SỰ GIAO THOA GIỮA VỐN XÃ HỘI VỚI CÁC GIAO DỊCH KINH TẾ TRONG GIA ĐÌNH: SO SÁNH GIA ĐÌNH VIỆT NAM VÀ GIA ĐÌNH HÀN QUỐC

PGS.TS. NGUYỄN QUÍ THANH 1. Đặt vấn đề Vốn xã hội là khái niệm được sử dụng khá thường xuyên trong các tài liệu xã hội học, đặc biệt xã hội học kinh tế. Theo nghĩa chung nhất vốn xã hội được xem xét như là các chuẩn mực và các quan hệ xã hội gắn chặt trong cơ cấu xã hội của nhóm, mà nhờ đó các cá nhân phối hợp hành động để đạt được những mục đích. Điều đó có nghĩa là vốn xã hội liên quan đến những thiết chế, các quan hệ và các chuẩn mực mà tạo hình cho chất lượng và số lượng của các tương tác xã hội. Vốn xã hội liên quan đến sự cố kết nội tại về xã hội và văn hóa của xã hội, các chuẩn mực và các giá trị dẫn dắt các tương tác giữa các cá nhân và các thiết chế mà họ bị gắn vào đó. Vốn xã hội không phải là tổng của những thiết chế trụ cột chống đỡ xã hội, mà đó là keo dán chúng lại với nhau. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng vốn xã hội là các kênh tiếp cận đến những nguồn lực mà gắn chặt cố hữu với những quan hệ nào đó. Những quan hệ như vậy mở ra những ý tưởng kinh doanh mới triển vọng được ấp ủ, phụ thuộc vào chất lượng của thông tin và những nguồn lực bắt nguồn từ đó. Một câu hỏi khác được đặt ra là tại sao chủ đề vốn xã hội lại được các nhà xã hội học quan tâm nghiên cứu? Ngày nay, càng ngày càng có nhiều bằng chứng thực nghiệm cho thấy vốn xã hội đóng góp đáng kể cho sự phát triển bền vững. Sự bền vững có nghĩa là chúng ta để lại cho các thế hệ tương lai nhiều cơ hội hoặc nhiều hơn cơ hội so với cái chúng ta có. Đầu tư cho cơ hội đòi hỏi một sự mở rộng các loại nguồn vốn. Nói cách khác quan niệm truyền thống về vốn cần được mở rộng thêm khái niệm về vốn xã hội. Vốn xã hội là chất keo gắn kết xã hội mà nếu không có nó thì không thể nói về bất kì sự tăng trưởng kinh tế và hạnh phúc con người nào. Nói một cách bao quát nhất nếu không có vốn xã hội thì xã hội sẽ bị sụp đổ. Pierre Bourdieu cho rằng các loại vốn có thể chuyển hóa lẫn nhau. Cụ thể là sự đầu tư cho các quan hệ xã hội (một dạng vốn xã hội) có thể giúp cho các chủ thể hành động nhận được những lợi ích về kinh tế hoặc tri thức hoặc uy tín, và ngược lại. Thực tế đã chứng minh là có nhiều nguồn có thể tạo thành vốn xã hội trong đó các quan hệ gia đình ở những Quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều của Khổng giáo là một nguồn quan trọng. Gia đình có thể được nhìn nhận như là một mạng lưới những trách nhiệm. Gia đình cấp vốn cho các thành viên của nó bằng việc hỗ trợ nguồn vốn chung, hoặc bằng một sự ủy thác mà nhờ đó các thành viên của nó tin tưởng lẫn nhau (Bourdieu, 1983). Vì vậy, gia đình bao gồm một mạng lưới xã hội mà có thể được khai thác một cách hiệu quả để đạt được những mục đích chung (Coleman, 1988).   Với cách tiếp cận với gia đình như là một trong các nguồn vốn xã hội, nghiên cứu của chúng tôi đã đạt được mục tiêu tìm hiểu xem các giao dịch kinh tế được bao bọc, gắn kết (embedding) bởi các quan hệ gia đình (tức là một loại vốn xã hội) như thế nào? Những biểu hiện của nó trong việc vay vốn kinh doanh, chia sẻ về lao động hay trong quản lý doanh nghiệp nhỏ, rất nhỏ hay doanh nghiệp gia đình ra sao? Đó là những câu hỏi nghiên cứu chính mà chúng tôi muốn làm rõ trong bài viết này. SOURCE: TẠP CHÍ XÃ HỘI HỌC SỐ 02 (90), 2005 CÁC BẠN ĐỌC TOÀN BỘ BÀI VIẾT TẠI ĐÂY

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật