Thực tiễn tố tụng: "Ngâm án" thẩm phán bị "trảm"

Việc “ngâm án” thể hiện ý thức trách nhiệm của người cầm cán cân công lý với công việc. Có những vụ án không phức tạp, thẩm phán vẫn cố tình “ngâm nga”, làm đương sự bức xúc.
Chuyện thẩm phán “ngâm án” dân sự vẫn đang tồn tại từ nhiều năm nay, góp phần làm tăng lượng án quá hạn. Ðể án quá hạn vì lỗi chủ quan, đã có không ít thẩm phán bị xem xét trách nhiệm…
Kiểm điểm Ngày 3-1-2008, TAND TP Cao Lãnh thụ lý vụ tranh chấp đường ranh đất của bà V. Được phân công giải quyết, một thẩm phán đã tổ chức hòa giải, yêu cầu các bên đương sự cung cấp chứng cứ, đo đạc diện tích, xác minh xong xuôi hết rồi nhưng sau đó không chịu lên lịch xử. Chờ hơn một năm sau, quá bức xúc trước việc “ngâm án” này, bà V. khiếu nại khắp nơi. Tháng 4-2009, Văn phòng UBND tỉnh Đồng Tháp đã có công văn truyền đạt ý kiến của chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu TAND tỉnh này xem xét, trả lời khiếu nại của bà V. Sau đó, lãnh đạo TAND tỉnh Đồng Tháp đã yêu cầu TAND TP Cao Lãnh sớm đưa vụ án ra xét xử và nghiêm khắc kiểm điểm thẩm phán trực tiếp giải quyết vụ kiện. Chuyển đơn vị Tháng 5-2002, bà A. kiện đòi nợ, được TAND huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) thụ lý. Kể từ đó, thẩm phán được phân công giải quyết vụ kiện của bà A. cứ “ngâm nga” mãi. Bà A. đã nhiều lần có đơn yêu cầu xét xử, thậm chí đến gặp thẩm phán và chánh án thì chỉ nhận được câu trả lời: “Cứ về chờ”.   Sáu năm sau (tháng 5-2008), bà A. mới được tòa triệu tập làm việc. Đúng hẹn, bà đến tòa nhưng không được cán bộ nào tiếp, đành lủi thủi ra về. Hơn một tháng nữa, tòa lại triệu tập bà. Lúc này thẩm phán trao cho bà tờ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án ký từ… tháng 6-2004. Kèm theo đó là đơn xin rút yêu cầu khởi kiện được đánh máy vi tính cẩn thận, có chữ ký của… chính bà A. Quá ngỡ ngàng, bà A. lập tức khiếu nại, cho rằng chính thẩm phán đã sáng tác ra lá đơn trên cùng chữ ký của bà. Thực tế bà không hề rút đơn kiện mà còn đang mong ngày mong đêm được tòa xét xử. Sau đó, Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Đồng Tháp kết luận chữ ký trong lá đơn trên không phải của bà A. Cuối năm 2008, TAND tỉnh Đồng Tháp đã hủy quyết định đình chỉ vụ án của TAND huyện Lấp Vò để giải quyết lại theo trình tự sơ thẩm. Riêng thẩm phán “ngâm án” thì chuyển sang làm việc ở một tòa khác trong tỉnh. Rút khỏi vụ án Vụ việc này Pháp Luật TP.HCM từng phản ánh. Tháng 8-2008, bà H. kiện ra TAND quận 12 (TP.HCM) đòi khoản nợ 1,2 tỉ đồng mà bên mua nhà còn thiếu. Được phân công giải quyết, thẩm phán nhiều lần hòa giải nhưng bị đơn chỉ một lần đến dự, lại không chịu ký biên bản hòa giải. Ít lâu sau, tòa mở phiên xử nhưng phải hoãn vì bị đơn vắng mặt. Sau đó, thẩm phán lại… tổ chức hòa giải. Dù mỗi lần triệu tập bị đơn luôn vắng mặt, thẩm phán vẫn “kiên trì” hòa giải trong khi theo luật, tòa hoàn toàn có quyền xử vắng mặt bị đơn nếu sau hai lần triệu tập hợp lệ mà bị đơn không đến. Chịu không thấu, bà H. đã yêu cầu chánh án TAND quận 12 thay đổi thẩm phán vì cho rằng vị này, cố tình kéo rê án có lợi cho phía bị đơn. Tháng 5-2009, chánh án TAND quận 12 đã ra quyết định không cho thẩm phán trên tiếp tục giải quyết vụ kiện nữa mà chuyển cho một thẩm phán khác… Bị kiện Tháng 11-2004, TAND TP Long Xuyên (An Giang) nhận được đơn của bà Q. khởi kiện thẩm phán C. của chính tòa này với lý do “ngâm án” quá lâu. Tháng 5-2002, bà Q. khởi kiện người con dâu và cháu rể để tranh chấp đất. Được lãnh đạo TAND TP Long Xuyên phân công giải quyết án, suốt hai năm năm tháng (tính đến hết tháng 10-2004), thẩm phán C. vẫn án binh bất động. Trong đơn kiện, bà Q. viết: “… Cô C. đã 14 lần mời tôi đến tòa nhưng vụ án không được giải quyết. Nay tôi yêu cầu cô phải bồi thường danh dự và thiệt hại chi phí đi lại hơn hai năm qua để hầu tòa”… Dĩ nhiên, tòa không thụ lý đơn kiện vì chưa có hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm bồi thường khi cán bộ tố tụng làm sai trong lĩnh vực phi hình sự. Tuy nhiên, với việc bị đương sự bức xúc đi kiện gây tai tiếng, thẩm phán cũng đã bị lãnh đạo xem xét thành tích thi đua…
Thời hạn chuẩn bị xét xử - Đối với án tranh chấp dân sự (về tài sản, hợp đồng, thừa kế, bồi thường thiệt hại) và hôn nhân gia đình thì thời hạn là bốn tháng kể từ ngày thụ lý. - Đối với những vụ án tranh chấp về kinh doanh, thương mại và lao động, thời hạn là hai tháng kể từ ngày thụ lý. - Đối với những vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì chánh án có thể ra quyết định gia hạn nhưng không được quá hai tháng đối với án dân sự, hôn nhân gia đình và một tháng đối với án lao động, kinh doanh thương mại. (Theo Điều 179 Bộ luật Tố tụng dân sự)
Giao chỉ tiêu Thẩm phán đã được phân án thì phải giải quyết cho bằng được, nếu không sẽ bị nhắc nhở, kiểm điểm, thậm chí cắt thi đua. Sắp tới, TAND TP.HCM sẽ giao trách nhiệm, chỉ tiêu cho từng chánh tòa chuyên trách, từng chánh án tòa quận, huyện, từng thẩm phán trong từng vụ việc cụ thể. Nếu có vướng mắc, thẩm phán sẽ được gặp gỡ, trao đổi với Ủy ban Thẩm phán TAND TP để tìm cách gỡ. Chỉ có như vậy mới khắc phục được tình trạng thẩm phán “ngâm án” dẫn đến quá hạn. Thẩm phán Bùi Hoàng Danh Chánh án TAND TP.HCM
Một thẩm phán, ba thư ký Ngoài tâm lý ngại án khó thì áp lực công việc khi phải giải quyết một số lượng án lớn cũng là nguyên nhân khiến thẩm phán kéo rê vụ án. Ở những địa phương có lượng án quá tải nên quy định một thẩm phán có ba thư ký giúp việc. Tất nhiên biện pháp quan trọng vẫn là siết chặt quản lý và chế tài mạnh khi phát hiện những thẩm phán cố tình “ngâm án” quá lâu. Thẩm phán Nguyễn Thanh TùngChánh án TAND tỉnh Bình Dương
Đổi thẩm phán khác Nếu thẩm phán không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì ngoài việc xem xét kỷ luật, lãnh đạo tòa cũng nên kiên quyết đổi thẩm phán khác. Thà chúng ta đổi thẩm phán vài lần còn hơn là để xảy ra tình trạng án đơn giản mà người giải quyết cứ kéo rê mãi. Thẩm phán Nguyễn Thị Hồng Phó Chánh án TAND huyện Phước Long, Bình Phước
Chánh án phải đôn đốc Tâm lý chung của thẩm phán là chọn vụ dễ làm trước, xếp vụ khó lại nên chánh án phải thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, đôn đốc để công việc trôi chảy hơn. Thẩm phán Phạm Thao Chánh án TAND quận 2
SOURCE: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật