TRANH CHẤP QUYỀN KỊCH BẢN ĐÂU ĐẤT KHÁCH: LẠI “Ý TƯỞNG LỚN GẶP NHAU”

THANH HIỆP Xuất phát từ ý tưởng kịch bản cải lương Mùa chim lá rụng, nhưng chủ sở hữu vở kịch Lấy chồng xứ lạ đòi kiện tác giả và đạo diễn vở Dâu đất kháchVở Dâu đất khách (kịch bản Ngô Hồng Khanh, đạo diễn Trần Ngọc Giàu) đang được dàn dựng và dự kiến ra mắt khán giả vào ngày 1-3, tại rạp Hưng Đạo (TPHCM) thì gặp sự cố tranh chấp bản quyền. Người phát pháo cho vụ tranh chấp tác quyền kịch bản Dâu đất khách là ông bầu Phước Sang. Dâu đất khách là phiên bản của Lấy chồng xứ lạ? Khi biết thông tin Trung tâm Băng nhạc Rạng Đông đầu tư dàn dựng kịch bản Dâu đất khách này, nghệ sĩ Phước Sang đã phản ứng bằng cách lên tiếng sẽ kiện tác giả kịch bản Dâu đất khách vì kịch bản này có nội dung giống với kịch bản Lấy chồng xứ lạ của tác giả Ngô Hồng Khanh – Đoàn Bá mà đạo diễn – NSƯT Đoàn Bá đã dàn dựng cho Sân khấu Kịch Sài Gòn trong năm 2002. Nghệ sĩ Phước Sang nói: “Vở kịch này nói về thân phận những người phụ nữ bị ép bán sang Đài Loan làm dâu, bị hành hạ, chà đạp và Kịch Sài Gòn đã diễn trên 100 suất vào thời điểm đó. Nay, kịch bản này được đem ra dàn dựng lại và đổi tựa là Dâu đất khách nhưng chưa có ý kiến của Sân khấu Kịch Sài Gòn. Trong khi đó, tác giả Ngô Hồng Khanh và đạo diễn Đoàn Bá đã ký bán độc quyền kịch bản cho Kịch Sài Gòn với giá 7 triệu đồng”. Giải thích về sự tranh chấp này, đạo diễn- NSƯT Trần Ngọc Giàu, cho biết: “Vụ tranh chấp này hoàn toàn sai luật. Phước Sang đã cho rằng chúng tôi vi phạm bản quyền là không chính xác. Vì trên thực tế, tác giả Ngô Hồng Khanh không ký bán độc quyền cho Phước Sang, vì giá bán kịch bản độc quyền không thể có giá 7 triệu đồng, trong khi đó Kịch Sài Gòn đã diễn mấy năm liền, lại quay video, quay phát sóng truyền hình. Phải chăng vì Phước Sang không muốn ê kíp diễn viên mới tham gia vở kịch này nên mới làm khó anh em”. Qua trao đổi với tác giả Ngô Hồng Khanh, ông cho biết: “Kịch bản Lấy chồng xứ lạ của Kịch Sài Gòn xuất thân từ kịch bản cải lương Mùa chim lá rụng do tôi sáng tác năm 2002, được đạo diễn Đoàn Bá dàn dựng cho Đoàn Cải lương Bến Tre tham dự Hội diễn Sân khấu Cải lương chuyên nghiệp Nam Bộ năm 2002. Sau đó, đạo diễn Đoàn Bá đã chuyển thể lại toàn bộ kịch bản cải lương thành kịch nói, lấy tên Lấy chồng xứ lạ. Khi Hội đồng Phúc khảo Sở VHTT TPHCM (nay là Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch TPHCM) không đồng ý cấp phép nếu chỉ để tên tác giả Đoàn Bá, vì Phòng Quản lý sân khấu của Sở VHTT TPHCM biết đó là sáng tác của tôi.   Do vậy, Phước Sang đã tìm gặp tôi, đề nghị trả tiền bản quyền (lúc đó là 5 triệu đồng và đưa thành hai đợt), để có tên tôi đồng sáng tác vở kịch Lấy chồng xứ lạ. Tôi và anh Đoàn Bá đã gặp nhau, có lớn tiếng qua lại về vụ này, vì tôi không đồng ý việc anh sửa lại toàn bộ tuyến kịch, chỉ giữ cảnh cuối của tôi. Nhưng vì để vở diễn được ra mắt khán giả, cuối cùng tôi đã ký tên đồng ý đồng sáng tác kịch bản Lấy chồng xứ lạ. Trên thực tế, trong sự nghiệp sáng tác của tôi, chưa bao giờ tôi bán độc quyền một kịch bản với giá rẻ như vậy, đó chỉ là hợp đồng chấp thuận cho Kịch Sài Gòn chuyển thể kịch bản Mùa chim lá rụng vào thời điểm đó. Còn hiện nay Trung tâm Băng nhạc Rạng Đông chính thức mua bản quyền Dâu đất khách, do chính tôi chuyển thể từ kịch bản cải lương Mùa chim lá rụng sang kịch nói. Chúng tôi không vi phạm bản quyền”. Tranh chấp chỉ để tranh chấp Đã có không ít trường hợp những vụ tranh chấp nảy lửa giữa các tác giả khi cho rằng “ý tưởng lớn gặp nhau” như vụ kịch bản Ngôi sao lạc của tác giả Nguyễn Thu Phương và Thái Quốc cách đây không lâu. Thái Quốc đưa ra ý tưởng, Nguyễn Thu Phương chấp bút, khi đưa ra chào hàng cho Sân khấu Kịch Tao Đàn, Thái Quốc không chấp nhận kịch bản của Nguyễn Thu Phương, nhưng lại lấy y nguyên kịch bản đó sửa chữa, chào hàng tại Kịch Phú Nhuận. Vụ tranh chấp ầm ĩ này khiến bà bầu Hồng Vân ngưng dàn dựng kịch bản này và đến nay kịch bản này vẫn nằm trên giấy. Hoặc vụ tranh chấp giữa tác giả Nguyễn Phương và Nhị Kiều về hàng loạt kịch bản cải lương khi hai người đồng sáng tác cho đoàn cải lương Thanh Minh – Thanh Nga với bút danh Kiều Phương. Nay, tác giả Nguyễn Phương yêu cầu trả lại đúng công sức của ông qua một số vở mà tác giả Nhị Kiều chỉ có công viết một vài bài ca trong đó. Qua những vụ tranh chấp kịch bản, cho thấy giới tác giả kịch bản sân khấu thường không quan tâm đến việc đăng ký xác lập tác quyền. Đến khi bị sửa tên, thay đổi hình dáng dẫn đến việc tranh chấp. Lâu nay, khi kịch bản được sáng tác, sau đó được dàn dựng tại sân khấu hoặc đài truyền hình, tên tác giả ghi trong đó mặc nhiên được công nhận. Mặc dù thực tế có nhiều khúc mắc trong đó, chỉ đến khi quyền lợi vật chất phát sinh thì việc tranh chấp tác quyền mới xảy ra. Và việc phân định quyền tác giả trong những vụ tranh chấp này quả là không dễ.

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật