QUI CHẾ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ IN, ĐÚC TIỀN VIỆT NAM

Quy chế tổ chức, quản lý in, đúc tiền Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 01 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ) Chương I Quy định chung Điều 1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh 1. Quy chế này quy định việc tổ chức, quản lý in, đúc tiền Việt Nam gồm: tiền giấy, tiền kim loại, tiền mẫu, tiền lưu niệm (gọi chung là tiền Việt Nam) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (viết tắt là Ngân hàng Nhà nước). 2. Nhà máy in, đúc tiền thực hiện việc in, đúc tiền theo hợp đồng với Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ), trên cơ sở kế hoạch in, đúc tiền đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (viết tắt là Thống đốc NHNN) phê duyệt. Điều 2. Nguyên tắc tổ chức, quản lý in, đúc tiền Việt Nam 1. Hoạt động in, đúc tiền Việt Nam chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Quy chế này và các quy định của pháp luật có liên quan.   2. Việc quản lý chất lượng đồng tiền thực hiện theo Hệ thống chỉ tiêu kỹ thuật các loại tiền in, đúc do Thống đốc NHNN quy định. 3. Ngân hàng Nhà nước là chủ sở hữu mẫu thiết kế các loại tiền đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hoạ sỹ trực tiếp sáng tác mẫu tiền đã phát hành được Ngân hàng Nhà nước công nhận là tác giả và được hưởng quyền tác giả theo quy định của pháp luật. 4. Sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng trong quá trình in, đúc; phế liệu, sản phẩm in, đúc thử được quản lý và tổ chức tiêu huỷ theo quy định của Thống đốc NHNN. 5. Nhà máy in, đúc tiền không được sử dụng các vật tư, thiết bị chuyên dùng phục vụ việc in, đúc tiền Việt Nam để in, đúc các sản phẩm khác, trừ trường hợp được Thống đốc NHNN chấp thuận bằng văn bản. Điều 3. Giải thích từ ngữ 1. Nhà máy in, đúc tiền: là doanh nghiệp in, đúc tiền trong và ngoài nước thực hiện nhiệm vụ thiết kế, chế bản và in, đúc tiền theo hợp đồng với Ngân hàng Nhà nước. 2. Mẫu thiết kế chuẩn: là bản vẽ mẫu tiền sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để sử dụng chế bản in, đúc thử và in, đúc chính thức. 3. In, đúc thử: là quá trình chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện và nghiệm thu mẫu chế bản gốc, khuôn đúc gốc; xác định mẫu chuẩn của sản phẩm in, đúc thử để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi in, đúc chính thức; đồng thời để hoàn chỉnh quy trình công nghệ in, đúc chính thức. Đúc thử đơn hình: là đúc thử theo mẫu thiết kế cho mỗi mệnh giá tiền kim loại. In thử cromalin đơn hình: là in thử cromalin theo mẫu thiết kế chuẩn cho mỗi loại tiền giấy. In thử đa hình: là in thử theo mẫu cromalin cho mỗi loại tiền giấy, được thực hiện đồng thời nhiều hình trên 1 tờ giấy in nguyên khổ. 4. In, đúc chính thức: là in, đúc đơn hình hoặc đa hình theo mẫu in, đúc thử chuẩn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện các hợp đồng in, đúc tiền giữa Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ) với nhà máy in, đúc tiền. Chương II Thiết kế, chế bản và in, đúc tiền Mục 1 Thiết kế mẫu tiền Điều 4Xây dựng đề án thiết kế mẫu tiền 1. Căn cứ vào chủ trương phát hành tiền mới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Cục Phát hành và Kho quỹ nghiên cứu xây dựng đề án thiết kế mẫu tiền gồm: mệnh giá, chất liệu, màu sắc, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn; công nghệ, kỹ thuật bảo an ứng dụng trên đồng tiền, báo cáo Thống đốc NHNN xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 2. Hình thức, nội dung và các tiêu chuẩn kỹ thuật của mẫu thiết kế phải đạt các yêu cầu cơ bản như sau: a) Có tính thẩm mỹ cao, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. b) Dễ phân biệt giữa các mệnh giá trong lưu thông qua mầu sắc, kích thước và trọng lượng. c) Thuận tiện trong việc bảo quản, sử dụng đồng tiền. d) Phù hợp với công nghệ, kỹ thuật trang thiết bị của các nhà máy in, đúc tiền, đồng thời ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực thiết kế, chế bản, in, đúc tiền của thế giới để nâng cao khả năng chống giả và độ bền của đồng tiền. Điều 5Tổ chức thiết kế mẫu tiền 1. Nhà máy in tiền Quốc gia có nhiệm vụ thực hiện thiết kế các mẫu tiền theo hình thức, nội dung và các tiêu chuẩn kỹ thuật do Ngân hàng Nhà nước thông báo, cụ thể như sau: a) Xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức triển khai thiết kế. Chương trình, kế hoạch phải xác định cụ thể tiến độ thời gian, nội dung công việc đối với từng loại mẫu tiền được giao thiết kế. b) Triển khai thiết kế mẫu tiền đúng với nội dung đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. c) Trình Thống đốc NHNN (thông qua Cục Phát hành và Kho quỹ) mẫu thiết kế tiền, theo kế hoạch và yêu cầu chất lượng của Ngân hàng Nhà nước. 2. Trường hợp giao cho các đơn vị khác thực hiện thiết kế mẫu tiền, Thống đốc NHNN có quyết định cụ thể từng trường hợp. Điều 6. Hồ sơ, thủ tục trình duyệt mẫu thiết kế tiền 1. Hồ sơ trình duyệt mẫu thiết kế tiền gồm có: a) Tờ trình Thống đốc NHNN. b) Bản mẫu thiết kế hoàn chỉnh. c) Bản thuyết minh về kỹ thuật công nghệ, gồm: - Công nghệ chế bản, công nghệ in, đúc, thiết bị in, đúc. - Máy móc, trang thiết bị in, đúc. - Quy cách, chủng loại vật tư in, đúc (giấy in, mực in, phoi kim loại). - Các yếu tố chống giả. d) Thông tin tư liệu, hình ảnh khác có liên quan đến mẫu thiết kế. 2. Thủ tục, thẩm quyền duyệt mẫu thiết kế tiền: a) Đối với mẫu tiền lưu thông: Cục Phát hành và Kho quỹ thẩm định hồ sơ mẫu thiết kế của nhà máy in, đúc tiền, báo cáo Thống đốc NHNN xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. b) Đối với mẫu tiền lưu niệm: Cục Phát hành và Kho quỹ thẩm định hồ sơ mẫu thiết kế của nhà máy in, đúc tiền trình Thống đốc NHNN xem xét phê duyệt. Mục 2 Chế bản bản in, khuôn đúc Điều 7Chế bản bản in, khuôn đúc 1. Chế bản bản in gốc, khuôn đúc gốc: a) Nhà máy in, đúc tiền thực hiện chế bản bản in gốc, khuôn đúc gốc trên cơ sở mẫu thiết kế chuẩn do Ngân hàng Nhà nước cung cấp theo hợp đồng chế bản, hợp đồng in, đúc tiền giữa Ngân hàng Nhà nước và nhà máy in, đúc tiền. b) Việc chế bản bản in gốc, khuôn đúc gốc được thực hiện tại nhà máy in, đúc tiền, có sự phối hợp, tư vấn về mỹ thuật, kỹ thuật và công nghệ của Cục Phát hành và Kho quỹ. Trường hợp thực hiện chế bản ở nước ngoài, Thống đốc NHNN trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. c) Trong bản in gốc, khuôn đúc gốc phải được cài đặt mã khoá an toàn theo nguyên tắc: Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ quyết định hình thức mã khoá và vị trí cài đặt mã khoá an toàn trong bản in gốc, khuôn đúc gốc cho từng loại mệnh giá. Sau khi đã hoàn thành việc cài đặt mã khóa an toàn, đơn vị thực hiện chế bản không được thay đổi bất kỳ chi tiết nào trong bản in gốc, khuôn đúc gốc. Khóa an toàn do Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ trực tiếp quản lý và báo cáo Thống đốc NHNN hình thức mã khoá và vị trí đã cài đặt mã khoá an toàn trên từng loại mệnh giá. 2. Quá trình thực hiện chế bản bản in gốc, khuôn đúc gốc phải tuân thủ các yêu cầu: a) Thể hiện trung thực, chính xác về hình thức và nội dung của mẫu thiết kế chuẩn. b) Thực hiện đầy đủ, chính xác các tiêu chuẩn kỹ thuật theo mẫu thiết kế chuẩn và quy định trong bản thuyết trình kỹ thuật. c) Trong quá trình chế bản nếu cần điều chỉnh, sửa đổi chi tiết trên mẫu thiết kế chuẩn cho phù hợp với công nghệ, thiết bị, chất liệu in, đúc tiền, nhà máy in, đúc tiền phải đề nghị bằng văn bản với Ngân hàng Nhà nước (thông qua Cục Phát hành và Kho quỹ) và chỉ được thực hiện điều chỉnh, sửa đổi khi có chấp thuận bằng văn bản của cấp có thẩm quyền. 3. Chế bản bản in, khuôn đúc sản xuất: a) Việc chế bản bản in, khuôn đúc sản xuất được thực hiện trên cơ sở nhân bản từ bản in gốc, khuôn đúc gốc và phải bảo đảm độ chính xác tuyệt đối như bản in gốc, khuôn đúc gốc. b) Các nhà máy in, đúc tiền quyết định số lượng bản in, khuôn đúc sản xuất phù hợp với số lượng sản phẩm in, đúc đã ký hợp đồng với Ngân hàng Nhà nước. Điều 8. In, đúc thử 1. Trong quá trình chế bản bản in, khuôn đúc, các đơn vị chế bản thực hiện in, đúc thử các mẫu thiết kế do Ngân hàng Nhà nước giao theo hợp đồng để phục vụ việc chỉnh sửa, hoàn thiện, nghiệm thu bản in, khuôn đúc và xác định mẫu chuẩn của đồng tiền để trình Thống đốc NHNN phê duyệt trước khi in, đúc chính thức. 2. Phương pháp in, đúc thử: a) Đối với tiền kim loại: Đúc thử đơn hình được thực hiện trong quá trình hoàn thiện mẫu chế bản gốc, khuôn đúc gốc. b) Đối với tiền giấy: In thử đa hình được thực hiện sau khi mẫu in thử crômalin đơn hình được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Điều 9Phê duyệt mẫu in, đúc thử đơn hình và đa hình 1. Thống đốc NHNN phê duyệt: mẫu in, đúc thử đơn hình các mẫu tiền, trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ (sau khi đã thống nhất với Giám đốc nhà máy in, đúc tiền). Mẫu in, đúc thử được phê duyệt là cơ sở để nghiệm thu bản in gốc, khuôn đúc gốc và in, đúc chính thức. 2. Cục Trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ phê duyệt mẫu in thử đa hình các loại tiền, trên cơ sở mẫu in thử đơn hình đã được Thống đốc NHNN phê duyệt. Điều 10. Phê duyệt và ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật của các loại tiền 1. Thống đốc NHNN ban hành quy định về Hệ thống chỉ tiêu kỹ thuật của các loại tiền (tiền giấy, tiền kim loại) do Ngân hàng Nhà nước phát hành. 2. Căn cứ Hệ thống chỉ tiêu kỹ thuật của các loại tiền, mẫu thiết kế chuẩn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kèm bản thuyết minh kỹ thuật và mẫu in, đúc thử đơn hình do Thống đốc NHNN phê duyệt, Cục Phát hành và Kho quỹ chủ trì, phối hợp với nhà máy in, đúc tiền xây dựng Hồ sơ tiêu chuẩn kỹ thuật của từng mệnh giá trình Thống đốc NHNN phê duyệt và ban hành làm cơ sở pháp lý trong việc quản lý chất lượng đồng tiền. Mục 3 In, đúc tiền Điều 11. In, đúc tiền chính thức Việc in, đúc tiền chính thức được thực hiện trên cơ sở: a) Hợp đồng in, đúc tiền được ký giữa Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ) với nhà máy in, đúc tiền trên cơ sở quyết định phê duyệt kế hoạch in, đúc tiền của Thống đốc NHNN. b) Mẫu in thử đa hình (đối với tiền giấy) và mẫu đúc thử đơn hình (đối với tiền kim loại) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 9 Quy chế này. c) Hồ sơ tiêu chuẩn kỹ thuật của từng mệnh giá do Thống đốc NHNN quy định. Điều 12Kiểm tra chất lượng sản phẩm in, đúc 1. Trong quá trình in, đúc tiền, nhà máy in, đúc tiền phải thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm giao cho Ngân hàng Nhà nước đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do Thống đốc NHNN quy định. Kết quả kiểm tra chất lượng phải thể hiện bằng văn bản, có xác nhận của người có thẩm quyền của nhà máy in, đúc tiền. 2. Cục Phát hành và Kho quỹ chịu trách nhiệm kiểm tra, giám định chất lượng tiền in, đúc đảm bảo sản phẩm tiền nhập kho đúng tiêu chuẩn kỹ thuật do Thống đốc NHNN quy định; việc kiểm tra chất lượng tiền thành phẩm tại các nhà máy in, đúc tiền trước khi nhập kho Ngân hàng Nhà nước được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu. 3. Các nhà máy in, đúc tiền chịu trách nhiệm đối với các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc giao thừa, thiếu số lượng so với hợp đồng, được phát hiện trong quá trình phát hành vào lưu thông. 4. Cục Phát hành và Kho quỹ xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm các loại tiền trên cơ sở Hệ thống chỉ tiêu kỹ thuật của các loại tiền và tiền mẫu (specimen) trình Thống đốc NHNN phê duyệt. 5. Trường hợp cần thiết, theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN, Cục Phát hành và Kho quỹ kiểm tra trực tiếp tại nhà máy in, đúc tiền về thông số kỹ thuật của nguyên vật liệu, bán thành phẩm tiền in, đúc. Chương III bảo vệ bí mật của nhà nước trong hoạt động in, đúc tiền Điều 13Hồ sơ, tài liệu bảo mật trong hoạt động in, đúc tiền Các loại hồ sơ tài liệu liên quan đến hoạt động in, đúc tiền lưu thông chưa công bố phát hành được quản lý, bảo quản theo quy định bảo vệ bí mật nhà nước bao gồm: 1. Đề án, chương trình, kế hoạch thiết kế, hợp đồng in, đúc tiền mới; số lượng tiền in, đúc. 2. Bản mẫu thiết kế đã được phê duyệt. 3. Tài liệu biên tập nội dung, hình thức và các tiêu chuẩn kỹ thuật cho từng loại mẫu tiền trước khi tiến hành thiết kế. 4. Bản chế bản gốc (bản in gốc, khuôn đúc gốc); bản khắc gốc, phim gốc, đĩa lưu giữ hình ảnh, nội dung tư liệu, thông tin liên quan đến thiết kế, chế bản gốc, in đúc thử. 5. Mẫu in, đúc thử (đơn hình và đa hình) trên giấy, trên kim loại và các chất liệu khác bao gồm cả sắc biểu và bản in đơn sắc của từng mẫu tiền. 6. Hồ sơ kỹ thuật chính thức của từng loại mẫu tiền được xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi và hoàn thiện sau khi đã hoàn thành các công đoạn chế bản, in đúc thử đơn hình, đa hình đã được Thống đốc NHNN phê duyệt. 7. Văn bản trình duyệt liên quan đến thiết kế, chế bản, in, đúc thử và in, đúc chính thức. 8. Hồ sơ chi tiết về mực in và công thức pha chế mực in, các đặc điểm, thông số kỹ thuật của mực in, giấy in; các yếu tố bảo an, kỹ thuật chế bản và công nghệ in. Điều 14. Quản lý hồ sơ, tài liệu, thông tin mật trong hoạt động in, đúc tiền 1. Các hồ sơ, tài liệu quy định tại Điều 13 Quy chế này được bảo quản tại Ngân hàng Nhà nước phù hợp với cấp độ mật của từng loại văn bản theo quy định của pháp luật về danh mục bí mật nhà nước trong ngành ngân hàng và chế độ văn thư lưu trữ. 2. Hồ sơ, tài liệu giao dịch liên quan đến thiết kế, chế bản, in, đúc tiền phải dùng ký hiệu hoặc mã số của các mẫu tiền. 3. Hệ thống máy tính dùng để thiết kế và chế bản mẫu tiền phải được quản lý nghiêm ngặt. Sau khi thực hiện xong các mẫu thiết kế chế bản theo hợp đồng với Ngân hàng Nhà nước, các nhà máy in, đúc tiền phải sao lưu vào thiết bị nhớ ngoài để giao lại cho Ngân hàng Nhà nước và xoá hoàn toàn các thông tin dữ liệu trên máy tính có sự chứng kiến của cán bộ Ngân hàng Nhà nước (kèm biên bản). 4. Sau khi thực hiện xong các công đoạn chế bản, in, đúc thử, các nhà máy in, đúc tiền được lưu giữ, bảo quản khuôn mẫu và các hồ sơ kỹ thuật để phục vụ quá trình sản xuất chính thức gồm: a) Một bộ bản in gốc chuẩn (đa hình) có các bản in màu khung và màu nền để nhân bản in đối với in tiền giấy hoặc bộ khuôn đúc chuẩn (đơn hình) để nhân bản khuôn đúc đối với việc đúc tiền kim loại. b) Một bộ mẫu in chuẩn (đa hình) gồm mẫu in chuẩn và các mẫu in đơn sắc cộng biểu màu để đối chiếu và nghiệm thu sản phẩm khi in chính thức. c) Một bộ hồ sơ kỹ thuật chính thức của từng loại tiền để đối chiếu, theo dõi thực hiện (trong đó có công thức pha chế mực, tiêu chuẩn kỹ thuật của mực in và giấy in). 5. Việc bảo quản, lưu giữ và vận chuyển, giao nhận các tài liệu quy định tại Điều 13 của Quy chế này và các điều khoản khác có liên quan phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước và các quy định, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng. 6. Trách nhiệm quản lý hồ sơ, tài liệu mật trong hoạt động in, đúc tiền được quy định cụ thể trong hợp đồng thiết kế, chế bản, in, đúc tiền ký giữa Ngân hàng Nhà nước với các nhà máy in, đúc tiền. Chương IV trách nhiệm của các đơn vị Điều 15. Cục Phát hành và Kho quỹ 1. Tham mưu cho Thống đốc NHNN trong việc tổ chức, quản lý in, đúc tiền Việt Nam. 2. Tổ chức thực hiện các nội dung công việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Cục Phát hành và Kho quỹ quy định tại Quy chế này. 3. Định kỳ hàng quý, năm báo cáo Thống đốc NHNN về tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch in, đúc tiền; đồng thời đề xuất việc điều chỉnh kế hoạch in, đúc tiền trong năm của Ngân hàng Nhà nước khi cần thiết. 4. Bảo vệ bí mật nhà nước các hồ sơ, tài liệu quy định tại Điều 13, Điều 14 Quy chế này và các hồ sơ tài liệu liên quan tại Cục Phát hành và Kho quỹ trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động in, đúc tiền. 5. Tham gia thẩm định giá thành sản phẩm của từng loại tiền. 6. Gửi Vụ Tổng kiểm soát các tài liệu theo Quy chế kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động in, đúc tiền Việt Nam tại Nhà máy in tiền Quốc gia do Thống đốc NHNN ban hành. Điều 16. Vụ Tổng kiểm soát Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế này tại các đơn vị liên quan theo chức năng nhiệm vụ của Vụ và Quy chế kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động in, đúc tiền Việt Nam tại Nhà máy in tiền Quốc gia do Thống đốc NHNN ban hành. Điều 17. Nhà máy in, đúc tiền 1. Nhà máy in tiền Quốc gia a) Giám đốc Nhà máy in tiền Quốc gia có trách nhiệm ban hành quy trình thiết kế, chế bản, quy trình in, đúc tiền phù hợp với Quy chế này để thực hiện tại đơn vị; đồng thời gửi Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ, Vụ Tổng kiểm soát) để quản lý, giám sát. b) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nội dung công việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Nhà máy in tiền Quốc gia quy định tại Quy chế này. c) Gửi Cục Phát hành và Kho quỹ các tài liệu sau: - Các tài liệu quy định tại Khoản 2,3,4,5,6,7,8 Điều 13 Quy chế này. - Các báo cáo định mức tiêu hao vật tư và mức tiêu hao vật tư thực tế về mực in (offset, Intaglio, in số, in phủ), hoá chất của từng loại tiền và tỷ lệ sản phẩm hỏng. - Báo cáo kết quả thí nghiệm đánh giá tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng của từng loại sản phẩm in chính thức. d) Bảo vệ bí mật nhà nước các hồ sơ, tài liệu quy định tại Điều 13, Điều 14 Quy chế này và các hồ sơ, tài liệu liên quan tại nhà máy trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động in, đúc tiền. đ) Gửi Vụ Tổng kiểm soát các tài liệu theo Quy chế kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động in, đúc tiền Việt Nam tại Nhà máy in tiền Quốc gia do Thống đốc NHNN ban hành. 2. Các nhà máy in, đúc tiền khác có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Quy chế này và các điều khoản trong hợp đồng thiết kế, chế bản, in, đúc tiền ký với Ngân hàng Nhà nước. K/T. thống đốc phó thống đốc Đã ký : Nguyễn Thị Kim Phụng    

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật