TS. NGUYỄN VĂN TUYẾN – KHOA PHÁP LUẬT KINH TẾ – ĐHL HÀ NỘI
Trên nguyên tắc, pháp nhân ngân hàng thương mại vì không phải là một thực thể vật chất nên chỉ có thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ của nó thông qua một thể nhân có tư cách là đại diện của pháp nhân. Để lựa chọn thể nhân có tư cách là người đại diện hợp pháp của pháp nhân ngân hàng thương mại, thông thường có hai phương thức: Một là, điều lệ của pháp nhân phải chỉ định rõ ai sẽ có quyền thay mặt pháp nhân ngân hàng thương mại thực hiện các quyền và nghĩa vụ của nó trong các quan hệ pháp luật với chủ thể khác; hai là, người được điều lệ của pháp nhân ngân hàng thương mại chỉ định làm đại diện có thể lập văn bản uỷ quyền cho người khác thay mình thực hiện các hành vi đại diện.
Trong phương thức thứ nhất, pháp nhân ngân hàng thương mại sẽ lựa chọn được người đại diện cho mình một cách trực tiếp bằng ý chí tập thể của các thành viên pháp nhân (thông qua bản điều lệ của pháp nhân) nên thẩm quyền đại diện của người này thường rất rộng, có thể bao gồm tất cả các hành vi pháp lí mà pháp nhân ngân hàng thương mại có thể thực hiện theo pháp luật. Còn trong phương thức thứ hai, các thành viên pháp nhân chỉ lựa chọn được người đại diện cho mình một cách gián tiếp, thông qua ý chí của một thể nhân khác (người đại diện theo pháp luật của pháp nhân như đã được chỉ định trong điều lệ) bằng văn bản uỷ quyền nên thẩm quyền đại diện của người được uỷ quyền sau này thường hạn chế hơn, có thể chỉ được phép đại diện cho pháp nhân ngân hàng thương mại trong một số trường hợp nhất định như đã được ghi trong văn bản uỷ quyền.
Ở nước ta, pháp luật quy định khá rõ ràng và chi tiết về các hình thức đại diện hợp pháp cho pháp nhân nói chung và pháp nhân ngân hàng thương mại nói riêng, bao gồm hình thức đại diện theo pháp luật và hình thức đại diện theo uỷ quyền. Tuy nhiên, trong thực tế giao dịch pháp lí của ngân hàng thương mại trên thị trường, việc xác định người đại diện hợp pháp cho pháp nhân ngân hàng thương mại để từ đó xác định tính có hiệu lực hay không của các giao dịch pháp lí do người này xác lập và thực hiện nhân danh pháp nhân ngân hàng thương mại đôi khi gặp phải những khó khăn nhất định. Những khó khăn này thường liên quan đến các vấn đề rất thực tiễn như như việc xác định các hình thức văn bản uỷ quyền hợp lệ trong giao dịch pháp lí của ngân hàng (chứng cứ chứng minh về sự đại diện); hiệu lực pháp lí của sự đại diện và vấn đề hậu quả pháp lí của giao dịch khi người đại diện cho ngân hàng thương mại hành xử vượt quá phạm vi được uỷ quyền; vấn đề chấp nhận hay không các tập quán thương mại và thông lệ quốc tế về việc uỷ quyền trong giao dịch thương mại của ngân hàng; vấn đề phân định trách nhiệm pháp lí của người đại diện và của người được đại diện khi giao dịch thương mại của ngân hàng được xác lập, thực hiện; vấn đề nhân viên ngân hàng có thể trở thành người đại diện hợp pháp cho ngân hàng thương mại hay không, khi nào…? Có thể nhận thấy tất cả những khó khăn này đều xoay quanh chủ đề người đại diện hợp pháp của ngân hàng thương mại và việc khắc phục những khó khăn này sẽ có ý nghĩa, tác dụng quan trọng trong quá trình xác lập, thực hiện giao dịch thương mại cũng như xác định đường lối giải quyết các tranh chấp phát sinh từ giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại.
Theo chúng tôi, ở góc độ pháp lí có thể xem xét vấn đề đại diện hợp pháp của pháp nhân ngân hàng thương mại trên những khía cạnh chủ yếu sau đây:
Trước tiên, chúng tôi cho rằng cần nhận thức rõ hơn về bản chất pháp lí của quan hệ đại diện cũng như các hình thức đại diện hợp pháp cho pháp nhân ngân hàng thương mại. Việc xác định một cách chính xác về hình thức đại diện của người được coi là đại diện hợp pháp cho pháp nhân ngân hàng thương mại sẽ là điều kiện, tiền đề quan trọng để xác định vấn đề hiệu lực của các giao dịch pháp lí do pháp nhân ngân hàng thương mại xác lập và thực hiện với khách hàng. Theo quan niệm truyền thống, mọi pháp nhân nói chung và pháp nhân ngân hàng thương mại nói riêng đều có thể xác lập cho mình hai hình thức đại diện, đó là đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền như trên đã đề cập. Chúng tôi cho rằng việc sử dụng thuật ngữ “đại diện theo pháp luật” để phân biệt với “đại diện theo uỷ quyền” không phải trong mọi trường hợp đều chính xác. Thật vậy, trên tinh thần của nguyên tắc tự định đoạt, chỉ có các thành viên pháp nhân chứ không phải Nhà nước mới có quyền lựa chọn và chỉ định ai sẽ làm người đại diện cho pháp nhân do mình thành lập ra trong các quan hệ pháp luật với chủ thể khác. Vai trò chủ yếu của Nhà nước ở đây là thừa nhận hay không thõa nhËn giá trị pháp lí của sự lựa chọn đó. Còn vai trò thứ yếu của Nhà nước trong trường hợp này là nếu các thành viên pháp nhân không thể lựa chọn được người đại diện hợp pháp cho pháp nhân do họ thành lập ra thì khi đó Nhà nước mới chỉ định thay để đảm bảo quyền lợi chung cũng như quyền lợi tư của các bên giao dịch. Khi ®ã, chØ ngêi nµo ®îc ph¸p luËt (chø kh«ng ph¶i điÒu lÖ cña ph¸p nh©n) chØ ®Þnh lµm ®¹i diÖn cho ph¸p nh©n míi ®îc coi lµ ngêi ®¹i diÖn theo ph¸p luËt cña ph¸p nh©n. Theo th«ng lÖ, ph¸p luËt c¸c níc thêng quy ®Þnh ngêi ®øng ®Çu ph¸p nh©n mÆc nhiªn ®îc coi lµ ®¹i diÖn theo ph¸p luËt cña ph¸p nh©n, trõ khi điÒu lÖ cña ph¸p nh©n hoÆc quyÕt ®Þnh thµnh lËp ph¸p nh©n ®· cã chØ ®Þnh cô thÓ vÒ ngêi ®¹i diÖn cho m×nh.
Như vậy, theo nhận thức của chúng tôi, có thể quan niệm người được điều lệ của pháp nhân ngân hàng thương mại chỉ định làm đại diện hợp pháp cho pháp nhân, thực chất cũng chỉ là người đại diện theo sự uỷ quyền trực tiếp của pháp nhân ngân hàng thương mại mà bằng chứng về sự uỷ quyền này chính là điều lệ của pháp nhân quy định. Sự uỷ quyền trong trường hợp này không phải là hợp đồng uỷ quyền mà là hành vi pháp lí đơn phương thể hiện ý chí tập thể của các thành viên pháp nhân. Còn đối với trường hợp thứ hai, người đại diện theo chỉ định của điều lệ pháp nhân kí văn bản uỷ quyền lại cho người thứ ba, chúng tôi quan niệm đây cũng là hình thức đại diện theo uỷ quyền nhưng là sự uỷ quyền gián tiếp (vì phải thông qua ý chí của một thể nhân khác – người kí văn bản uỷ quyền). Quan hệ uỷ quyền này không phải phát sinh giữa người kí văn bản uỷ quyền mà là pháp nhân do người đó được chỉ định làm đại diện, với người được uỷ quyền sau này. Vì thế, người kí văn bản uỷ quyền (
ví dụ, chủ tịch hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc điều hành của ngân hàng thương mại) sẽ không có tư cách là người uỷ quyền mà thực chất chỉ có tư cách là đại diện cho người uỷ quyền – pháp nhân ngân hàng thương mại. Qua sự phân tích trên đây, chúng ta nhận thấy có sự trùng hợp về tư cách pháp lí là cả người được điều lệ của pháp nhân ngân hàng thương mại chỉ định làm đại diện lẫn người được uỷ quyền sau này đều có tư cách giống nhau, đó là tư cách của người được uỷ quyền, mặc dù phương thức uỷ quyền và phạm vi uỷ quyền có thể khác nhau.
Tóm lại, về các hình thức đại diện hợp pháp cho pháp nhân ngân hàng thương mại, theo chúng tôi chỉ có thể chấp nhận một trường hợp duy nhất được xem là hình thức đại diện theo pháp luật, đó là trường hợp pháp luật quy định một cách cụ thể ngêi ®øng ®Çu ph¸p nh©n,
vÝ dô, tæng giám đốc của ngân hàng thương mại là người đại diện đương nhiên của pháp nhân ngân hàng thương mại khi điều lệ của pháp nhân này không có quy định cụ thể về việc lựa chọn người đại diện. Còn các trường hợp khác, kể cả trường hợp điều lệ của pháp nhân ngân hàng thương mại có chỉ định tổng giám đốc là người đại diện cho ngân hàng thương mại thì cũng đều phải được nhìn nhận như là hình thức đại diện theo uỷ quyền. Sự phân biệt giữa đại diện theo pháp luật với đại diện theo uỷ quyền không chỉ có tác dụng làm phong phú thêm lí luận khoa học pháp lí về vấn đề đại diện của pháp nhân mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong việc xác định phạm vi cũng như thẩm quyền đại diện của những người đại diện.
Một cách khái quát, có thể nhận thấy hai hình thức đại diện này khác nhau ở chỗ, nếu trong hình thức đại diện theo pháp luật, người đại diện sẽ đương nhiên có quyền thực hiện tất cả những hành vi pháp lí mà pháp nhân do họ là đại diện có thể làm theo luật định, nhân danh pháp nhân và hành xử vì quyền lợi của pháp nhân thì trong hình thức đại diện theo uỷ quyền, người đại diện – người được uỷ quyền chỉ có thể làm những gì mà văn bản uỷ quyền cho phép. Vì thế, khi một pháp nhân ngân hàng thương mại xác lập các văn bản uỷ quyền cho người đại diện, cho dù đó là văn bản quan trọng nhất của pháp nhân như bản điều lệ hay là những hình thức văn bản uỷ quyền khác thì nhất thiết phần nội dung công việc uỷ quyền cho người đại diện làm thay nhân danh mình cũng phải được quy định một cách rõ ràng và cụ thể.
Thứ hai, cần có nhận thức rõ ràng hơn về các tiêu chí để xác định tư cách đại diện của người đại diện cho pháp nhân ngân hàng thương mại. Chỉ khi nào chúng ta có nhận thức đúng đắn về các tiêu chí xác định tư cách đại diện của người đại diện cho pháp nhân ngân hàng thương mại thì khi đó mới có thể xác định một cách chính xác và khách quan về hiệu lực pháp lí của giao dịch cũng như đường lối giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch. Chúng tôi nhận thức rằng mặc dù người đại diện của pháp nhân ngân hàng thương mại vốn là thể nhân có tên gọi riêng, có đời sống tâm lí riêng và có thân phận pháp lí riêng, hoàn toàn độc lập với thân phận pháp lí của pháp nhân ngân hàng thương mại nhưng khi họ đóng vai trò là người đại diện cho pháp nhân ngân hàng thương mại thì họ phải hµnh ®éng v× quyÒn lîi cña pháp nhân ngân hàng thương mại chø kh«ng thÓ bÞ chi phèi bëi ý chÝ c¸ nh©n hay c¸c lîi Ých cña c¸ nh©n m×nh.
Xuất phát từ nhận thức như vậy, chúng tôi cho rằng việc xác định tư cách đại diện của người đại diện cho ngân hàng thương mại trong khi xác lập và thực hiện các giao dịch pháp lí với khách hàng cần phải dựa vào các tiêu chí cơ bản sau đây:
1. Xác định xem người đại diện đó được chỉ định bằng phương thức và bằng chứng nào: Pháp luật? Điều lệ của pháp nhân hay văn bản uỷ quyền hợp lệ khác? Đây là tiêu chí về mặt hình thức để xác định tư cách đại diện cho pháp nhân ngân hàng thương mại của thể nhân nào đó. Nếu không có bằng chứng cụ thể về sự đại diện thì không thể xác định được người nào đó có tư cách là đại diện hợp pháp cho pháp nhân ngân hàng thương mại hay không. Trong thực tiễn giao dịch pháp lí của ngân hàng thương mại, việc xác định các bằng chứng về sự đại diện luôn là vấn đề phức tạp, rắc rối và nhiều khi gặp phải những khó khăn không thể giải quyết được do pháp luật chưa quy định rõ ràng, đầy đủ về các hình thức văn bản uỷ quyền được coi là hợp lệ. Theo chúng tôi, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các bên giao dịch cũng như đảm bảo nguyên tắc tự định đoạt và tự do ý chí trong quá trình giao dịch, pháp luật cần chấp nhận nguyên tắc tập quán trong giao dịch thương mại là pháp nhân ngân hàng thương mại có thể bày tỏ ý chí đích thực của mình trong việc lựa chọn người đại diện bằng bất kì hình thức nào có thể chứng minh được. Với nguyên tắc này, có thể chấp nhận các văn bản sau đây như là bằng chứng hợp lệ về việc uỷ quyền đại diện: a) Điều lệ của pháp nhân ngân hàng thương mại; b) Quyết định bổ nhiệm phó tổng giám đốc, giám đốc chi nhánh, trưởng văn phòng đại diện; c) Giấy uỷ quyền hoặc hợp đồng uỷ quyền cử đại diện cho pháp nhân ngân hàng thương mại trong giao dịch với người thứ ba; d) Văn bản phân công nhiệm vụ cho cá nhân
cán bộ, nhân viên của ngân hàng thương mại; e) Các văn bản khác thể hiện ý chí đích thực của pháp nhân ngân hàng thương mại trong việc lựa chọn người đại diện cho mình. Với nhận thức như trên, chúng tôi quan niệm người đóng vai trò đại diện hợp pháp cho pháp nhân ngân hàng thương mại trong giao dịch với khách hàng có thể là bất kì thể nhân nào có năng lực pháp luật và năng lực hành vi để thực hiện các công việc giao dịch nhân danh pháp nhân ngân hàng thương mại. Theo quan niệm này, người có khả năng tiếp nhận tư cách làm đại diện hợp pháp cho pháp nhân ngân hàng thương mại không chỉ là chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc hay giám đốc chi nhánh mà còn có thể là chính các nhân viên ngân hàng đang thực hiện các công việc được giao bởi ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, do địa vị pháp lí của các nhân viên ngân hàng vốn không phải là những người giữ chức vụ quản lí hay điều hành ngân hàng nên họ sẽ chỉ được coi là người đại diện hợp pháp cho ngân hàng thương mại trong một số khâu của quá trình giao dịch, chẳng hạn như tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định, xây dựng và gửi văn bản giao dịch cho khách hàng, tư vấn hay trả lời khách hàng về các vấn đề liên quan đến nội dung công việc giao dịch…
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn giao dịch, để tránh các quan điểm tranh luận không cần thiết về việc xác định người đại diện hợp pháp cho ngân hàng thương mại khi giao dịch với khách hàng, chúng tôi cho rằng pháp luật cần có quy định bắt buộc các ngân hàng thương mại phải công khai hoá cho khách hàng biết về những người đại diện hợp pháp cho mình. Khi đó, khách hàng mặc nhiên sẽ bị coi như đã biết hoặc buộc phải biết về những người đại diện hợp pháp của ngân hàng thương mại. Do vậy, họ có thể tự quyết định về việc có xác lập giao dịch hay không với ngân hàng thương mại.
2. Xác định xem người đại diện đó nhân danh ai khi tiến hành các giao dịch với người thứ ba: Nhân danh pháp nhân ngân hàng thương mại hay nhân danh chính họ? Đây là một trong số các tiêu chí quan trọng về nội dung để xác định tư cách đại diện của người đại diện cho pháp nhân ngân hàng thương mại. Sở dĩ như vậy là vì bản chất của quan hệ đại diện là một quan hệ uỷ quyền, trong đó người được uỷ quyền (bên đại diện) nhân danh người uỷ quyền (bên được đại diện) để hành xử vì quyền lợi hợp pháp của người uỷ quyền. Nếu trong quan hệ uỷ quyền này, người được uỷ quyền được chỉ định rõ là họ đồng thời có tư cách đại diện cho người uỷ quyền thì mặc nhiên họ phải hiểu rằng mình có nghĩa vụ nhân danh bên uỷ quyền để hành động. Nhưng nếu có bằng chứng chứng minh người được uỷ quyền (
ví dụ, tổng giám đốc hoặc giám đốc chi nhánh của ngân hàng thương mại) đã không nhân danh bên uỷ quyền (pháp nhân ngân hàng thương mại) mà nhân danh chính mình khi thực hiện các công việc được uỷ quyền thì trong trường hợp đó họ không phải là người đại diện cho bên uỷ quyền – pháp nhân ngân hàng thương mại. Khi đó, pháp nhân ngân hàng thương mại hoàn toàn không bị sự ràng buộc với giao dịch pháp lí do người này xác lập và thực hiện. Tuy nhiên, trong thực tiễn pháp lí việc tìm ra bằng chứng về việc người được uỷ quyền đã không nhân danh bên uỷ quyền mà nhân danh chính mình là điều rất khó khăn nên pháp nhân ngân hàng thương mại khó thoát khỏi trách nhiệm liên đới với tư cách người được đại diện. Chúng tôi đồng ý với quan điểm của TS. Nguyễn Ngọc Điện cho rằng việc xác định người được uỷ quyền nhân danh ai khi xác lập và thực hiện giao dịch sẽ là căn cứ để phân biệt trường hợp uỷ quyền đại diện (
ví dụ: Hợp đồng đại lí bảo hiểm) với trường hợp uỷ quyền không đại diện (
ví dụ: Hợp đồng đại lí vận chuyển hàng hoá hoặc hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá trong thương mại).
3. Xác định xem người đại diện đó hành xử có phù hợp với phạm vi và thẩm quyền đại diện hay không? Trên nguyên tắc, người đại diện phải hành động phù hợp với phạm vi công việc được uỷ quyền đại diện. Tuy nhiên, trong thực tiễn giao dịch pháp lí của ngân hàng thương mại, có thể xảy ra trường hợp người được chỉ định làm đại diện hợp pháp cho pháp nhân ngân hàng thương mại đã xác lập và thực hiện giao dịch thương mại vượt quá thẩm quyền đại diện hoặc hoàn toàn không có thẩm quyền đại diện. Trong những trường hợp như vậy, nhà làm luật cho rằng pháp nhân ngân hàng thương mại sẽ không bị ràng buộc về mặt pháp lí với giao dịch do người được chỉ định làm đại diện cho mình xác lập. Lí do là ở chỗ, trong những trường hợp này người được chỉ định làm đại diện thực chất không có tư cách là đại diện cho pháp nhân ngân hàng thương mại. Khi đó, mọi hậu quả pháp lí xảy ra cho các bên có liên quan đều do người xác lập giao dịch không có hoặc vượt quá thẩm quyền đại diện chịu trách nhiệm trực tiếp đối với người thứ ba ngay tình. Tuy nhiên, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, tập quán giao dịch cũng như pháp luật đều chấp nhận rằng nếu người được đại diện (ở đây ngụ ý chỉ pháp nhân ngân hàng thương mại) đồng ý ràng buộc với giao dịch pháp lí do người đại diện xác lập vượt quá phạm vi uỷ quyền (hoặc xác lập khi không có thẩm quyền đại diện) bằng cách hoàn thành các thủ tục uỷ quyền cho hợp lệ thì giao dịch đó vẫn có hiệu lực đối với người được đại diện (pháp nhân ngân hàng thương mại).
4. Xác định xem người đại diện đó có xác lập và thực hiện giao dịch vì quyền lợi của pháp nhân ngân hàng thương mại không hay vì quyền lợi chính họ? Tiêu chí này tương đối khó xác định trong thực tiễn giao dịch pháp lí của ngân hàng thương mại, bởi lẽ, đôi khi quyền lợi của pháp nhân ngân hàng thương mại và quyền lợi của cá nhân người đại diện cho nó không thể xác định ranh giới và tách biệt rõ ràng.
Ví dụ:Ông X là giám đốc của một chi nhánh của ngân hàng thương mại A, được uỷ quyền đại diện cho pháp nhân ngân hàng thương mại A kí hợp đồng tín dụng cho doanh nghiệp B vay tiền để sau đó doanh nghiệp này cho gia đình ông X vay lại một phần vốn trong số tiền đã vay của ngân hàng. Trong trường hợp này, có phải ông X đã hành động vì quyền lợi của ngân hàng thương mại A không hay chỉ vì quyền lợi cá nhân của ông ta và phải chăng giao dịch pháp lí mà ông ta xác lập không có hiệu lực? Theo chúng tôi, câu trả lời trong trường hợp này là giao dịch vẫn có hiệu lực nếu chứng minh được rằng việc xác lập giao dịch này không hề ảnh hưởng đến mục tiêu chính của việc cho vay và không gây hậu quả bất lợi gì đáng kể cho pháp nhân ngân hàng thương mại.
Tóm lại, qua sự phân tích trên đây về hình thức đại diện và các tiêu chí xác định người đại diện cho pháp nhân ngân hàng thương mại, chúng tôi mong muốn tham góp một vài ý kiến nhằm góp phần nhận thức lại vấn đề đại diện hợp pháp của ngân hàng thương mại. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện cho việc xem xét vấn đề hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và hiệu lực của giao dịch thương mại của ngân hàng nói riêng cũng như xác định đường lối giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các giao dịch này trong thực tiễn đời sống./.
Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central Fied , Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"