XU HƯỚNG M&A TẠI VIỆT NAM: NHỮNG SAI LẦM NÊN TRÁNH

Hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam tiếp tục phát triển mặc cho những khó khăn tạm thời của nền kinh tế. Tuy nhiên cán cân trên bàn đàm phán đã thay đổi và điều này có ý nghĩa như thế nào đối với việc phân tích tài chính của nhà đầu tư (NĐT) và sự thành công sau những thỏa thuận? Điểm đến ưa thích Dựa trên các báo cáo gần đây của Thomson Financials, Việt Nam đứng đầu khu vực về phương diện tăng trưởng hoạt động mua bán & sáp nhập (M&A) doanh nghiệp (DN) qua từng năm xét cả về mặt tuyệt đối hay tính theo tỷ lệ. Đây là một số liệu thống kê rất ấn tượng và là bằng chứng cho thấy mức độ tin cậy cao của cộng đồng kinh tế quốc tế xem Việt Nam như là một điểm đến của đầu tư. Việc nới lỏng quy định về việc mua bán cổ phần trong hoạt động M&A DN đang được xem xét và nếu được thông qua, nó sẽ dẫn đến việc gỡ bỏ giới hạn về quyền sở hữu trong đầu tư nước ngoài đối với các DN trong nước từ mức 30% như hiện nay lên đến 49%. Giới hạn trong việc giành quyền kiểm soát vẫn là trở ngại cuối cùng đối với các công ty nước ngoài khiến họ chùn bước trong hoạt động đầu tư của mình. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa đặt dấu chấm hết cho các thỏa thuận mua cổ phần thiểu số. Đối với nhiều NĐT, sự hợp tác ban đầu thông qua việc sở hữu phần vốn thiểu số để duy trì được sự tiếp cận DN về điều hành, tài chính và chiến lược cũng được quan tâm. Số khác cho rằng, việc đầu tư vẫn tiếp tục bị giới hạn bởi tính đặc thù của lĩnh vực kinh doanh hoặc bởi những quy chế điều hành hoạt động kinh doanh của họ. Thay đổi môi trường “Nếu chúng ta không quyết định vào tuần tới, chúng tôi sẽ bị trễ, "Có những NĐT khác đang chờ đợi" hay "Chúng tôi có thể phát hành cổ phiếu ra công chúng với mức cao hơn gấp nhiều lần", đây là những lời hô hào của những nhà kinh doanh vài tháng trước đây Tuy nhiên, những ngày huy hoàng đối với việc huy động vốn dường như đã thành quá khứ. Ngày nay, vấn đề được đề cập đến là việc bán tài sản để thu về tiền mặt, trì hoãn các kế hoạch phát hành cố phiếu, và định giá thấp giá trị của DN. Mặc dù các vấn đề kinh tế đang là những tiêu điểm thì những lý do nền tảng thu hút đầu tư ở Việt Nam vẫn còn tồn tại, đó là cơ cấu dân số thuận lợi, sự gia tăng mức thu nhập, chiến lược "Trung Quốc+l", sự ổn định chính trị, đạo đức làm việc của người Viết Nam, và còn nhiều nữa. Nhìn lại những nước khác trên thế giới đã gặp phải những ảo tưởng tương tự trong đầu tư mà nhiều trong số đó Việt Nam đã trải qua, người ta cần nhìn thấy sự trưởng thành của quy trình đầu tư và sự phục hồi cho một sự tiếp cận cân bằng hơn trong việc thỏa thuận các giao dịch.   Thẩm định tài chính Một trong những sai lầm lớn nhất mà các NĐT thường mắc phải đó là đã không sử dụng đòn bẩy thông tin và kiến thức vào thời điểm đưa ra quyết định đầu tư, dẫn đến việc than vãn rằng: "Lẽ ra chúng ta phải biết rằng điều đó có thể xảy ra". Đánh giá hoạt động kinh doanh, tài chính, hay thẩm định tài chính một cách cẩn trọng cần phải được thực hiện trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Một sai lầm phổ biến khác là không sớm kiếm thông tin trước khi đưa ra quyết định. Sai lầm này thường xuất hiện khi các NĐT quá háo hức thâm nhập sớm các thị trường đang phát triển để thu lợi nhuận về sớm và đây cũng là một lời cảnh báo cho những NĐT gặp áp lực từ các giao dịch theo kiểu "quá tốt để trở thành sự thật" hay "một cơ hội tốt không thể bỏ lỡ". Các NĐT chiến lược, đầu tư tài chính, các công ty chứng khoán trong nước và những tổ chức đa quốc gia đều có thể hưởng lợi từ việc có thêm thời gian trong thời điểm hiện nay để thực hiện việc thẩm định tài chính. Đã có dấu hiệu cho thấy thị trường đang thay đổi tại Việt Nam. Nhu cầu có thêm thời gian của các NĐT để thực hiện việc đánh giá và làm việc cùng với ban quản trị bên bán về kế hoạch trước và sau khi giao dịch thành công một cách toàn diện hơn đang dần dễ dàng được chấp nhận. Khi thị trường hoàn thiện hơn, sự am hiểu về quy trình thẩm định tài chính của các công ty trong nước cũng đã được cải thiện. Việc thẩm định tài chính sơ sài sẽ không đủ để giảm bớt rủi ro trong những giao dịch lớn và phức tạp. Nhu cầu về thẩm định tài chính hiệu quả và chắc chắn cùng với việc đánh giá thị trường của bên mua có lẽ chưa bao giờ lớn như thế trong bối cảnh thị trường hiện nay ở Việt Nam. Việc thẩm định tài chính thường được thực hiện hiệu quả hơn nhờ có sự hỗ trợ của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm về thị trường trong nước, những người biết được đâu là vấn đề cần xem xét hướng xử lý cho các vấn đề này. Tùy thuộc vào bản chất của hoạt động kinh doanh của công ty mục tiêu, nhóm thẩm định tài chính có thể bao gồm các chuyên gia tài chính, kinh tế và marketing cũng như các nhà quản trị chuyên ngành. Thẩm định tài chính chuyên nghiệp được so sánh như một cuộc kiểm toán đặc thù và thường được thực hiện bởi những kiểm toán, kế toán viên đủ tiêu chuẩn. Những dự án thẩm định cũng thường có sự tham gia của luật sư, chuyên viên thống kê, tư vấn viên và những thành viên khác tùy thuộc vào mức độ rủi rơ liên quan. Một báo cáo thẩm định tài chính hiệu quả sẽ cung cấp cho các NĐT tương lai một mô hình phân tích rủi ro đầy đủ qua đó cho phép các NĐT có đủ thông tin để đưa ra các quyết định có nên đầu tư như kế hoạch đề ra hay không, mức giá hợp lý là như thế nào, những điều kiện cụ thể cần được đàm phán để đảm bảo được sự an toàn cho kế hoạch đầu tư của họ và các đánh giá hợp lý cho việc gia tăng giá trị sau khi đầu tư như nêu bật được các giá trị lợi thế của tính hiệp trợ cũng như các lĩnh vực hoạt động cần được cải thiện. Việc thẩm định chỉ được thực hiện hiệu quả nhất khi có sự cộng tác hiệu quả của ban quản trị của công ty mục tiêu trong việc thảo luận về tình hình kinh doanh của công ty. Những khó khăn hiện thời mà nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt sẽ dẫn đến sự tìm hiểu kỹ lưỡng hơn bao gồm cả việc thẩm định tài chính sâu sát hơn từ phía NĐT và những thảo luận sâu hơn giữa các đối tác tiềm năng về hoạt động kinh doanh và kế hoạch thống nhất trong tương lai. Do đó, có thể nói nôm na rằng, lần ngừng để thở này có thể dẫn đến sự thành công hơn cho hoạt động M&A DN trong tương lai bất chấp sự tăng trưởng về quy mô có sự chống lại đáng kể, kết quả là lợi ích lâu dài có thể được dồn về Việt Nam.  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật