TỜ TRÌNH CỦA BỘ VĂN HÓA – THÔNG TIN VÀ DU LỊCH VỀ DỰ ÁN LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

TỜ TRÌNH CỦA BỘ VĂN HÓA – THÔNG TIN VÀ DU LỊCH VỀ DỰ ÁN LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Kính gửi: Thủ tướng Chính Phủ

Thực hiện Nghị quyết số 11/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội về chương trình xây dựng, pháp luật của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XII và năm 2008; Quyết định số 25/QĐ- TTg ngày 97.01.2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân công cơ quan chủ trí soạn thoả dự án luật, pháp lệnh, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch với vai trò là cơ quan chủ trì đã phối hợp với các cơ quan hữu quan tích cực triển khai Dự án Luật sửa đổi, bộ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Thay mặt ban soạn thảo, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch kính trình Chính phủ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ như sau:

I. Sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ:

1. Việc Quốc hội ban hành Bộ luật Dân sự sửa đổi năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã đánh dấu bước phát triển mới, thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước trogn việc thúc đẩy hoạt động bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan tại quốc gia và hội nhập quốc tế. Để cụ thể hoá và hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ các văn bản pháp luật cũng đã đựơc ban hành kịp thời với 05 Nghị định của Chính phủ, 01 chỉ thị cuả Thủ tướng Chính phủ, 04 Thông tư cùng 04 Quyết định của các Bộ văn hoá, Thể thoa và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ….. Hệ thống sở hữu trí tuệ hiện hành đã tạo hành lang pháp lý an toàn, khuyến khích các hoạt động sáng tạo và bảo hộ thành quả của lao động sáng tạo. Về cơ bản nó đã kế thừa các giá trị của các văn bản pháp luật được thể nghiệm trong thực tiễn, bảo đảm hài hoà lợi ích giữa các chủ thể (người sáng tạo, nhà sử dụng, công chứng hưởng thụ), bảo vệ lợi ích quốc gia, tương thích với luật pháp quốc tế, thể hiện sự minh bạch, khả thi. Vì vậy, nó đã thúc đẩy hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại quốc gia, góp phần quan trọng kết thúc quá trình đàm phàn để việt nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ đã thực sự đi vào cuộc sống trong hai năm thi hành và phát huy tác dụng. Có trên 100 hội nghị, lớp tập huấn, hội thảo đã được tổ chức cho các đối tượng có quyền và nghĩa vụ liên quan, từ giới sáng tạo đến nhà sử dụng, các cơ quan quản lý và thực thi với trên 10.000 lượt người tham dự. Nhận thức của công chúng, đặc biệt là những người có quyền lợi và nghĩa vụ đã được nâng lên thông qua các hoạt động tuyên truyền giáo dục và thực thi pháp luật . Tuy nhiên tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn diễn ra đối với hầu hết các đối tượng được bảo hộ từ quyền tác giả, quyền liên quan đến đối tượng sở hữu công nghiệp và giống cây trồng. Nạn sao chép tác phẩm, nhãn hiệu hàng hoá đã gây thiệt hại không nhỏ đối với các nhà đầu tư. Hầu hết các bản ghi âm, ghi hình, chương trình máy tình có giá trị, nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng bị sao chép lậu, làm giả. Môi trường kỹ thuật số nói chung, mạng thông tin điện tử nói riêng đã được khai thác với động cơ vụ lợi, xâm phạm nghiêm trọng quyền tác giả đối với các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Nhiều cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước chưa gương mẫu thi hành . Một số vụ việc đã được các tổ chức quốc tế , quốc gia, doanh nghiệp nước ngoài yêu cầu các cơ quan nhà nước Việt nam xem xét xử lý.

Tình trạng vi phạm trên có nhiều nguyên, trong đó nhận thức chung của toàn xã hội về vài trò của sở hữu trì vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật. Năng lực, kinh nghiệm và hệ thống thực thi có nhiều hạn chế, bất cập. pháp luật sở hữu trí tuệ vẫn còn những quy định chưa phù hợp trong hoạt động thực thi bảo vệ quyền, đặc biệt có một số điều khoản xung đột với pháp luật quốc tế.

2. Những tồn tại chính của Luật Sở hữu trí tuệ

- Có một số quy định xung đột với luật pháp quốc tế: đó là các quy định về giới hạn quyền tác giả tại Điều 26, giới hạn quyền liên quan tại Điều 33 ( với tư tưởng chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức phát sóng thực vai trò của công cụ tuyên truyền), không phù hợp với Công ước Berne. Nội dung quyền đối với giống cây trồng không tương thích với Công ước UPOV, quy định tại các điều 160,180, 187, 190. Có một số điều khoản có lỗi về kỹ thuật trong quá trình duyệt dẫn đến có sung đột với công ước Berne tại các điều 42 khoản 1 điểm a về tác phẩm “ khuyết danh” về loại hình tại điều 14 khoản 1 điểm k thiếu tác phẩm “kiến trúc” chư thực sự phù hợp với công ước Berne.

- Có một số quy định qua thực tế thi hành bộc lộ những hạn chế, bất cập như các quy định về thủ tục đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp tại các điều 87. 88. 89.119. 134. 154, quyền đối với giống cây trồng tại điều 165; các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại điều 200. 211. 222.

- Cũng có những vấn đề mới phát sinh trong quá trình hội nhập phải ứng nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân Việt Nam với pháp nhân và công dân nước ngoài, như vấn đề thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan cần được kéo dài hơn theo quy định hiện hành.

Nguyên nhân của các tồn tại trên của Luật Sở hữu trí tuệ:

- Về mặt khách quan: Luật sở hữu trí tuệ được ban hành từ một dự án được ban hành từ một dự án được tổ chức triển khai nghiên cứu soạn thảo trình Quốc hội phê duyệt với thời gian chỉ có 11 tháng. Nó có thể là một dự án luật kỷ lục về thời gian ngắn nhất trong lịch lập pháp của Quốc hội do yêu cầu của hội nhập pháp quốc tế. Vì vậy, không tránh khỏi các khiếm khuyết và lỗi về kỹ thuật lập pháp trong quá trình chuẩn bị và phê duyệt.

- Về mặt chủ quan: Có điều luật được chỉnh sửa chỉ đáp ứng yêu cầu thuần tuý về hoạt động tuyên truyền của các phương tiện phát sóng, vì vậy đã tạo ra xung đột với luật pháp quốc tế ( điều 26, 23) . Nó đã trở thành vấn đề tại các diễn đàn quốc tế liên quan, tại các vòng đàm phàn về việc Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Chính vì vậy, tại Nghị quyết số 71/2006/NQ-QH11 của Quốc hội về việc phê chuẩn nghị định thư gia nhập hiệp định thành lập WTO của Việt Nam quy định áp dụng trực tiếp điều 26, 33 của Luật sở hữu trí tuệ “Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm, bản ghi âm ghi hình đã công bố đã thực hiện chương trình phát sóng không phải xin phép nhưng phải trả nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan”

3. Để giải quyết các tồn tại, bất cập trên về pháp luật và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, cần thiết phải thể chế hoá Nghị quyết số 71/2006/NQ-QH11, đồng thời sửa đổi một số điều khoản hiện đang chưa tương thích với luật pháp quốc tế, một số điều khoản khác chưa phù hợp gây khó khăn , bất cập cho hoạt động thực thi, cũng như những vấn đề mới phát sinh từ hội nhập. Việc sửa đổi này nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe của hội nhập, khắc phục các tồn tại bất cập, có thể bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức Việc Nam với công dân và pháp nhân của các quốc gia, nhằm thúc đẩy các hoạt động thực thi tại quốc gia và hội nhập quốc tế. Nó đồng thời sẽ góp phần quan trọng phát huy năng lực sáng tạo, khuyến khích cạnh tranh lành mạng, thu hút đầu tư trogn và ngoài nước, phát triển thị trường công nghệ, từ đó nâng cao hiệu lực của pháp luật , hiệu quả thực thi, góp phần phát triển kinh tế – văn hoá – xã hội.

II. Quá trình thực hiện dự án luật

Thực hiện Quyết định số 25/QĐ-TTg, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2013/QĐ-BVHTTDL, ngày 06.05.2008 thành lập tổ biên tập liên ngành , đồng thời ban hành kế hoạch thực hiện dự án Luật sửa đổi , bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ với mục tiêu trình chính phủ trong quý IV năm 2008 đê Chính phủ trình Quốc hội trong năm 2009. Với tinh thần chủ động và tích cực, Ban soạn thoả và Tổ biên tập đã hoàn tất báo cáo sơ kết hai năm thực hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung luật sở hữu trí tuệ, Dự thoả các điều, khoản sửa đổi bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ để tổ chức lấy ý kiến. Ban sạon thoả đã tổ chức các hội thảo để lấy ý kiến đóng góp hoàn chỉnh báo cáo vàdự thảo sửa đổi , bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ. Các đối tượng lấy ý kiến bao gồm các đại diện giới sáng tạo, Nhà sử dụng, các cơ quan lãnh đạo, quản lý và thực thi ở Trung ương và địa phương. Ban soạn thoả cũng tổ chức lấy ý kiến của và nhà khoa học, chuyên gia pháp luật nói chung và luật sở hữu trí tuệ nói riêng. ……

III. Quan điểm chi đạo sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ

1. Các quan điểm chỉ đạo xây dựng và thông qua Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 tiếp tục có giá trị chỉ đạo sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ gồm:

1.1. Thể chế hoá kịp thời các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm; khuyến khích hoạt động nghiên cứu sáng tạo văn học, nghệ thuật, khoa học và công nghệ, thúc đẩy đổi mới, chuyển giao công tác thi quyền sở hữu trí tuệ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2. Đảm bảo lợi ích quốc gia trước sức ép của các cường quốc trong quá trình hội nhập, đồng thời tôn trọng các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam và sẽ tham gia.

1.3. Bảo đảm nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa cá nhân ( Chủ sở hữu) với công chúng ( xã hội) để tạo động lực thúc đẩy phát tiển hoạt động nghiên cứu sáng tạo, sản xuất, kinh doanh, hướng tới mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho toàn xã hội.

1.4. Kế thừa các quy định của hệ thống pháp luật hiện hành về sở hữu trí tuệ đã được thực tiễn kiểm nghiệm, đồng thời tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm pháp luật của các nước để vận dụng phù hợp với tình hình Việt Nam.

1.5. Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi , đầy đủ, và hiệu quả hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ.

2. Hướng sửa đổi, bổ sung: Việc sửa đổi, bổ sung Luật sở hữu trí tuệ tập trung vào 3 hướng chính sau:

- Sửa đổi các điều khảo có nội dung xung đột với các điều ước đa phương; bổ sung điều khoản cần thiết, phù hợp, bảo vệ lợi ích tổ chức, cá nhân Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập.

- Sửa đổi các điều khoản đang nảy sinh các vấn đề trong thực tiễn thực thi;

- Chỉnh sửa các lỗi kỹ thuật đã xảy ra trong quá trình soạn thảo, trònh các cấp phê duyệt

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật