THỰC THI TÁC QUYỀN CA KHÚC Ở VIỆT NAM: PHẢI BIẾT DU DI?

SÔNG LAM
Khi một tác phẩm ra đời, nếu không công bố độc quyền riêng của bất cứ ai thì mọi người đều có thể sử dụng, miễn sao trả tác quyền đầy đủ!  Những ngày qua, trên một số báo mạng đưa thông tin về việc tranh chấp ca khúc Đơn côi giữa Công ty Truyền thông và giải trí Hộp Nhạc (Music Box Entertainment) của ca sĩ Thanh Thảo và học trò cũ Thanh Thảo – ca sĩ Trương Quỳnh Anh. Sau sự kiện này càng thấy rõ những điểm khó trong quá trình thực thi tác quyền ở Việt Nam.
Tranh chấp bản ghi âm của học viên Ca sĩ Trương Quỳnh Anh từng có thời gian là học viên tại Công ty Music Box của ca sĩ Thanh Thảo. Trong thời gian là học viên ở đây, công ty có mua tác quyền ca khúc Đơn côi của nhạc sĩ trẻ Quỳnh Như cho các học viên tập hát, trong đó có Quỳnh Anh. Tranh chấp xảy ra khi Quỳnh Anh không còn là học viên của Music Box nhưng vẫn sử dụng ca khúc này đi biểu diễn và dự định đưa vào album Vol.1 sắp phát hành.   Trả lời trên một tờ báo, ca sĩ Thanh Thảo cho biết: “Khi Quỳnh Anh cần bài hát mới, tôi đã hướng dẫn em hát và thu âm ca khúc này. Sau đó, khi em nghỉ học, có mang ca khúc đi hát nhiều nơi không xin phép nhưng tôi không hỏi vì thật sự bài hát không phải của riêng tôi”. Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, bà Thúy Vinh, đại diện ca sĩ Thanh Thảo, cho biết: Đây là ca khúc Music Box chỉ mua tác quyền, không phải độc quyền nên những ai khác mua đều được sử dụng. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ thắc mắc phần ghi âm công ty dạy cho Quỳnh Anh trong quá trình là học viên. “Muốn sử dụng phần ghi âm mà chúng tôi dạy, Quỳnh Anh nên nói qua cho chúng tôi bởi vì dù sao đây cũng là thầy cô giáo dạy dỗ cho mình!” – Thúy Vinh nói. Nhạc sĩ Vũ Quốc Bình, người biên tập và chịu trách nhiệm tác quyền trong album Vol.1 sắp phát hành của ca sĩ Trương Quỳnh Anh, lại cho rằng ca khúc Đơn côi mà Quỳnh Anh thể hiện hoàn toàn do anh ghi âm, dựng bè và thu trực tiếp ở phòng thu của anh. “Khi Quỳnh Anh nghỉ ở Music Box và cộng tác với tôi, Quỳnh Anh không mang bất cứ sản phẩm nào từ Music Box qua. Tôi hoàn toàn không biết bản ghi âm bài Đơn côi trước đó” – nhạc sĩ Vũ Quốc Bình khẳng định. Không độc quyền: Ai muốn dùng đều được! Liên lạc với nhạc sĩ Quỳnh Như, Pháp Luật TP.HCM được biết trước khi ký tác quyền ca khúc Đơn côi với Công ty Music Box (tháng 7-2008) với số tiền tác quyền 700.000 đồng và nhạc sĩ Vũ Quốc Bình (tháng 1-2009) với số tiền 500.000 đồng, cô đã từng bán tác quyền ca khúc này cho nhóm Mắt Ngọc. Song song đó, cô cũng ủy quyền cho Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam Chi nhánh phía Nam thu hộ tiền tác quyền tác phẩm của cô. Trong hợp đồng tác quyền giữa nhạc sĩ Vũ Quốc Bình và nhạc sĩ Quỳnh Như có ghi rõ “nhạc sĩ Vũ Quốc Bình sử dụng ca khúc Đơn côi vào album Vol.1 của ca sĩ Trương Quỳnh Anh”. Tuy nhiên, nhạc sĩ Vũ Quốc Bình khẳng định anh sẽ không sử dụng ca khúc này trong album sắp phát hành mà chỉ mua tác quyền ca khúc này “để Quỳnh Anh hát cho vui vì sau khi liên lạc với nhạc sĩ Quỳnh Như, tôi biết đây là ca khúc chưa độc quyền của bất cứ ai”. Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, Giám đốc Chi nhánh phía Nam Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, chia sẻ: “Nguyên tắc về luật, khi một tác phẩm ra đời nếu không công bố độc quyền riêng của bất cứ ai thì mọi người đều có thể sử dụng, miễn sao trả tác quyền đầy đủ”. Bên cạnh đó, nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn cũng cho biết thêm, trên nguyên tắc, khi nhạc sĩ đã ủy quyền cho trung tâm thu hộ tiền tác quyền thì các đơn vị sẽ phải liên lạc với trung tâm để trả tác quyền cho nhạc sĩ. Nếu đã ủy quyền mà nhạc sĩ vẫn tiếp tục nhận tiền tác quyền ở các nơi thì đã vi phạm vào hợp đồng với trung tâm. Tuy nhiên, trong thực tế ở Việt Nam thì trung tâm phải linh động du di ở khoản này, vì các nhạc sĩ dù ký với trung tâm nhưng vẫn chưa quen để trung tâm thu hộ!   Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, Giám đốc Chi nhánh phía Nam Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam: Hợp đồng càng chi tiết càng tốt! Tình hình thu tiền tác quyền ở Việt Nam hiện đang xảy ra nhiều rắc rối. Trường hợp nhạc sĩ ký độc quyền sử dụng ca khúc với công ty A nhưng sau đó công ty B đến ký , tác giả lại bảo “tôi không trao độc quyền tất cả cho công ty A. Chỉ cho độc quyền trên băng đĩa chứ không cho độc quyền ở biểu diễn…” Sở dĩ xảy ra tình trạng này do hợp đồng sử dụng ca khúc giữa hai bên không rõ từng lĩnh vực cụ thể như siêu thị, biểu diễn, thu âm, karaoke… Vì vậy, hợp đồng càng chi tiết thì càng tránh những sai sót không đáng có như hiện nay.

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật