NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM NÊN ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CƠ BẢN BẰNG KHUNG LÃI SUẤT

PHAN LÊ Lãi suất cơ bản Lãi suất cơ bản nội tệ là một trong các công cụ của chính sách tiền tệ, do Thống đốc Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) điều hành. Căn cứ vào lãi suất cơ bản, các ngân hàng thương mại (NHTM) định ra lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay của mình. Tùy theo trình độ quản lý kinh tế vĩ mô của mỗi nước hoặc vùng lãnh thổ mà Thống đố NHTƯ có cách điều hành lãi suất cơ bản khác nhau. Cục Dự trữ liên bang Mỹ (NHTƯ – Fed) điều hành lãi suất cơ bản bằng lãi suất cho vay qua đêm giữa Fed với NHTM hoặc NHTM với nhau, vì nước Mỹ có hai loại ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại tiểu bang và Ngân hàng Thương mại liên bang. Một số ngân hàng tư như ở Châu Âu điều hành lãi suất cơ bản bằng lãi suất liên ngân hàng – lãi suất cho vay ngắn hạn giữa các NHTM với nhau. NHTƯ Trung Quốc, NHTƯ cộng hòa Pháp… điều hành lãi suất cơ bản bằng, khung lãi suất (intérêt cadré). Vậy “Khung lãi suất” nghĩa là gì? “Khung lãi suất”, gồm: a/ Lãi suất thấp nhất huy động vốn kỳ hạn 12 tháng của NHTM – gọi là “sàn lãi suất”, nhằm đảm bảo quyền lợi bên gửi tiền; b/ Lãi suất cao nhất cho vay ngắn hạn của NHTM, gọi là “trần lãi suất”, nhằm bảo vệ quyền lợi bên vay tiền. Từ “sàn” đến “trần”, là “khung lãi suất”. Mỗi NHTM của một số nước được nâng “sàn” và hạ “trần” lãi suất. Hai hành vi ấy có lợi cho bên gửi tiền và bên vay tiền, nhưng NHTM bị giảm lãi suất. Ngoài ra, mỗi NHTM có quyền quy định lãi suất huy động vốn dưới 12 tháng; lãi suất huy động vốn từ 12 tháng trở lên (trung, dài hạn) và lãi suất cho vay trung dài hạn, theo biên độ do NHTƯ quy định. Hiện nay, NHTƯ Trung Quốc không cho các NHTM nâng “sàn lãi suất”, nhưng được hạ “trần lãi suất” tối đa 10%, riêng cho vay tiêu dùng được hạ “trần lãi suất” 30%. Từ ngày 15/9/2007 đến ngày 27/11/2008, NHTƯ Trung Quốc 4 lần hạ “khung lãi suất”, trong đó “sàn lãi suất” từ 3.87% năm hạ xuống 2,52% năm; “trần lãi suất” từ 7,29% năm hạ xuống 5,58% năm. Chênh lệch giữa “trần lãi suất” với “sàn lãi suất” từ 3,42% năm (7,29% – 3,87% = 3,42%) hạ xuống 3,33% năm (5,58% – 2,52% = 3,06%). Năm 2007, Trung Quốc lạm phát 4,8% năm, người gửi tiền NHTM kỳ hạn 12 tháng, chỉ có lãi suất danh nghĩa mà không có lãi suất thực. Tức là “sàn lãi suất” nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát/năm-0.93%/năm (3,87% – 4,8% = -0,93%/năm) và năm 2008 cũng tương tự như năm 2007.   Thống đốc NHTM Việt Nam điều chỉnh lãi suất cơ bản Từ 1/8/1998, Luật Ngân hàng nhà nước (NHHN) có hiệu lực, Thống đốc NHHN VIệt Nam thay đổi lãi suất cơ bản nhiều lần. Từ tháng 6/2002 đến nay, Thống đốc NHNN VIệt Nam điều hành lãi suất cơ bản gồm các mức: 7,25%/năm; 8,255/năm; 8,75%/năm; 12%/năm; 14%/năm; 13%/năm; 12%/năm; 11%/năm; 10%/năm; tháng 12/2008 là 8,5%/năm. Theo thống đốc NHNN Việt Nam, lãi suất cơ bản là lãi suất cho vay thấp nhất của NHTM đối với khách hàng tốt nhất. Lãi suất cho vay tối đa của mỗi NHTM bằng 150% lãi suất cơ bản. Nhưng, Thống đốc NHNN không nói rõ lãi suất cho vay trên là lãi suất cho vay ngắn hạn hay lãi suất cho vay trung hoặc dài hạn! Ngược lai, các NHTM huy động vốn ngắn hạn (dưới 12 tháng) cao hơn lãi suất cơ bản. Hiện nay, lãi suất tín dụng ngân hàng của Việt Nam cao nhất trong khu vực. Hiệu ứng, những có nhiều tiên không muốn kinh doanh mà gửi tiền vào NHTM lợi hơn. Nhiều DN kinh doanh trì trệ do thiếu vốn mà không vay, vì lãi suất cho vay của NHTM quá cao. Đầu năm 2008, Thống đốc NHNN Việt Nam đề nghị UBTV Quốc sửa Khoản 1, Điều 476, Bộ Luật dân sự năm 2005. UBTV Quốc hội không chấp nhận, vì Khoản 12, Điều 9, Luật NHNN là cơ sở cho Khoản 1,  Điều 476, Bộ Luật dân sự năm 2005. Như vây, Khoản 1,  Điều 476, Bộ Luật dân sự năm 2005, áp dụng khi bên cho vay không phải là NHTM. Lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay phải dựa vào lãi suất cơ bản của NHNN Việt Nam. Khoản 1, Điều 1, Quyết định 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 của Thống đốc NHNN Việt Nam về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam, viết: “Các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động, lãi suất cho vay) bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố để áp dụng trong từng thời kỳ”. NHNN Việt Nam soạn thảo Quyết định trên không rõ ràng, nên giám đốc chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện Gia Lâm (Hà Nội) huy động vốn ngắn hạn với lãi suất 21%năm. Từ ngày thành lập Ngân hàng quốc gia (6/5/1951), nay là NHNN Việt Nam. lãi suất cho vay, gồm: lãi suất cho vay ngắn hạn, lãi suất cho vay trung dài hạn, lãi suất nợ quá hạn. Lãi suất nợ quá hạn của hai loại cho vay trên, bằng 150% lãi suất ghi trong khế ước. Thử hỏi, hiện nay,bên vay đã chịu lãi suất vay bằng 150% lãi suất cơ bản, nếu món vay đó bên vay bị chuyển sang nợ quá hạn sẽ là bao nhiêu> Thống đốc NHNN đưa ra lãi suất cơ bản cao, khiến Bộ Tài chính phát hành trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu công trình và Kho bạc Nhà nước phát hành tín phiếu Kho bạc gặp nhiều khó khăn. Năm 2008, Bộ Tài chính tổ chức đấu thầu trái phiếu Chính phủ nhiều phiên không thành công; tín phiếu Kho bạc hầu như tê liệt. Nước ta lạm phát quá cao, nhưng mang nội dung trì trệ. Biểu hiện hàng hóa không thiếu, nhưng sức mua của dân chúng giảm, dẫn đến sản xuất đình đốn. Biện pháp chống lạm phát của NHTƯ chủ yếu bằng tỷ lệ tiền gửi dự trữ bắt buộc cao hay thấp. Và những kiến nghị Để nâng cao vị thế NHTƯ, Thống đốc NHNN Việt Nam nên điều hành lãi suất cơ bản bằng “khung lãi suất”, trong đó “sàn lãi suất” ở mức 5%/năm; “trần lãi suất” ở mức 8,5%/năm. Nếu làm được như vậy, các thành phần kinh tế sẽ tiếp cận vốn vay từ các tổ chức tín dụng; góp phần tăng trưởng GDP; các NHTM cạnh tranh lãi suất huy động vốn và cho vay trong phạm vi “khung lãi suất”, trong đó có “lãi suất thỏa thuận”.

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật