Vụ tranh chấp đất đai giữa cha mẹ và các con ở Liên Nghĩa (Đức Trọng): Xét xử vẫn chưa thấu tình, đạt lý

Vụ việc tranh chấp đất đai giữa cha mẹ và các con xảy ra tại thị trấn Liên Nghĩa (huyện Đức Trọng), đã được Tòa án nhân dân (TAND) các cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm. Sau khi Hội đồng Giám đốc thẩm (tại phiên tòa xét xử giám đốc thẩm ngày 24/12/2009 của Tòa dân sự TAND tối cao) quyết định hủy 2 bản án: Bản án sơ thẩm (của TAND huyện Đức Trọng) và bản án phúc thẩm (của TAND tỉnh Lâm Đồng), đến ngày 10/5/2011, TAND huyện Đức Trọng tiếp tục mở phiên tòa sơ thẩm để xét xử lại. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử tại phiên tòa này đã đưa ra một quyết định vẫn chưa thấu tình, đạt lý! Năm 1986, vợ chồng ông Lý Pháp Dưỡng (sinh 1939) và bà Thằng Sỳ Múi (sinh 1937) thường trú tại nhà số 35, đường Phan Bội Châu, khu phố 2, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, đã cho con gái là bà Lý Thị Cú (sinh 1959) và con rễ là ông Hong Phổ Sáng (sinh 1961) hiện trú tại nhà số 18, đường Thống Nhất, khu phố 2, thị trấn Liên Nghĩa, mượn 1 lô đất để làm nhà ở (Lô đất này nằm cạnh đường Phan Bội Châu, hiện tại gồm 2 thửa: 219 và 832, tờ bản đồ số 9 (đo vẽ năm 1993), nay là thửa 528, tờ bản đồ số 59, thị trấn Liên Nghĩa (đo vẽ năm 2007). Diện tích thửa 219 là: 1.044 m2 và thửa 832 là: 356 m2 ). Nguồn gốc lô đất này là do vợ chồng ông Dưỡng khai phá từ năm 1955. Việc cho mượn chỉ thỏa thuận miệng, không có giấy tờ. Trong quá trình sử dụng, vợ chồng bà Cú đã trồng cà phê và làm nhà ván để ở (hiện tại căn nhà này đã tháo dỡ, vì vợ chồng bà Cú ở nơi khác). Mặt khác, bà Cú đã tự ý đăng ký, kê khai và đã được UBND tỉnh Lâm Đồng, UBND huyện Đức Trọng cấp giấy chứng nhận QSDĐ (Thửa 219 được UBND tỉnh cấp GCN QSDĐ số 104/QĐ – UB ngày 20/10/1997 và lô 832 được UBND huyện Đức Trọng cấp GCN QSDĐ số 1037/QĐ – UB ngày 17/12/2002). Ngày 28/3/2005, vợ chồng bà Cú đã tự ý bán 125 m2 (5m x 25m) thuộc thửa 219 cho ông bà Phạm Văn Lương (sinh 1940) và Lê Thị Mai Sâm (1940), trú tại lô 90 – thị trấn Liên Nghĩa, với giá 148.000.000 đồng (nhưng chưa làm hoàn chỉnh thủ tục vì xảy ra tranh chấp). Đến khi ông bà Dưỡng đòi lại lô đất nói trên, ông bà Cú không trả. Việc tranh chấp xảy ra, tuy đã được hòa giải nhiều lần nhưng không thành. Đến ngày 23/5/2005, ông bà Lý Pháp Dưỡng đã làm đơn khởi kiện. Phiên tòa dân sự sơ thẩm ngày 17/8/2005 của TAND huyện Đức Trọng đã quyết định: Bác đơn khởi kiện của vợ chồng ông Lý Pháp Dưỡng và yêu cầu ông phải trả diện tích đất thuôïc 2 thửa 219 và 832 cho vợ chồng bà Lý Thị Cú. Vợ chồng bà Lý Thị Cú có nghĩa vụ hoàn tất thủ tục chuyển nhượng diện tích đất đã bán cho ông bà Phạm Văn Lương… Nhưng tại phiên tòa dân sự phúc thẩm ngày 25/11/2008 của TAND tỉnh Lâm Đồng, Hội đồng xét xử đã quyết định ngược lại: Chấp nhận đơn khởi kiện của ông bà Dưỡng và buộc ông bà Cú trả lại 2 thửa đất nói trên cho ông bà Dưỡng. Ông bà Dưỡng có trách nhiệm thanh toán giá trị cây trồng trên đất cho chị Cú là 22.930.000 đồng. Đồng thời, TA kiến nghị UBND tỉnh Lâm Đồng và UBND huyện Đức Trọng thu hồi 2 GCN QSDĐ của 2 thửa nói trên đã cấp cho bà Lý Thị Cú. Thực hiện Công văn số 3258/UBND – ĐC ngày 18/5/2009 của UBND tỉnh Lâm Đồng, ngày 15/6/2009 UBND huyện Đức Trọng đã ra quyết định số 1941/QĐ – UBND thu hồi, hủy bỏ 2 GCN QSDĐ đã cấp cho bà Lý Thị Cú theo QĐ số 104 của UBND tỉnh Lâm Đồng và QĐ số 1037 của UBND huyện Đức Trọng. Ngày 24/12/2009, Tòa dân sự TAND tối cao đã xét xử giám đốc thẩm. Hội đồng giám đốc thẩm đã quyết định hủy 2 bản án dân sự phúc thẩm và sơ thẩm nói trên của TAND tỉnh Lâm Đồng và TAND huyện Đức Trọng; đồng thời, chuyển giao hồ sơ về cho TAND huyện Đức Trọng để xét xử lại sơ thẩm, với lý do “chưa đủ cơ sở vững chắc”. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 10/5/2011 của TAND huyện Đức Trọng đã khẳng định rằng: Diện tích đất tranh chấp có nguồn gốc là của ông bà Dưỡng. Ông bà Cú không trình được chứng cứ để chứng minh bố mẹ (là ông bà Dưỡng) cho. Ông bà Dưỡng không đưa diện tích đất đó vào Tập đoàn (sau đó là HTX) Cao Thái… “Như vậy, chứng tỏ rằng lời khai của ông bà Cú là hoàn toàn không có cơ sở” – Theo kết luận của Hội đồng xét xử. Do vậy, Hội Đồng xét xử đã quyết định: “Buộc vợ chồng ông bà Cú phải giao trả cho vợ chồâng bà Dưỡng 236.810.000 đồng tiền giá trị quyền sử dụng đất”. Cách giải quyết của Hội đồng xét xử là đúng, nhưng mức giá trị tiền đất đang tranh chấp trả cho ông bà Dưỡng là quá thấp so với giá thị trường, nên ông bà Dưỡng không thể chấp nhận. Tốt nhất là nên giải quyết theo nguyện vọng của ông bà Dưỡng là trả lại tài sản tranh chấp bằng đất, chứ không đòi hỏi phải trả bằng “tiền giá trị quyền sử dụng đất” như Hội đồng xét xử đã quyết định. Bởi lẽ, ông bà Dưỡng có đông con (13 người con), trong đó còn nhiều đứa con chưa có đất và chưa có nhà ở, nên nguyện vọng của ông bà là: “Tôi đòi lại đất để sau này chia cho các con sử dụng!”. Khi đã không thừa nhận quyền sử dụng hợp pháp, thì ông bà Cú không có quyền sang nhượng đất cho ông bà Lương được. Do đó, quyết định của Hội đồng xét xử: “Chấp nhận yêu cầu của vợ chồng ông bà Lương là giữ nguyên hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ giữa ông bà Lương với ông bà Cú…” là không đúng. Do vậy, cần hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng đó và trả lại 125 m2 đất cho ông bà Dưỡng. Vợ chồng ông bà Cú phải thanh toán lại tiền cho ông bà Lương. Như vậy theo chúng tôi, quyết định của Hội đồng xét xử tại phiên tòa dân sự phúc thẩm của TAND tỉnh Lâm Đồng ngày 25/11/2008 là đúng pháp luật và có lý, có tình. Đây cũng là cơ sở để TAND tỉnh tiếp tục làm căn cứ xét xử lại phúc thẩm. NHÓM PHÓNG VIÊN

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật