TRANH CHẤP HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH: LY HÔN GIẢ, MẤT NHÀ THẬT

ÁI PHƯƠNG Năm 2002, khi vợ chồng anh T., chị C. (quận 8, TP.HCM) đang sống đầm ấm thì người chị vợ là Việt kiều về nước ghé thăm. Không biết nghe lời tỉ tê sao đó mà chị C. bàn chuyện ly hôn giả để chồng có thể kết hôn với người chị vợ. Nếu mọi việc êm xuôi, anh T. sẽ tìm cách bảo lãnh chị C. đi định cư ở nước ngoài. Mua nhà khi đã ly hôn Sau đó, cả hai cũng được tòa án xử cho ly hôn. Nhưng vì chỉ ly hôn trên giấy nên anh T. và chị C. lại nắm tay nhau ra về và tiếp tục chung sống. Không ngờ, do trục trặc thủ tục nên việc kết hôn giả giữa anh T. và người chị vợ không thành. Năm 2004, anh T. làm thủ tục đăng ký kết hôn lại với vợ cũ. Đến năm 2007, vợ anh T. nộp đơn ra tòa xin ly hôn thật. Không giống như lần ly hôn giả êm xuôi trước đó, lần này giữa họ nảy sinh nhiều bất đồng trong việc phân chia tài sản, trong đó có căn nhà mua năm 2003 (trước thời điểm hai người kết hôn lại) nằm ở phường 9, quận 8. Theo lời chị C., chị đã tự bỏ gần 400 triệu đồng để mua căn nhà này. Lúc đó, hai vợ chồng đang trong thời kỳ ly hôn. Hợp đồng mua nhà và giấy tờ nhà chỉ do một mình chị đứng tên.   Phía anh T. thì cho rằng chính anh đã chở vợ đi xem nhà, rồi cùng vợ đi giao tiền cho chủ nhà. Năm 2004, sau khi chính thức tái hôn, vợ chồng anh đã cùng đứng tên vay nợ ngân hàng để xây sửa lại nhà cho khang trang hơn. Không kể đến việc nhà đất lên giá, chỉ riêng số tiền anh góp vào ban đầu để tạo lập nhà đã là hơn 300 triệu đồng. Nhà của ai mua? Đơn xin ly hôn của hai người đã được TAND quận 8 thụ lý nhưng chưa đưa ra xét xử. Anh T. than rằng mình đã quá tin lời vợ khi chịu hùn tiền mua nhà trong lúc đang ly hôn giả: “Tôi không tiếc ngôi nhà nhưng tôi muốn làm cho ra lẽ…”. Liệu anh T. có đạt được kết quả như mong muốn? Luật sư Nguyễn Thị Thúy Hường, Đoàn luật sư TP.HCM, lý lẽ: “Đâu là động cơ để anh T. ly hôn vợ thì chỉ vợ chồng họ mới hiểu rõ. Nếu nói là ly hôn để kết hôn giả nhằm ra nước ngoài, anh T. và vợ đã vi phạm khoản 2 Điều 4 Luật Hôn nhân và gia đình. Điều luật này quy định: “Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, ly hôn; cấm cưỡng ép ly hôn, ly hôn giả tạo”. Tuy nhiên, bản án ly hôn năm 2002 cũng đã có hiệu lực pháp luật. Như vậy, chuyện “giả” đã thành “thật” vì có bản án của tòa. Việc chung sống như vợ chồng sau khi ly hôn không có ý nghĩa chứng minh hai người đã hùn tiền mua nhà”. Theo luật sư Thúy Hường, vợ của anh T. đang có lợi thế vì mọi giấy tờ, giao dịch đều đứng tên chị C. Nhưng anh T. vẫn có khả năng chứng minh việc hùn tiền mua nhà bằng cách làm rõ nguồn gốc số tiền mua nhà, nhờ người làm chứng việc cùng vợ đi xem nhà, cùng đi giao tiền cho chủ nhà… Ngược lại, nếu không chứng minh được việc trên, anh T. chỉ có thể được tòa xem xét phần đóng góp của anh trong căn nhà vì việc xây mới nhà xảy ra sau khi anh đã tái hôn.  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật