Tranh chấp nghĩa vụ có bảo đảm : Gánh nợ thay người chết

Ngân hàng tự ý giao chiếc ghe nhận thế chấp cho người khác sử dụng để rồi ghe bị chìm. Hơn chục năm nay, vợ chồng bà N. (TP Mỹ Tho, Tiền Giang) ăn ngủ không yên do giấy chủ quyền nhà của họ còn mắc kẹt trong ngân hàng. Trước đây, họ đứng ra bảo lãnh cho bà Đ. vay tiền nên giờ phải đối mặt với món nợ hơn 100 triệu đồng. Mang nhà ra bảo lãnh Tháng 7-1994, bà Đ. làm thủ tục vay 50 triệu đồng của một ngân hàng để đóng chiếc ghe câu mực mới. Bà Đ. đã thế chấp chiếc ghe câu mực đang có của gia đình. Nhưng vì ghe này trị giá thấp nên bà Đ. đã nhờ vợ chồng bà N. đứng ra bảo lãnh nợ vay. Vợ chồng bà N. đã giao cho ngân hàng giấy chủ quyền nhà của mình. Thời hạn vay của bà Đ. là hơn một năm. Nhưng đến hạn bà Đ. vẫn chưa trả được nợ nên ngân hàng đã gia hạn thêm. Tính đến năm 1996, bà Đ. mới trả gần phân nửa tiền số tiền vay, còn nợ hơn 26 triệu đồng. Sau đó, ngân hàng lại giãn nợ cho bà Đ. tới tháng 3-2001. Vợ chồng bà N. không biết việc này. Sau đó, bà N. đến hỏi thì ngân hàng cho hay sẽ phát mại chiếc ghe của bà Đ. và có khả năng giá trị ghe đủ để trả nợ. Tưởng vậy là xong nhưng đến năm 2003, chờ mãi mà bà N. vẫn không được ngân hàng thông báo về khoản vay của bà Đ. và phía bà Đ. vẫn tiếp tục sử dụng ghe cũ để câu mực. Sợ để lâu chiếc ghe càng xuống cấp, bà N. yêu cầu ngân hàng giải quyết sớm vụ việc. Đã kê biên nhưng chưa trừ nợ Mãi đến sáu năm sau (vào tháng 3-2009), ngân hàng mới gửi thông báo tình hình nợ của bà Đ. Cụ thể, dù chưa trả hết nợ nhưng bà Đ. lại giao ghe cho người khác trông giữ. Người này đã đề nghị ngân hàng cho mình mua lại chiếc ghe. Tháng 5-2002, sau khi kê biên, định giá chiếc ghe, ngân hàng đã giao chiếc ghe cho người đang trông giữ tiếp tục quản lý đúng hiện trạng. Thế rồi, việc thanh lý chiếc ghe đã không được ngân hàng thực hiện do bà Đ. khởi kiện đòi người trông giữ ghe trả lại ghe để bà có thu nhập trả nợ. Giữa chừng, bà Đ. chết, còn chiếc ghe thì hư hỏng và sau đó bị chìm. Nay ngân hàng đòi bà N. trả hơn 100 triệu đồng nợ gốc và lãi. Khi đó, ngân hàng sẽ trả lại giấy chủ quyền nhà cho bà N. Người bảo lãnh phải trả nợ thay Không chấp nhận, bà N. đã khởi kiện ngân hàng ra tòa. Theo vợ chồng bà N. ngân hàng đã làm sai khi tự kê biên chiếc ghe của bà Đ. nhưng không trừ nợ mà lại giao cho người khác quản lý dẫn đến hư hỏng. Vợ chồng bà không chấp nhận trả nợ thay người chết, đồng thời đề nghị ngân hàng phải trả lại giấy chủ quyền nhà cho bà. Tại phiên tòa sơ thẩm tháng 9, TAND TP Mỹ Tho đã xử vợ chồng bà N. thua kiện. Theo tòa này, bà Đ. vẫn chưa trả hết nợ cho ngân hàng. Tài sản thế chấp là chiếc ghe đã không còn. Do bà Đ. đã mất nên bà N. phải trả nợ. Vợ chồng bà N. đã kháng cáo. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc kết quả xét xử phúc thẩm. Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Đoàn luật sư TP.HCM): Ngân hàng sai khi tự kê biên,định giá Theo quy định, ngân hàng không được quyền tự kê biên, định giá tài sản nhận thế chấp để phát mại. Ngân hàng chỉ có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết việc trả nợ. Căn cứ vào bản án, cơ quan thi hành án sẽ kê biên, định giá, đấu giá tài sản. Trường hợp người vay đã chuyển giao tài sản thế chấp cho ngân hàng phát mại thì ngân hàng có trách nhiệm bảo quản. Nếu ngân hàng đồng ý chuyển giao tài sản cho người thứ ba tạm thời quản lý thì người này phải chịu trách nhiệm với ngân hàng khi để tài sản hư hỏng. Đồng ý là ngân hàng được quyền “níu áo” người bảo lãnh khi người vay chưa trả hết nợ. Nhưng quá trình xử lý tài sản nhận thế chấp phải được thực hiện đúng quy định. Do ngân hàng không làm được vậy nên nguyên đơn có quyền kháng cáo để tòa cấp trên xem xét, giải quyết. SOURCE: PHÁP LUẬT TPHCM - TRÙNG KHÁNH  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật