NGHỊ ĐỊNH 87/2009/NĐ-CP – “SÁNG TẠO” TRONG LÀM LUẬT?

QUỐC DŨNG Đó là băn khoăn của giới doanh nghiệp đối với Nghị định 87/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về vận tải đa phương thức. Hàm ý chỉ cách “định nghĩa” lạ đời của Nghị định. Không có trong hiệp định Năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định 125/2003/NĐ – CP về vận tải đa phương thức quốc tế. Điều 2 của nghị định này định nghĩa: “Vận tải đa phương thức quốc tế” (sau đây gọi tắt là vận tải đa phương thức) là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ nơi người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa ở một nước đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác. Đây là định nghĩa có tham khảo Công ước Quốc tế về vận tải đa phương thức và ý kiến của các doanh nghiệp tại Việt Nam Tháng 11/2005, Việt Nam ký Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức. Dĩ nhiên, mục đích tham gia Hiệp định phải là nhằm tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích phát triển loại hình vận tải đa phương thức trong khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng. Tới ngày 19/10/2009, Chính phủ ban hành Nghị định 87/2009/NĐ – CP về vận tải đa phương thức, và bãi bỏ Nghị định 125. Nghị định 87/2009/NĐ – CP đã đưa ra định nghĩa mới về vận tải đa phương thức. Theo đó, vận tải đa phương thức “là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức”. Từ định nghĩa này, Nghị định 87/2009/NĐ – CP tiếp tục chia thành hai loại hình vận tải đa phương thức. Trong đó, một là vận tải đa phương thức quốc tế với định nghĩa “là vận tải đa phương thức từ nơi người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa ở Việt Nam đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác và ngược lại”. Và hai là: vận tải đa phương thức nội địa với định nghĩa “là vận tải đa phương thức được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”. Kèm theo là các quy định quản lý với từng loại hình vận tải ấy. Vấn đề là ở chỗ, theo Công ước vận tải đa phương thức quốc tế do Liên hiệp quốc ban hành, và Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức mà Việt Nam đã tham gia, thì không có loại hình vận tải đa phương thức nội địa. Theo khẳng định của Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam (VIFFAS), hiện cũng chưa quốc gia nào trên thế giới có quy định về “vận tải đa phương thức nội địa”. Hay nói cách khác là các nhà làm luật Việt Nam đã “sáng tạo” ra loại hình vận tải này.   Bảo vệ, hay bóp nghẹt?
30% là thị phần dịch vụ vận tải đa phương thức mà doanh nghiệp nội có được
Tại sao lại phải “sáng tạo” ra loại hình vận tải đa phương thức nội địa, trong khi ngành dịch vụ vận tải Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với thế giới? Đó là câu hỏi đặt ra từ nội dung của Nghị định 87/2009/NĐ – CP. Theo khảo sát của VIFFAS, ước tính cả nước hiện có khoảng 1.200 doanh nghiệp đang hoạt động, kinh doanh các dịch vụ vận tải đa phương thức. Tuy nhiên, đa số đều là các doanh nghiệp nhỏ. Do vậy, dù số lượng đông, nhưng doanh nghiệp Việt hiện nắm chưa tới 30% thị phần dịch vụ vận tải đa phương thức cả nước. Thế nên, nếu “sáng tạo” ra loại hình vận tải đa phương thức nội địa, thì dường như ý định của các nhà làm luật là muốn hỗ trợ doanh nghiệp trong nước bằng cách chia tách các loại hình vận tải đa phương thức. Để từ đó ngăn sự áp đảo của các doanh nghiệp nước ngoài tại thị trường trong nước, đặc biệt khi Việt Nam đã tham gia công ước quốc tế và hiệp định khu vực về vận tải đa phương thức. Nhưng giải thích này là không thuyết phục. Vì ngày 15/3/2010, Bộ Tài chính ban hành Công văn 3055/BTC-TCT về thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với vận tải quốc tế. Theo đó, thì các hợp đồng vận tải quốc tế, bao gồm cả chặng vận tải nội địa… đều được hưởng mức thuế GTGT là 0%. Trong khi đó thì hiện tất cả các hợp đồng vận tải trong nước, kể cả theo hình thức đa phương thức, hiện đều phải chịu thuế GTGT từ 5 – 10%. Như vậy, về nguyên tắc, vận tải đa phương thức nội địa đã bị thiệt so với vận tải đa phương thức quốc tế. Mặt khác, nếu doanh nghiệp trong nước được thuê vận tải hàng hóa quốc tế chặng nội địa, thì đương nhiên thuế GTGT tại hóa đơn do doanh nghiệp vận tải trong nước xuất ra sẽ hoàn lại cho người thuê. Như vậy, không những doanh nghiệp có hợp đồng vận tải đa phương thức quốc tế đã không mất thuế GTGT, mà ngược lại còn được hoàn thuế cho những chặng vận tải thuộc nội địa. Nói cách khác là, khi ban hành Nghị định 87/2009/NĐ – CP để đáp ứng điều kiện của Công ước quốc tế và hiệp định vận tải đa phương thức khu vực, vô tình phần thiệt đã bị đẩy về phía các doanh nghiệp vận tải đa phương thức nội địa. Đồng ý là, phải đảm bảo thực thi với cam kết, điều ước khu vực, quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Trong đó có cam kết về thuế với vận tải đa phương thức. Nhưng cũng không thể thực hiện cam kết theo kiểu “sáng tạo” ra loại hình vận tải đa phương thức nội địa, khiến cho doanh nghiệp nội càng thêm thiệt!  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật