NHỮNG ĐIỂM ĐÁNG CHÚ Ý VỀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG

Từ nửa cuối năm 2008, kinh tế toàn cầu suy giảm nhanh chóng và dự kiến sẽ còn tiếp tục còn suy giảm với quy mô khó lường trước trong năm 2009: Ở ba khu vực kinh tế lớn Mỹ, EU và Nhật, GDP thực tế giảm trên 2% trong năm 2008 – một phần do người tiêu dùng và các công ty giảm chi tiêu trong bối cảnh triển vọng kinh tế ảm đạm, và một phần do thắt chặt tài trợ. Khủng hoảng cũng đang ảnh hưởng đến các thị trường mới nổi, chẳng hạn như Trung Quốc năm nay tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng chỉ đạt 5%, chỉ bằng một nửa của tốc độ tăng trưởng năm ngoái. Sức cầu yếu từ các nước công nghiệp, giá các hàng hoá suy giảm mạnh và các thị trường chứng khoán khó có khả năng phục hồi đều gây những khó khăn cho các quốc gia mới nổi. NHTW và các nhà hoạch định chính sách đang cố gắng hành động để ngăn chặn sự sụp đổ kinh tế toàn cầu. Các chính sách được chú trọng trước tiên là các biện pháp để ổn định hệ thống tài chính: Những biện pháp này bao gồm việc mở rộng cho vay của NHTW, tái cơ cấu vốn hoặc thậm chí quốc hữu hoá ngân hàng, bảo lãnh cho các tài sản nợ của ngân hàng và thúc đẩy các cơ chế đảm bảo tiền gửi. Thứ hai, là các biện pháp ổn định hoạt động kinh tế thông qua. Các chương trình chi tiêu thông thường từ trợ cấp bằng tiền và cắt giảm thuế đến viện trợ cho những ngành nhất định, ví dụ như ngành công nghiệp ô tô và xây dựng dân dụng. Cắt giảm lãi suất cũng có thể là một trong các biện pháp ổn định hoạt động kinh tế. Một số lượng lớn tiền đang được huy động cho các gói cứu trợ: Các phương tiện truyền thông đã nói về những con số khổng lồ hàng tỷ Euro. Vào giữa năm 2008, chính phủ Mỹ đã thông qua gói 150 tỷ USD thuế tiền mặt, vào mùa thu Mỹ tiếp tục đưa ra gói giải cứu các tài sản xấu (TARP) trị giá 700 tỷ USD và tháng 2/09 gói kích thích kinh tế trị giá 800 tỷ USD cũng đã được thông qua. Nhiều nước khác bao gồm Anh, Nhật, Pháp và Trung Quốc cũng đang đưa ra các gói giải pháp với quy mô tương tự. Chính phủ Đức đã đưa ra một gói 500 tỷ Euro để hỗ trợ hệ thống ngân hàng; tháng 11/08, Chính phủ nước này đã công bố 31 tỷ Euro kích thích kinh tế và tháng 1/09 đưa ra gói giải pháp thứ 2 trị giá 50 tỷ Euro. Cùng thời điểm, các bảng cân đối của các NHTW đang tăng cao. Trong suốt năm 2008, bảng cân đối của ECB đã mở rộng một khoản trên 500 tỷ Euro – tăng hơn 1/3. Điều này chủ yếu do cấp vốn cho các tổ chức tín dụng sau khi thị trường liên ngân hàng gần như cạn kiệt vốn khả dụng và cần cung cấp khẩn cấp thanh khoản. Đối với Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), năm ngoái bảng cân đối đã tăng thêm 1.340 tỷ USD, tương đương gần 150% lên tới 2.266 tỷ USD.   Một khối lượng tiền lớn được đưa ra và chính sách tiền tệ mở rộng được thực hiện bởi các NHTW đang là nỗi lo đối với các nhà phân tích kinh tế. Một số nhà quan sát cho rằng, tài chính công có thể sụp đổ, vấn đề lạm phát và cải cách tiền tệ cũng cần được cảnh báo. Trong bối cảnh này, một số điểm sau cần được cân nhắc: Thứ nhất, rủi ro lớn không phải là lạm phát mà là vấn đề ngược lại – giảm phát (deflation). Hiện tại, sức cầu thế giới đang giảm mạnh. Do tốc độ tăng trưởng kinh tế âm, nguy cơ giảm phát,…,cung vượt quá cầu có thế xảy ra bất cứ khi nào. Theo dự báo của Uỷ ban Châu Âu, đối với khu vực đồng Euro, sự sụt giảm sức cầu so với sản lượng tiềm năng sẽ tiếp tục tăng ít nhất cho đến cuối năm 2010. Và nó sẽ mất vài năm nữa để tối đa hoá năng lực sản xuất và khôi phục trở lại. Trong bối cảnh này, dường như có ít cơ hội cho lạm phát gia tăng đặc biệt là khi toàn thế giới cũng đang trong một tình trạng giống nhau. Thứ hai, chính sách tiền tệ mở rộng – chính sách lãi suất 0% ở một số nước – có thể chỉ ảnh hưởng đến lạm phát nếu nó thực sự tạo ra cầu đối với hàng hoá và dịch vụ. Tuy nhiên trường hợp này ít có khả năng xảy ra trong hiện tại. Nguồn cung lớn vốn khả dụng đang được đưa ra cho các ngân hàng tuy nhiên các khoản tiền này không được sử dụng cho tiêu dùng và hoạt động đầu tư do: một mặt, các ngân hàng không có khả năng tăng cho vay do thiếu hụt vốn, hoặc chọn cách không làm gì do rủi ro tín dụng quá cao; mặt khác các dự án đầu tư dường như không thể thực hiện được đối với các công ty do vượt quá khả năng thực hiện và sức cầu giảm. Không có bất kỳ dấu hiệu bong bóng nào trên thị trường tài sản. Vì vậy, do quá trình truyền tải chính sách tiền tệ bị ngắt quãng, chính sách tiền tệ không thể thực sự quá mở rộng. Thứ ba, lãi suất thực cần phù hợp với tăng trưởng kinh tế và kỳ vọng tăng trưởng kinh tế. Theo quan điểm kinh tế vĩ mô, lãi suất thực dương trên đồng phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế. Nếu tăng trưởng kinh tế và lợi tức kỳ vọng trên các tài sản cố định là âm, nếu đảm bảo các lãi suất thực dương của các khoản đầu tư có thể kinh tế vĩ mô trở nên méo mó. Vì vậy, hiện tại việc các NHTW cắt giảm lãi suất để đẩy các mức lãi suất thực xuống mức âm không có gì đáng lo ngại, đặc biệt là khi lạm phát kỳ vọng đang giảm. Thứ tư, một khối lượng lớn tiền đã cung cấp bởi các NHTW chủ yếu được sử dụng để thay thế cho các khoản tiền mà trước đây các ngân hàng thường vay trên thị trường liên ngân hàng. Hơn nữa, các ngân hàng đang tích trữ một khối lượng tiền lớn hơn bình thường để đảm bảo trước bất kỳ sự kiện bất thường nào. Các khoản tiền khẩn cấp này đang tiêu tốn rất nhiều chi phí của các tổ chức tín dụng ở khu vực đồng Euro, vì chi phí đi vay cao hơn nhiều lãi suất tiền gửi của ECB. Khi các ngân hàng chỉ cần nắm giữ ít thanh khoản hơn, hoặc khi thị trường liên ngân hàng hoạt động đúng chức năng trở lại, ECB có thể thông báo bãi bỏ những khoản tiền này, khoảng 40% số tiền cung cấp bởi NHTW dựa trên hoạt động tái cấp vốn kỳ hạn 1 tuần. Hơn nữa NHTW có thể hành động bất kỳ lúc nào để bớt rút thanh khoản về. Thứ năm, cho đến nay các gói nhiều tỷ USD hoặc các đồng tiền khác đã được cân nhắc, quan trọng là phải phân biệt giữa mục đích của các giải pháp: chi tiêu, cắt giảm thuế và tài trợ hoặc các biện pháp bảo lãnh. Ví dụ, nếu chính phủ Đức phân bổ 500 tỷ euro để bơm vốn hoặc bảo lãnh các khoản vay ngân hàng, Chính phủ nhận lại các tài sản, lãi và phí. Quy mô gánh nặng về tài chính công được xác định bởi giá trị tương lai hoặc lợi tức của những tài sản này, có thể lỗ hoặc lãi. Tuy nhiên, bất kỳ khoản lỗ nào xảy ra có khả năng nhỏ hơn khối lượng danh nghĩa của các kế hoạch này. Vì vậy, nếu chính phủ vay các khoản tiền cần thiết trên thị trường tiền tệ, tổng nợ của nó có thể tăng nhưng nợ ròng sẽ không tăng. Tuy nhiên, câu chuyện sẽ khác nếu các khoản vay được đưa ra để thực hiện cho các khoản chi tiêu công, chuyển nhượng hoặc cắt giảm thuế. Trong trường hợp này, mọi đồng euro sẽ làm tăng nợ ròng của chính phủ. Mặt khác, chi tiêu chính phủ được tài trợ bằng các khoản vay trên làm tăng thu nhập và thu nhập của hộ gia đình; điều này hỗ trợ nền kinh tế bởi vì sẽ ít có rủi ro của việc đầu tư chính phủ lấn át đầu tư tư nhân. Chính phủ sẽ có thể bù đắp một phần chi tiêu dưới dạng thu thuế. Xét trong bối cảnh kinh tế suy thoái, cả hai loại biện pháp là cần thiết. Sự gia tăng nhanh chóng trong các khoản nợ của Chính phủ cần được cân nhắc, phần lớn số tiền đó được dùng cho các giao dịch tài sản. Vì vậy, các khoản nợ này chưa chắc sẽ dẫn tới gánh nặng cho các thế hệ tương lai và chắc chắn cũng không phải là toàn bộ số nợ đó. Việc tài trợ cho các gói kích thích kinh tế là một vấn đề khác, nhưng số tiền của các gói giải pháp cũng cần có quy mô nhỏ hơn. Nên có giải pháp gì ở đây? Nếu không được kiểm soát, xu hướng suy giảm kinh tế có thể làm ngân sách thâm hụt nhiều hơn so với việc vay nợ của chính phủ để sử dụng cho các gói chi tiêu. Chính sách tiền tệ sẽ được cho là biện pháp tốt nhất bổ sung cho chính sách tài khoá, do các rủi ro về lạm phát duy trì ở mức thấp và khu vực tài chính sẽ tiếp tục gây sức ép lên nền kinh tế.  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật