đầy đủ và không có tài sản thế chấp cầm cố thì nên cẩn thận khi lập hồ sơ khởi kiện bởi cho dù bản án có hiệu lực, thì khi xin thi hành án vẫn chẳng có gì để thi hành, khi đó đơn vị thi hành án có thẩm quyền sẽ phải ra quyết định đình chỉ thi hành bản án đó đồng nghĩa với việc khả năng thu hồi số tiền cho vay không còn, ngoại trừ khi ngân hàng phát hiện bên đang nợ mình còn tài sản nào khác thì có quyền đề nghị kê biên tiến hành các thủ tục phát mãi thu nợ.

Khi xử lý nợ quá hạn, các đơn vị kinh doanh tiền tệ phải thật thận trọng khi quyết định khởi kiện bởi một khi tranh chấp dân sự liên quan đến tài sản mà đưa ra tòa án thì phát sinh những vấn đề  tích cực và tiêu cực của nó:

+ tích cực vì đó là một động thái xác định được số nợ người ta đang nợ mình để có thể báo cáo với thanh tra ngân hàng v/v thu hồi nợ.

+ tiêu cực vì một khi  hồ sơ vay được chuyển qua tòa án thì bên vay có thể sẽ lợi dụng các khe hở của pháp luật để chây ỳ trong việc trả nợ.

Cho nên vạn bất đắc dĩ ngân hàng mới khởi kiện khách hàng của mình để thu hồi nợ, chứ các hồ sơ vay quá hạn mà đều áp dụng thủ tục khởi kiện để đòi nợ thì ngân hàng chỉ có thể húp cháo bởi thời gian và các thủ tục nhiêu khê trong hành trình đòi nợ, trong khi huy động vốn của các tầng lớp trong xã hội, ngân hàng phải trả lãi và phải trả không thiếu một xu.

Bên cạnh đó hoạt động ngân hàng còn chịu sự giám sát kiểm tra từng đợt của thanh tra ngân hàng. Để đối phó với thanh tra ngân hàng đối với các hồ sơ nợ quá hạn, trước khi bị thanh tra, các ngân hàng thường sử dụng chiêu đảo nợ, chiêu này chỉ dám làm với những khách hàng thân thiết có quan hệ làm ăn lâu năm với ngân hàng, bởi muốn đảo nợ hồ sơ phải có sự bắt tay giữa bên cho vay với bên đi vay, cú bắt tay này trên cơ sở 2 bên cùng có lợi, cái lợi của ngân hàng là sẽ có số dư nợ quá hạn thấp sẽ được đưa vào hệ thống các ngân hàng có hoạt động hiệu quả, an toàn,  còn cái lợi của bên đi vay sẽ kéo dài được thời gian trả nợ, nhưng cũng thật nguy hiểm nếu như tình hình tài chính của bên đi vay đang bị báo động thì động tác đảo nợ sẽ làm cho ngân hàng bị lún theo con nợ của mình, điều này đã từng xảy ra trong các vụ án gây tổn thất về người và tài sản trong hệ thống các ngân hàng vừa qua.

Như vậy chọn cách nào trong vấn đề xử lý công nợ còn tùy thuộc vào từng vụ việc, từng hồ sơ, không vụ nào giống vụ nào, nhưng nếu chú ý tìm hiểu, tiếp cận hồ sơ, tiếp xúc bên đi vay, bộ phận xử lý có kinh nghiệm sẽ có thể cảm nhận được vụ nào nên xử lý ở mức độ nào và vụ nào phải lập hồ sơ khởi kiện, bởi khi khởi kiện mà không đủ chứng cứ, không có tài sản phát mãi thì số nợ không biết khi nào mới thu hồi được.

Nhưng cũng có lúc  ngân hàng muốn có bản án, muốn có quyết định đình chỉ thi hành án của cơ quan chức năng để hoàn tất thủ tục xử lý rủi ro trong báo cáo quyết toán cuối năm.

Mặt khác cũng nên chú ý với các hồ sơ không đủ yếu tố pháp lý và làm sai sót theo qui trình của ngành bởi nếu không cẩn thận thì cả bên đi kiện và bên bị kiện đều vô tình để lộ những sơ hở chết người của mình về mặt nghiệp vụ dẫn đến hậu quả đòi được nợ thì vụ kiện sẽ dẫn đến dấu hiệu hình sự vì thiếu trách nhiệm gây tổn thất tài sản, ảnh hưởng uy tín ngân hàng, vừa mất tiền vì không thu hồi được đủ số tiền đã giải ngân, vừa mất người vì bị các cơ quan chức năng truy cứu trách nhiệm.

Chính vì vậy xử lý công nợ đang là việc đau đầu các ngân hàng, nhất là tình hình kinh tế suy thoái dẫn đến sự kém hiệu quả trong kinh doanh của một số công ty, đơn vị sản xuất, và ngân hàng– với chức năng là một định chế tài chính trung gian giữa bên có tiền và bên cần tiền, dòng chảy tiền tệ trong hệ thống ngân hàng luân chuyển không ngừng và dòng chảy này không được phép dừng lại dù ở bất cứ khâu nào trong hệ thống hoạt động ngân hàng, cho nên một số ý kiến nhỏ nhoi trong xử lý công nợ hy vọng giúp ích được cho bộ phận công nợ của các ngân hàng trong những ngày tháng cao điểm này.

More: Acne Eradicator – Acne Informational Product

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật