VÀNG VÀ ỨNG XỬ VỚI VÀNG

ĐỨC THÀNH
Ai đó hỏi: bạn chọn gì cho sự kiện kinh tế 2010? – Tôi nói: “vàng”
Đây chỉ là ý kiến cá nhân, có thể là chủ quan, song không ít người dân, không ít chuyên gia kinh tế hàng đầu, cả những người nắm trọng  trách trong quản lý thị trường tài chính tiền tệ năm 2010 đều phải chú ý đến nó. Nói như thế vì vàng cứ âm thầm… tăng giá từ đầu năm, để rồi 3 tháng cuối năm, gây “náo loạn” thị trường. Chưa bao giờ người ta quan tâm đến vàng đến thế và cũng  chưa bao giờ, vàng ở Việt Nam có giá cao thế, đã có lúc  vượt “đỉnh” của mọi thời đại khi đạt ngưỡng 38,5  triệu đồng/ lượng.  Có nhiều điều để bàn về vàng trong năm 2010. Câu chuyện ứng xử với vàng là điều đáng nói. Tạm gác những biến động đầy kịch tính của giá vàng, số liệu gây sốc là thông tin người dân Việt Nam đang sở hữu 1.000 tấn vàng, trị giá mấy chục tỷ USD. Tin tức về vàng nóng hầm hập đăng tải trên các phương tiện truyền thông: nhanh, đầy đủ, thậm chí cập nhật từng ngày, từng giờ về giá… với những bình luận, phán đoán đầy kịch tính. Còn trong dân, lúc bấy giờ giá vàng là câu chuyện ở trên đường, ở công sở… thậm chí là ở đầu chợ. Thời điểm đó, thị trường như khuyến khích người dân mua vàng để tạm trữ. Vì lạm phát tăng nhanh, tiền đồng mất giá, giá chứng khoán giảm, thị trường bất động sản lạnh lẽo. Vàng đã kích thích người dân  bằng mọi giá… chen nhau mua để cất trữ nhằm bảo vệ giá trị tài sản, thậm chí là đầu cơ nhỏ lẻ để kiếm chác. Thị trường vàng bỗng chốc xoay đúng theo kịch bản của giới đầu cơ chuyên nghiệp. Không chỉ có thế, cơ hội đầu cơ trục lợi đã lại được “tiếp sức” một cách vô tình từ tác động không đáng có của việc ban hành và thực thi chính sách của cơ quan quản lý. Ở ta còn có một đặc thù khác, người dân có thể gửi vàng vào ngân hàng. Một khi vàng đivào ngân hàng, sẽ có chuyện cho vay bằng vàng, chuyển vàng thành tiền cho vay… Mà như vậy thì rất có khả năng vàng góp phần làm tăng lượng cung tiền trong nền kinh tế. Cung tiền tăng, lại không nằm trong vòng kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước ắt sẽ góp phần tạo ra lạm phát. Thông tư 22 của Ngân hàng nhà nước ra đời không cho phép ngân hàng chuyển đổi vàng huy động được thành tiền đồng hay các hình thức tiền khác nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát. Song chính sách mới này, khi ra đời, chưa làm được nhiệm vụ đó thì đã làm “nghẽn” kênh vàng ở thời điểm nước sôi lửa bỏng. Theo nhận định của không ít chuyên gia, ở thời điểm đó là: thông tư không những chặn đường vào kênh chính thức của vàng, khuyến khích giao dịch không chính thức, khiến nguồn cung vàng bị sụt giảm do ước đến hàng trăm tấn vàng trong hệ thống ngân hàng bị ứ đọng, không lưu thông nên tác động bất lợi lên cân đối cung – cầu vàng. Trong một chừng mực nào đó, giới đầu cơ đã nhận ra tác động phụ của chính sách để thao túng giá vàng hưởng lợi, và thực tế giá vàng đã có lúc bị đẩy lên 38,2  triệu đồng/ lượng, tức là cao hơn 2 triệu đồng/lượng so với giá vàng quốc tế cùng thời điểm. Ngay sau khi vàng đạt mốc 38,2 triệu đồng lượng, Ngân hàng Nhà nước tuyên bố cho nhập vàng “với khối lượng phù hợp”, giá vàng lập tức giảm và giảm ngay trên 1 triệu đồng/lượng.   Sau những cơn sóng lớn về giá, dường như nhận ra một điều, khi thị trường vàng nóng nhất, không biết rõ ai, tổ chức nào  đang mua vàng, bán vàng, đang chi phối thị trường? Kênh dẫn vàng đang chảy thế nào? Ai đang kiểm soát giá?… Đã có ý kiến nhận định, tư duy và biện pháp quản lý thị trường vàng đơn lẻ theo kiểu du kích là cấp hạn ngạch nhập khẩu khi giá sốt nóng, trong khi thiếu các giải pháp đồng bộ, căn cơ của cơ quan quản lý chưa thể trị dứt được sự bất ổn của giá vàng và vấn nạn đầu cơ, thao túng giá trên thị trường nhạy cảm này. Trong khi đó đã có lúc: thông tin thiếu nhất quán từ cơ quan quản lý đã làm cho người dân hiểu chưa đúng, chưa rõ, thiếu niềm tin vào tiền đồng, nên có động thái tích trữ vàng và USD, gây sức ép cho thị trường và cả công tác quản lý. Trong những ngày sốt vàng, đã có lúc người dân liên tục được tiếp nhận nhiều thông tin về 2 mặt hàng nhạy cảm là vàng và USD từ chính cơ quan quản lý để rồi lại chứng kiến những đợt “sóng” lớn về giá. Trong khi Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia thông báo tiền gửi VNĐ tại các tổ chức tín dụng nửa đầu tháng 10 của năm nay đã giảm khoảng 45.000 tỷ đồng do người dân rút ra mua ngoại tệ, vàng. Thì ngay hôm sau, Ngân hàng Nhà nước lại khẳng định: không có chuyện giảm mà trái lại tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ của dân cứá đến đúng thời điểm đó tăng gần 5.400 tỷ đồng. Không chỉ có thế, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia dẫn tin hết sức quan trọng là trong lúc mất cân đối cung cầu của cả vàng và USD, có khoảng 1.000 tấn vàng và khoảng 5 tỷ USD đang nằm trong két của dân thì cũng vài ngày sau, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước thông tin lại là Ngân hàng Nhà nước không có số liệu thống kê đó… Trong lúc diễn biến thị trường nóng hầm hập thì thông tin lại thiếu nhất quán khiến người dân lo lắng hơn, tâm lý tích trữ vàng và USD vì thế không hề suy giảm. Thông tin trái chiều nhau, nhưng biện pháp bơm USD từ nguồn dự trữ ra thị trường lại thiếu quyết liệt từ Ngân hàng Nhà nước khiến USD chỉ giảm nhẹ rồi lại tăng trở lại. Thị trường vàng cũng diễn biến tương tự, chỉ khi thị trường hỗn loạn, giá bị đẩy lên đến 38,2 triệu đồng/lượng, Ngân hàng Nhà nước mới tuyên bố cho nhập khẩu vàng. Có lý khi người dân có quyền đặt câu hỏi: tại sao để xảy ra hỗn loạn về giá trên thị trường, Ngân hàng Nhà nước mới tuyên bố cho nhập khẩu vàng để can thiệp thị trường? Đâu rồi công tác dự báo? Đâu rồi những tính toán về cung cầu thị trường?… u có lẽ cũng là bài học trong việc thông tin chính sách, minh bạch chính sách trong điều hành kinh tế. Năm mới, 2011 đã đến, chúng ta chờ đợi sự thay đổi trong  ứng xử với vàng của cả người dân và cơ quan quản lý.

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật