ỦY QUYỀN KÝ, GIAO DỊCH LIÊN QUAN QUYỀN, NGHĨA VỤ THUẾ

LÊ VĂN CHẤN Đại diện là việc một người (người đại diện) nhân danh một người khác (người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện (theo khoản 1 Điều 139 Bộ luật Dân sự ngày 14/6/2005 có hiệu lực từ ngày 1/1/2006). Theo Điều 140 và khoản 4 Điều 141 Bộ luật Dân sự (BLDS) thì “Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định”; và “Người đại diện theo pháp luật là: “…Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;…” và theo khoản 1 Điều 142 và khoản 1 Điều 143 BLDS: thì “Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện”; và người được đại diện theo ủy quyền là: “cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”; và theo Điều 581 BLDS: “hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Mặt khác, tại khoản 4 Điều 143 Luật Doanh nghiệp (LDN) ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006 thì “Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”. Theo khoản 13 Điều 14 Luật Doanh nghiệp: “người quản lý doanh nghiệp là chủ sở hữu, Giám đốc Doanh nghiệp Tư nhân, thành viên hợp danh Công ty Hợp danh, Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Chủ tịch Công ty, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và các chức danh quản lý khác do điều lệ công ty quy định”, và theo khoản 3 Điều 9 LDN: một trong những nghĩa vụ của doanh nghiệp là: “Đăng ký mã số thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật”. Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 103 BLDS: “Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, và các tổ chức kinh tế khác có đủ điều kiện quy định tại điều 84 của bộ luật này là pháp nhân”. Do đó, người đại diện theo pháp luật quy định phải chịu thực hiện các quy định của pháp luật nói chung và nghỉa vụ tài chính nói riêng trong đó có luật, pháp lệnh thuế hiện hành. Cơ quan thuế quản lý thuế đối với doanh nghiệp là người đứng đầu pháp nhân như: Chủ tịch Hồi đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc hoặc; hoặc Chủ tịch công ty; Chủ tịch hồi dồng quản trị; hoặc thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật công ty (theo điều 46; khỏa 5 điều 67; khoản 1 điều 116; khoản 1 Điều 137 LDN). Tổng cục thuế hướng dẫn thực hiện thống nhất trong việc ủy quyền khi ký các tài liệu, hồ sơ, thực hiện giao dịch liên quan quyền, nghĩa vụ về thuế (Công văn số 1498/TCT – PCCS ngày 24/4/2006) như sau: - Tại khoản 2, Điều 584 BLDS quy định người đại diện theo pháp luật gồm: “Báo cho người thứ 3 trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền”. - Tại Điều 10 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 8/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư quy định thẩm quyền ký văn bản: 1. “Ở cơ quan, tổ chức lảm việc theo chế độ thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản của cơ quan, tổ chức. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho cấp phó của mình ký thay (KT) các văn bản thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách. [...] 3. Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền cho cán bộ phụ trách dưới mình một cấp ký thừa ủy quyền (TUQ) một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa ủy quyền phải được quy định bằng văn bản và giới hạn trong một thời gian nhất định. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký. 4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho Chánh Văn phòng, Trưởng phòng hành chính hoặc trưởng một số đơn vị ký thừa lệnh (TL) một số loại văn bản. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.” Căn cứ các quy định trên, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh trực tiếp hoặc giao cho cấp phó của mình ký thay trên các văn bản giao dịch, tờ khai thuế, bảng biểu, mẫu biểu kèm theo tờ khai thuế gửi cho cơ quan thuế thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách. Trường hợp đặc biệt, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh cá thể ủy quyền bằng văn bản cho cán bộ phụ trách dưới mình một cấp ký thừa ủy quyền các văn bản nêu trên. Khi thực hiện quan hệ giao dịch với cơ quan thuế, người được ủy quyền phải thông báo cho cơ quan thuế biết về thời hạn, phạm vi ủy quyền hoặc khi có thay đổi về thời hạn, phạm vi được ủy quyền. Riêng đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập thì các văn bản trong hồ sơ đăng ký thuế lần đầu, văn bản trong hồ sơ mua hóa đơn lần đầu phải do người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh ký tên, đóng dấu mới được coi là hợp lệ. Tóm lại, việc giao dịch với cơ quan Thuế nếu là người của DN thì thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1498/TCT-PCCS nêu trên. Nếu là người ngoài doanh nghiệp thì phải có hợp đồng ủy quyền theo BLDS, bởi vì người đại diện theo ủy quyền này chỉ trực tiếp làm việc với cơ quan thuế về các nội dung mang tính chất có vấn đề về thủ tục pháp lý cho DN trên cơ sở đó thông báo lại các nội dung làm việc cho người đại diện theo pháp luật biết. Toàn bộ các chứng từ có liên quan đến lĩnh vực thuế thì người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm ký tên; đóng dấu và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu đã kê khai với cơ quan thuế./  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật