NHỮNG KHÍA CẠNH PHÁP LÝ CƠ BẢN CỦA GIAO DỊCH BẢO LÃNH BẰNG TÀI SẢN TRONG QUAN HỆ VAY VỐN NGÂN HÀNG

TS. NGUYỄN VĂN TUYẾN – KHOA PHÁP LUẬT KINH TẾ – ĐHL HÀ NỘI Bảo lãnh bằng tài sản nói chung và bảo lãnh bằng tài sản trong quan hệ vay vốn ngân hàng nói riêng là giao dịch hợp đồng được thiết lập giữa pháp nhân, thể nhân (đóng vai trò là người bảo lãnh) với bên có quyền về việc người bảo lãnh cam kết sẽ dùng các tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ, nếu đến hạn người này không thực hiện được nghĩa vụ của họ đối với bên có quyền. Trong thực tiễn hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, giao dịch cho vay có điều kiện bảo lãnh bằng tài sản của người thứ ba được xem là nghiệp vụ cho vay khá phổ biến, bởi tính chặt chẽ trong thủ tục vay vốn và độ an toàn cao về phương diện kinh tế của nghiệp vụ tín dụng này. Bài viết này xin đề cập những khía cạnh pháp lí cơ bản của giao dịch bảo lãnh bằng tài sản vay vốn ngân hàng với mong muốn góp phần làm sáng tỏ hơn về phương diện lí luận đối với hợp đồng bảo lãnh, trên cơ sở đó tạo tiền đề lí thuyết cho hoạt động thực tiễn của các ngân hàng thương mại được an toàn hơn và hiệu quả hơn trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay.   1. Bn cht pháp lí ca hành vi bo lãnh bng tài sn: Dân s hay thương mi? Câu trả lời ở đây là: Có những hành vi bảo lãnh chỉ thuần tuý là dân sự và cũng có những hành vi bảo lãnh được coi là hành vi thương mại. Bảo lãnh nói chung và bảo lãnh bằng tài sản nói riêng khi mới xuất hiện trong đời sống, vốn dĩ là hành vi dân sự thuần tuý, bởi lẽ khi lập văn bản bảo lãnh thì người bảo lãnh đã tự nguyện ràng buộc mình với những quyền và nghĩa vụ pháp lí nhất định, không vì mục tiêu lợi nhuận nào cả. Mặt khác, hành vi bảo lãnh thuần tuý thông thường không bắt buộc phải có dấu hiệu hoàn trái, nghĩa là người bảo lãnh, với tư cách là chủ nợ mới của người được bảo lãnh, có toàn quyền quyết định việc truy đòi món nợ hay không đối với người được bảo lãnh, sau khi mình đã thực hiện nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh. Ngoài ra, hành vi bảo lãnh thuần tuý thường có tính nhất thời, không mang tính chất chuyên nghiệp và cũng do không nhằm mục đích rõ ràng là thu lợi nhuận như những hành vi thương mại nên loại hành vi này không phải đăng kí kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước. Tất cả những hành vi bảo lãnh thuần tuý không có tính chuyên nghiệp và không nhằm mục đích kiếm lời đều phải được xem là những hành vi dân sự (phi thương mại). Tuy nhiên, theo đà phát triển của nền thương mại và kĩ nghệ, một số chủ thể kinh doanh, đặc biệt là các ngân hàng đã bắt đầu thực hiện thường xuyên hoạt động bảo lãnh cho khách hàng để thu phí bảo lãnh. Loại hành vi bảo lãnh này dần dần có tính chất chuyên nghiệp và trở thành loại hình dịch vụ đặc biệt có khả năng sinh lời cho người thực hiện chúng. Vì thế, những hành vi bảo lãnh có tính chuyên nghiệp với mục đích rõ ràng là thu lợi nhuận như vậy đã mặc nhiên trở thành những hành vi thương mại và cần phải được Nhà nước đối xử như hành vi thương mại. Như vậy, trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường hiện đại, chỉ những hành vi bảo lãnh có tính chất chuyên nghiệp của các ngân hàng (hay các tổ chức khác được phép thực hiện các hoạt động ngân hàng) với mục tiêu kiếm lời (dạng hoạt động bảo lãnh đặc thù này được gọi là nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng) mới được coi là hành vi thương mại. Còn sự bảo lãnh thuần tuý của tổ chức, cá nhân cho nghĩa vụ tài sản của người khác phát sinh trong hoặc ngoài hợp đồng, không phải là chuyên nghiệp và không có mục tiêu kiếm lời thì cần phải được nhìn nhận như là những hành vi dân sự. Việc xác định đúng bản chất pháp lí của hành vi bảo lãnh là dân sự hay thương mại sẽ có ý nghĩa, tác dụng rất lớn trong việc xác định thẩm quyền và thủ tục giải quyết những tranh chấp liên quan đến hành vi đó. 2. Hp đồng bo lãnh bng tài sn trong quan h vay vn ngân hàng là giao dch hai bên hay ba bên? Đây là vấn đề vẫn còn đang tranh luận trong giới luật gia. Tuy nhiên, theo dự liệu tại Điều 366 Bộ luật dân sự Việt Nam thì “bo lãnh là vic người th ba (gi là người bo lãnh) cam kết vi bên có quyn (gi là người nhn bo lãnh) s thc hin nghĩa vthay cho bên có nghĩa v (gi là người được bo lãnh) nếu khi đến thi hn mà ngườiđược bo lãnh không thc hin hoc thc hin không đúng nghĩa v“. Theo đó, bảo lãnh thực chất là giao dịch hợp đồng phát sinh giữa người bảo lãnh với người nhận bảo lãnh (hợp đồng song phương) chứ không hề có sự tham gia của bất kì người thứ ba nào, cho dù trong hoàn cảnh này người đi vay (người được bảo lãnh) có những quyền lợi liên quan đến sự bảo lãnh. Tuy nhiên, với cách nhìn khác, một số ý kiến lại cho rằng giao dịch bảo lãnh bằng tài sản nói chung và giao dịch bảo lãnh bằng tài sản trong quan hệ vay vốn ngân hàng nói riêng là loại hình giao dịch ba bên, trong đó người được bảo lãnh cũng là chủ thể của hợp đồng bảo lãnh. ý kiến này xuất phát từ lập luận cho rằng hợp đồng bảo lãnh chẳng qua là một hợp đồng phụ bổ sung cho hợp đồng chính và hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính. Do vậy, chủ thể tham gia hợp đồng chính (hợp đồng tín dụng) cũng đương nhiên là chủ thể của hợp đồng phụ (hợp đồng bảo lãnh). Theo ý kiến của chúng tôi, quan điểm cho rằng hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản thuộc loại hợp đồng ba bên là không có cơ sở khoa học. Bởi lẽ, theo logic thông thường, nếu người đủ năng lực chủ thể đồng ý đem tài sản của mình để trả nợ thay cho người khác với mục đích trong sáng và hợp pháp, trên cơ sở sự chấp thuận của bên có quyền thì mặc nhiên sự cam kết này đã phát sinh hiệu lực pháp lí và có giá trị ràng buộc đối với các bên cam kết. Trong trường hợp này, việc bên có nghĩa vụ (người được bảo lãnh) có đồng ý và chấp nhận sự bảo lãnh đó hay không cũng không hề làm giảm sút giá trị pháp lí của sự bảo lãnh. Sai lầm của quan niệm coi hợp đồng bảo lãnh là giao dịch ba bên chính là ở chỗ họ chỉ nhìn thấy tính chất phụ thuộc về hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh vào hiệu lực của hợp đồng chính mà không nhìn thấy tính độc lập tương đối của bản thân hợp đồng bảo lãnh so với hợp đồng chính. Điều đó đã dẫn đến sự suy đoán rằng chủ thể của hợp đồng bảo lãnh không thể nào thiếu người được bảo lãnh. Cách suy luận này đã thể hiện sự nhận thức không chính xác về vị trí và tư cách pháp lí của người được bảo lãnh trong quan hệ hợp đồng bảo lãnh, vốn dĩ người này chỉ đóng vai trò là người thứ ba có quyền lợi liên quan đến sự bảo lãnh. Vấn đề đặt ra ở đây là mặc dù người được bảo lãnh không phải là chủ thể của hợp đồng bảo lãnh nhưng liệu rằng ý chí của họ có ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh hay không? Theo ý kiến của chúng tôi, việc pháp luật quy định người được bảo lãnh không phải là chủ thể hợp đồng bảo lãnh là hoàn toàn hợp lí và có cơ sở khoa học nhưng rõ ràng ý chí và hành động của người được bảo lãnh có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo lãnh. Thật vậy, về nguyên tắc nếu người được bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ của họ đối với bên có quyền (người nhận bảo lãnh) thì khi đó người bảo lãnh sẽ phải đứng ra thực hiện nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh. Ngược lại, nếu người được bảo lãnh đã hoàn tất nghĩa vụ của họ đối với bên có quyền thì mặc nhiên nghĩa vụ của người bảo lãnh phát sinh theo hợp đồng bảo lãnh cũng chấm dứt. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng sự bảo lãnh trong dân luật nói chung cũng như trong nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại nói riêng, nếu ý chí của người được bảo lãnh có thay đổi làm cho nội dung thực chất của nghĩa vụ được bảo lãnh cũng thay đổi thì về nguyên tắc không thể đương nhiên và tự động làm cho nghĩa vụ của người bảo lãnh thay đổi theo, trừ khi có sự đồng ý của người này. Ví d: A cam kết bảo lãnh cho B vay tiền của Ngân hàng C, với mục đích sử dụng vốn vay vào việc đầu tư dây chuyền sản xuất dép nhựa. Sau khi nhận được tiền vay, do điều kiện và thời cơ kinh doanh bị thay đổi, B thoả thuận lại với Ngân hàng C về mục đích sử dụng vốn vay và được Ngân hàng C đồng ý cho chuyển mục đích sử dụng vốn vay sang lĩnh vực kinh doanh hàng may mặc, kèm theo thoả thuận về việc điều chỉnh tăng lãi suất tiền vay cho phù hợp với tình hình mới. Với thoả thuận này giữa B với Ngân hàng C, rõ ràng nội dung nghĩa vụ được bảo lãnh đã có sự thay đổi nhưng không vì thế mà nội dung nghĩa vụ bảo lãnh của A đối với Ngân hàng C đương nhiên thay đổi theo, trừ khi có bằng cớ chứng minh rằng A đã chấp nhận bảo lãnh cho tình trạng mới của nghĩa vụ được bảo lãnh. Ví dụ trên đây một lần nữa khẳng định và chứng minh rằng người được bảo lãnh thực tế không nhất thiết phải đóng vai trò là chủ thể của hợp đồng bảo lãnh và ý chí của họ cũng không thể đơn phương làm thay đổi nội dung của hợp đồng bảo lãnh. 3. Tình trng liên đới gia nghĩa v bo lãnh vi nghĩa v được bo lãnh Trên phương diện lí thuyết, nghĩa vụ của người được bảo lãnh đối với bên có quyền (hay còn gọi là nghĩa vụ được bảo lãnh) đóng vai trò là nghĩa vụ chính còn nghĩa vụ của người bảo lãnh (hay nghĩa vụ bảo lãnh) chỉ là nghĩa vụ phụ. Tính chất chính, phụ của hai loại nghĩa vụ này không chỉ thể hiện sự lệ thuộc về phương diện hiệu lực pháp lí của nghĩa vụ bảo lãnh vào nghĩa vụ được bảo lãnh mà còn phản ánh thứ tự thực hiện hai loại nghĩa vụ này đối với bên có quyền. Nói khác đi, để không đồng hoá tình trạng pháp lí của người bảo lãnh với tình trạng pháp lí của người được bảo lãnh (vốn dĩ hai người này có vị trí khác nhau đối với trái chủ) thì pháp luật cần phải xây dựng nguyên tắc là nghĩa vụ được bảo lãnh (nghĩa vụ chính) cần phải được trái chủ yêu cầu thực hiện trước còn nghĩa vụ bảo lãnh (nghĩa vụ phụ) sẽ được trái chủ yêu cầu thực hiện sau. Tuy nhiên, để phát huy vai trò tích cực của sự bảo lãnh trong việc bảo đảm quyền lợi cho trái chủ là các ngân hàng, pháp luật cũng cho phép các bên của hợp đồng bảo lãnh được quyền cam kết về tính liên đới của nghĩa vụ bảo lãnh đối với nghĩa vụ được bảo lãnh. Nghĩa là, tình trạng liên đới giữa nghĩa vụ bảo lãnh với nghĩa vụ được bảo lãnh chỉ tồn tại khi chính các bên đã ghi rõ trong văn bản hợp đồng bảo lãnh về tình trạng này. Với điều khoản cam kết về tính liên đới, bên cho vay có quyền yêu cầu đối với bất kì ai trong số người vay và người bảo lãnh phải trả toàn bộ món nợ vào ngày hợp đồng tín dụng đáo hạn. Nếu trong hợp đồng bảo lãnh không có điều khoản nào nói rõ về sự liên đới nghĩa vụ thì về nguyên tắc, trái chủ trong hợp đồng tín dụng (bên cho vay) chỉ có thể yêu cầu bên vay phải thực hiện nghĩa vụ của họ trước, nếu bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của họ thì bên cho vay mới thực hiện quyền yêu cầu đối với người bảo lãnh. Theo ý kiến của chúng tôi, việc xác định tình trạng liên đới giữa hai loại nghĩa vụ này theo hướng trên đây sẽ đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản: - Mt là, không đồng hoá tình trạng pháp lí của người bảo lãnh với tình trạng pháp lí của người được bảo lãnh mà vốn dĩ hai loại chủ thể này có thân phận pháp lí hoàn toàn khác nhau trong mối quan hệ với trái chủ là bên cho vay trong hợp đồng tín dụng. Thật vậy, nếu người được bảo lãnh – bên đi vay có vị trí là con nợ của bên cho vay thì người bảo lãnh không phải là người thiếu nợ của bên cho vay (ngân hàng) mà chỉ đơn thuần là người cam kết sẽ dùng tài sản của mình để bảo đảm nghĩa vụ cho người vay trong hợp đồng tín dụng. Việc không đồng hoá thân phận pháp lí của người vay với người bảo lãnh trong pháp luật thực định không những có tác dụng củng cố nhận thức lí luận khoa học về bản chất pháp lí của sự bảo lãnh cũng như nguyên tắc tự định đoạt trong chế định bảo lãnh mà còn góp phần định hướng, soi sáng cho thực tiễn hoạt động tín dụng của các ngân hàng trong nền kinh tế -xã hội. - Hai là, phát huy được vai trò tích cực của biện pháp bảo lãnh trong việc đảm bảo quyền lợi cho trái chủ là bên cho vay trong hợp đồng tín dụng mà vẫn đảm bảo tuân thủ nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của người bảo lãnh trong việc giao kết hợp đồng bảo lãnh. 4. Tính độc lp tương đối ca hp đồng bo lãnh và mi liên h tương h vi hpđồng tín dng Về nguyên tắc, hợp đồng bảo lãnh mặc dù là hợp đồng phụ và bổ sung cho nội dung của hợp đồng tín dụng (với ý nghĩa như là hợp đồng chính) nhưng bản thân hợp đồng bảo lãnh cũng có tính độc lập tương đối trong mối quan hệ với hợp đồng tín dụng đồng thời có tác động tương hỗ với hợp đồng tín dụng. Tính độc lập tương đối của hợp đồng bảo lãnh, xét trong mối quan hệ với hợp đồng tín dụng được thể hiện trên những khía cạnh sau đây: - Mt là, về phương diện chủ thể, hợp đồng bảo lãnh được xác lập giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh (người này có tư cách là bên cho vay trong hợp đồng tín dụng). Còn hợp đồng tín dụng lại được xác lập giữa bên cho vay với bên đi vay (người này có tư cách là bên nhận bảo lãnh trong hợp đồng bảo lãnh). Do sự khác nhau về cơ cấu thành phần chủ thể giữa hợp đồng bảo lãnh với hợp đồng tín dụng (nghĩa là các chủ thể của hợp đồng bảo lãnh không đồng thời là chủ thể của hợp đồng tín dụng) nên về lí thuyết có thể suy luận rằng các chủ thể của hợp đồng bảo lãnh hoàn toàn có khả năng tự mình quyết định việc xác lập hợp đồng bảo lãnh hay không mà không hề phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể tham gia hợp đồng tín dụng. Điều này thể hiện tính độc lập tương đối của hợp đồng bảo lãnh trong mối quan hệ với hợp đồng tín dụng. - Hai là, về phương diện nội dung, các điều khoản của hợp đồng bảo lãnh vay vốn ngân hàng hoàn toàn do bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh thoả thuận với nhau trên nguyên tắc bình đẳng và tự do ý chí. Các điều khoản này chỉ có thể được sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ bởi ý chí của chính các bên giao kết hợp đồng bảo lãnh chứ không thể là chủ thể nào khác. Ngoài ra, việc pháp luật Việt Nam quy định hợp đồng bảo lãnh trong quan hệ vay vốn ngân hàng phải được các bên xác lập bằng hình thức một văn bản riêng rẽ, tách biệt hẳn với văn bản hợp đồng tín dụng1) cũng phần nào phản ánh tính độc lập tương đối của hợp đồng bảo lãnh trong mối quan hệ với hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng mặc dù các điều khoản của hợp đồng bảo lãnh là do các bên giao kết hợp đồng bảo lãnh tạo lập ra để chính họ thực hiện nhưng về phương diện hiệu lực pháp lí thì các điều khoản của hợp đồng này lại phụ thuộc vào hiệu lực pháp lí của các điều khoản được ghi trong hợp đồng tín dụng. Đặc điểm này thể hiện mối liên hệ pháp lí giữa hợp đồng bảo lãnh với hợp đồng tín dụng. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, mối liên hệ pháp lí giữa hợp đồng bảo lãnh với hợp đồng tín dụng được thể hiện ở hai khía cạnh sau đây: - Nếu hợp đồng tín dụng bị vô hiệu thì đương nhiên làm cho hợp đồng bảo lãnh bị vô hiệu theo. Bởi lẽ, hợp đồng tín dụng đóng vai trò là hợp đồng chính còn hợp đồng bảo lãnh chỉ có ý nghĩa như là hợp đồng phụ và do đó hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh đương nhiên phải phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng tín dụng. Quy tắc này trong pháp luật thực định của Việt Nam không có ngoại lệ, nghĩa là nếu người bảo lãnh đưa ra được bằng chứng về sự vô hiệu của hợp đồng tín dụng thì do đó họ có lí do để thuyết phục tòa án chấp nhận cho họ được giải thoát khỏi tình trạng là người bảo lãnh. - Nếu hợp đồng bảo lãnh vô hiệu thì chỉ có thể khiến cho hợp đồng tín dụng bị vô hiệu theo khi các bên trong hợp đồng tín dụng có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định rằng sự bảo lãnh là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, theo ý kiến của chúng tôi, quy tắc này vẫn có ngoại lệ thể hiện ở chỗ trong trường hợp các bên tham gia hợp đồng tín dụng có thoả thuận coi sự bảo lãnh là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tín dụng nhưng nếu có bằng chứng chứng minh rằng bên cho vay đã biết trước sự vô hiệu của hợp đồng bảo lãnh mà vẫn kí kết hợp đồng tín dụng với bên vay thì hợp đồng tín dụng không vì thế mà bị coi là vô hiệu. Ví d: Ngày 25/3/2000, Ngân hàng A kí hợp đồng tín dụng cho doanh nghiệp B vay tiền, với điều kiện doanh nghiệp B phải có sự bảo lãnh bằng tài sản của người thứ ba. Để vay được tiền của Ngân hàng A, doanh nghiệp B yêu cầu chi nhánh Ngân hàng C tại địa phương nơi doanh nghiệp B đóng trụ sở đứng ra bảo lãnh và được chi nhánh ngân hàng này chấp nhận bằng giấy bảo lãnh có chữ kí của người đại diện chi nhánh Ngân hàng C là ông trưởng phòng tín dụng (ngoài giấy bảo lãnh này, không hề có bất cứ giấy tờ nào thể hiện sự uỷ quyền hợp lệ được gửi kèm theo). Ngân hàng A đã kí hợp đồng tín dụng cho doanh nghiệp B vay tiền với tình trạng giấy bảo lãnh như trên. Với tình huống này, theo ý kiến của chúng tôi, cần phải cho rằng hợp đồng bảo lãnh vô hiệu vì người kí hợp đồng bảo lãnh không có thẩm quyền đại diện cho Ngân hàng C, tuy nhiên hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng A và doanh nghiệp B không vì thế mà vô hiệu, bởi lẽ, trong trường hợp này Ngân hàng A đã có khả năng biết trước sự vô hiệu của hợp đồng bảo lãnh mà vẫn đồng ý cho vay đối với doang nghiệp B thì điều kiện để cho vay (phải có sự bảo lãnh của người thứ ba) do ngân hàng này đưa ra sẽ mặc nhiên bị coi là huỷ bỏ bởi chính họ. Do đó, hợp đồng tín dụng trong trường hợp này vẫn có hiệu lực và trở thành hợp đồng tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản. 5. Vn đề thi hn s dng vn vay và thi hn bo lãnh nghĩa v tr n tin vay trong hp đồng tín dng Trên phương diện khoa học pháp lí ngân hàng, cần phải thừa nhận rằng khái niệm thời hạn sử dụng vốn vay và khái niệm thời hạn bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ tiền vay là hoàn toàn khác nhau nhưng có mối liên hệ với nhau. Nếu thời hạn sử dụng vốn vay là khoảng thời gian do các bên thoả thuận, theo đó bên vay có quyền chiếm hữu và khai thác giá trị sử dụng của tài sản vay (vốn vay bằng tiền) vào mục đích đã được ghi trong hợp đồng tín dụng thì thời hạn bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ tiền vay lại được hiểu là khoảng thời gian theo đó người bảo lãnh cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh (bên vay) theo điều kiện đã được ghi trong hợp đồng bảo lãnh. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là thời hạn sử dụng vốn vay có đồng nghĩa với thời hạn có hiệu lực của hợp đồng vay (hợp đồng tín dụng) hay không và thời hạn bảo lãnh có đồng nghĩa với thời hạn có hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh? Theo ý kiến của chúng tôi, về thời hạn sử dụng vốn vay, cần phải thấy rằng khi kết thúc thời hạn này thì quyền và nghĩa vụ pháp lí của các bên trong hợp đồng tín dụng chưa thực hiện xong, do đó hợp đồng tín dụng chưa thể coi là chấm dứt hiệu lực vào thời điểm thời hạn sử dụng vốn vay kết thúc. Còn về thời hạn bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ tiền vay thì lại khác, cần phải hiểu rằng mục đích của bảo lãnh tiền vay là vì quyền lợi của chủ nợ (bên cho vay) nên thời hạn bảo lãnh phải là khoảng thời gian tồn tại nghĩa vụ được bảo lãnh (điều này đúng cả trong trường hợp hợp đồng tín dụng có hiệu lực trước và hợp đồng bảo lãnh có hiệu lực sau). Chừng nào nghĩa vụ được bảo lãnh còn tồn tại thì chừng đó thời hạn bảo lãnh chưa thể coi là kết thúc. Như vậy, nếu thời hạn sử dụng vốn vay hoàn toàn do các bên thoả thuận và hoàn toàn có thể ấn định trước được tại thời điểm kí kết hợp đồng tín dụng thì thời hạn bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ tiền vay, mặc dù cũng do các bên thoả thuận nhưng thời hạn này không thể nào ấn định trước được, do các bên không thể biết trước khi nào thì nghĩa vụ trả nợ tiền vay sẽ được thực hiện xong bởi người vay hay người bảo lãnh. Điều này cho thấy rằng trong thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có điều kiện bảo lãnh, người bảo lãnh không thể dựa vào lí do thời hạn sử dụng vốn vay đã kết thúc và từ đó suy luận rằng thời hạn bảo lãnh cũng kết thúc để từ chối nghĩa vụ trả nợ thay với tư cách người bảo lãnh. Rõ ràng, khoảng thời gian sử dụng vốn vay và khoảng thời gian bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ tiền vay thường có khoảng cách khá xa và rất khó ước định trước. Tóm lại, với sự phân tích trên đây về các khía cạnh pháp lí của giao dịch bảo lãnh bằng tài sản trong quan hệ vay vốn ngân hàng, có thể nhận xét rằng bảo lãnh bằng tài sản trong quan hệ vay vốn ngân hàng là loại hình giao dịch rất phức tạp và đa dạng trong thực tiễn hoạt động tín dụng. Chỉ khi nào nhận thức đúng bản chất và các đặc trưng pháp lí của loại hình giao dịch bảo đảm đặc biệt này thì các luật sư, thẩm phán hay những người hành nghề tư vấn pháp luật mới có thể đưa ra được những phương án, đường lối giải quyết thoả đáng các vụ kiện về hợp đồng tín dụng có điều kiện bảo lãnh bằng tài sản./.  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật