Tranh chấp quan hệ nuôi con nuôi: Tư con nuôi - Không phải dễ

Vợ chồng ông T.V.V kết hôn với nhau từ năm 1960 nhưng hiếm muộn, không có con. Tháng 7-1975, ông bà được một hộ lý quen biết giới thiệu nhận nuôi một đứa bé trai bị bỏ rơi tại bệnh viện ngay từ khi mới chào đời. HOÀNG YẾN
Cực chẳng đã nhiều bậc cha mẹ già mới dứt tình ra tòa xin chấm dứt mối quan hệ với đứa con nuôi đã thành niên ngỗ nghịch, bất hiếu. Thế nhưng nhiều trường hợp đang bế tắc vì ngành tòa án từ chối thụ lý…
Nuôi ong tay áo Vui mừng khôn xiết, ông bà V. làm thủ tục nhận đứa bé làm con nuôi. Từ ngày trong nhà có tiếng trẻ thơ bi bô, gia đình ông bà trở nên rất hạnh phúc, không ngớt niềm vui, tiếng cười. Ông bà cần mẫn làm lụng, dành dụm nuôi đứa con khôn lớn. Đến tuổi lấy chồng lấy vợ, ông bà cũng không tiếc tiền dành dụm lấy ra để lo liệu cho con một đám cưới nở mày nở mặt với mọi người. Vậy mà từ lúc cưới vợ về xong, người con nuôi trở nên trái tính trái nết. Đã ở lỳ ăn bám cha mẹ, không chịu đi làm, người con nuôi còn hay vòi vĩnh tiền bạc, gây sự, chửi cha mắng mẹ. Khuyên bảo con mãi không được nhưng còn nặng lòng thương, ông bà V. bèn mua một mảnh đất ở vùng ven, xây nhà làm chỗ ở cho gia đình nhỏ của con. Sau khi có nhà mới, người con vẫn thường quấy rối cha mẹ nuôi bằng cách rủ bạn bè về nhà cha mẹ nuôi tổ chức ăn nhậu rồi ở lại, sau đó mượn rượu để chửi mắng cha mẹ thậm tệ. Tình trạng này cứ lặp đi lặp lại. Cuối cùng chịu hết xiết, ông bà V. đành ngậm ngùi cùng nhau nộp đơn yêu cầu tòa án một quận ở TP.HCM cho chấm dứt mối quan hệ với con nuôi. Ông bà nghĩ rằng việc chấm dứt như vậy cũng là điều kiện pháp lý để sau này khỏi phải để lại tài sản cũng như khỏi bị mang tai tiếng là “ở ác mới có đứa con nuôi bất hiếu, phản phúc”.   Thụ lý hay không? Nhận đơn, tòa rất lúng túng, không biết có nên thụ lý hay không. Ngay trong nội bộ tòa cũng phát sinh nhiều quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng tòa không thể thụ lý bởi theo luật, việc chấm dứt nuôi con nuôi là việc dân sự, tòa muốn thụ lý phải có điều kiện. Theo Điều 76 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, tòa có thể quyết định việc chấm dứt nuôi con nuôi trong một số trường hợp: Cha mẹ và con nuôi đã thành niên tự nguyện chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi. Nếu một bên không tự nguyện thì việc chấm dứt quan hệ chỉ khi người con nuôi bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi. Ở đây, người con nuôi đã có đơn gửi đến tòa không đồng tình với việc ông bà V. chấm dứt mối quan hệ. Hơn nữa, người con cũng không bị kết án, không ngược đãi, hành hạ hoặc phá phách tài sản của cha mẹ nuôi mà chỉ chửi bới, không tôn trọng, thương yêu cha mẹ thôi… Ngược lại, luồng quan điểm thứ hai cho rằng tòa hoàn toàn có thể thụ lý mà không cần phải xét đến điều kiện gì cả. Theo các ý kiến này, Điều 76 Luật Hôn nhân và Gia đình chỉ quy định về các trường hợp tòa quyết định cho chấm dứt nuôi con nuôi chứ không phải là điều kiện để tòa thụ lý hay không. Nói cách khác, ở vụ việc này, tòa cứ việc tiến hành thụ lý và giải quyết theo trình tự việc dân sự như bình thường mà không cần kèm theo điều kiện. Vụ việc của ông bà V. chỉ là một trong nhiều trường hợp xin chấm dứt mối quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi đã thành niên đang bế tắc hiện nay. Để tránh lúng túng cho các tòa cấp dưới, nhiều ý kiến đề xuất TAND Tối cao cần có hướng dẫn cụ thể. Thụ lý, bị kháng nghị Trước đây, tòa án một huyện ở tỉnh Hải Dương từng thụ lý, chấp nhận yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi của một cặp vợ chồng già với đứa con trai nuôi đã thành niên rất ngỗ nghịch, quậy phá, bất hiếu. Bản án sơ thẩm này đã bị VKS tỉnh kháng nghị. Theo VKS tỉnh, tòa sơ thẩm đã thụ lý, giải quyết yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi theo thủ tục việc dân sự mà không đủ điều kiện thụ lý. Thứ hai, tòa sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của cha mẹ nuôi khi chưa đủ cơ sở xác định anh con nuôi đã bị kết án về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi…
Nên sửa luật Trong đời sống, nhiều lúc quan hệ giữa cha mẹ nuôi – con nuôi đã thành niên có mâu thuẫn thật sự, ảnh hưởng về quyền lợi của đôi bên nhưng không thể chứng minh được theo đúng như quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. Chẳng hạn con nuôi đã thành niên ngang ngược, hỗn hào với cha mẹ nuôi, làm cha mẹ nuôi phải lâm vào tình trạng bất an, phiền muộn. Những hành vi trên của con nuôi chưa đến mức ngược đãi, hành hạ hay phá tán tài sản của cha mẹ nuôi nhưng cha mẹ nuôi khó mà tiếp tục sống chung với con nuôi được nữa. Nếu như tòa không chấp nhận yêu cầu chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi thì hậu quả xảy ra sẽ là gì? Theo tôi, nên sửa luật theo hướng chỉ cần một trong các bên yêu cầu tòa ra quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi đã thành niên là tòa thụ lý, giải quyết. Vì khi một trong các bên đã không còn muốn giữ quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi nữa thì có cố giữ lại mối quan hệ này cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Luật sư NGUYỄN HỮU THẾ TRẠCH (Đoàn Luật sư TP.HCM)
SOURCE: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật