Người mẹ nói không hề có chuyện tranh chấp con nên việc xác nhận cha thuộc trách nhiệm giải quyết của Sở Tư pháp.TAND TP.HCM đã thụ lý đơn kiện của ông S. (quốc tịch Canada) đòi xác nhận cha cho con. Mẹ của đứa bé đã phản đối vì cho rằng việc công nhận này thuộc trách nhiệm của Sở Tư pháp chứ không phải của tòa. Muốn kết hôn để con có cha Người mẹ cho biết bà và ông S. quen nhau khi đi du lịch tại đồng bằng sông Cửu Long vào đầu năm 2003. Sau chuyến đi, hai người thường liên lạc rồi về sống chung. Được ít lâu, bà có thai. Lúc này, cả hai chuẩn bị hồ sơ để làm thủ tục kết hôn. Thế nhưng thủ tục sắp hoàn thành thì ông S. đột nhiên từ chối, không muốn kết hôn nữa. Bị từ hôn, bà chịu nhiều áp lực về kinh tế cũng như những lời gièm pha từ gia đình, dòng họ khi phải sinh con một mình. Tuy chịu nhiều sóng gió, bà vẫn cố níu kéo tình cảm của ông. Có bận bà đã lặn lội đưa con trai sang Canada thuyết phục ông kết hôn để trong giấy khai sinh của con không khuyết tên cha. Những tưởng khi đưa con sang, ông S. sẽ đồng ý nhưng bà chỉ nhận được sự hững hờ. Nhận thấy mọi cố gắng của mình không thành, bà đưa con trai quay về nước và coi như chưa từng quen biết ông. Kể từ đó, bà đã một mình gồng gánh nuôi con học hành mà không nhận được bất cứ sự giúp đỡ nào từ phía ông. Thỉnh thoảng ông S. quay lại Việt Nam và xin phép bà cho đưa con đi chơi mấy ngày, bà vui vẻ đồng ý… Cha kiện đòi con Tháng 2-2009, ông S. bỗng dưng điện thoại cho bà bảo đã gặp luật sư, chuẩn bị kiện bà ra tòa để đòi con. Tưởng ông nói đùa, bà cũng không mấy để ý. Nhưng ba tháng sau, bà nhận được giấy triệu tập của TAND TP.HCM với tư cách là bị đơn trong vụ án xác định cha cho con. Tiếp đến, tháng 10-2009, tòa thành phố ra quyết định trưng cầu giám định ADN của con trai bà. Theo tòa, ông S. đã gửi đơn phàn nàn bà có biểu hiện gây khó khăn cho ông trong việc gặp gỡ, chăm sóc và thực hiện nghĩa vụ làm cha của mình. Bà cũng đã có hành vi cản trở việc xác định cha cho con. Do vậy, ông yêu cầu tòa cho đi trưng cầu giám định để bảo vệ quyền lợi cho ông. Đây là yêu cầu hợp lý, tòa không thể từ chối. Thẩm quyền giải quyết thuộc Sở Tư pháp Để tiếp tục xử lý vụ kiện, ngày 29-4 vừa qua, tòa đã triệu tập hai bên lấy ý kiến. Người mẹ đã phản ứng việc tòa thụ lý vụ án khiến bà ngỡ ngàng vì nó khá vô lý. Từ lâu bà vẫn muốn con trai mình chính thức mang họ cha. Sự việc đã được chứng minh là bà bỏ ra nhiều tiền bạc, công sức sang tận Canada yêu cầu ông S. cưới bà và nhận con. Nay bà lại bị kéo đến tòa thì thật trớ trêu. Mặt khác, bà khẳng định không hề cản trở ông S. nhận con. Bà hoàn toàn đồng ý việc xác nhận cha cho con trai bà. Do vậy, bà yêu cầu tòa đình chỉ vụ án này để chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp giải quyết. Bởi bà và ông S. không hề có tranh chấp nên theo Nghị định 68 của Chính phủ (quy định về việc xác nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài), việc này thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp. Tuy nhiên, phía ông S. đã không đồng tình và tiếp tục yêu cầu tòa giám định ADN nên cả hai bên đành phải ra về chờ tòa xử lý tiếp.
Tòa thụ lý là đúng Tòa thụ lý vụ án theo đơn khởi kiện của ông S. là đúng thẩm quyền. Mặc dù người mẹ cho rằng không cản trở, không tranh chấp về con cái nhưng hai bên vẫn không thống nhất được việc làm thủ tục. Vì vậy, tòa vẫn phải tiếp tục xử lý vụ án, cho trưng cầu giám định ADN. Sở Tư pháp chỉ có thể giải quyết trong trường hợp người mẹ và ông S. cùng thống nhất với nhau là nộp hồ sơ qua Sở để làm thủ tục xác nhận cha cho con. Tiến sĩ NGUYỄN TIẾN, giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCMSOURCE: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM Trích dẫn từ: http://phapluattp.vn/2010052311302769p1063c1016/truy-nhan-cha-toa-hay-so-giai-quyet-.htm
Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central Fied , Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"