NGĂN CHẶN SUY GIẢM KINH TẾ: TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TIỄN VIỆT NAM

1. Suy giảm kinh tế là gì? Suy thoái kinh tế là một giai đoạn của Chu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh. Đó là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ). Vì pha phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh cũng có thể chỉ chia thành gồm hai pha chính là suy thoái và hưng thịnh (hay mở rộng) (1) clip_image001 Nguồn: Wikipedia, 2009. • Suy thoái là pha trong đó GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy định rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp thì mới gọi là suy thoái. Suy giảm kinh tế là suy thoái kinh tế ở mức độ chưa nghiêm trọng (GDP suy giảm nhưng vẫn mang giá trị dương). Suy thoái kinh tế kéo dài và trầm trọng được gọi là khủng hoảng kinh tế. Cuộc KHKT Mỹ, KHKT toàn cầu hiện nay là một cuộc suy thoái trầm trọng nhất từ sau Thế chiến thứ II. • Biểu hiện của suy thoái kinh tế: å Thông thường, người ta chỉ nhận ra hai điểm đáy và đỉnh của chu kỳ kinh tế khi nền kinh tế đã sang pha tiếp sau điểm ngoặt với dấu hiệu là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế đổi chiều giữa mức âm và mức dương. Trong thực tế, các nhà kinh tế học cố tìm cách nhận biết dấu hiệu của suy thoái vì nó tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế, xã hội. Một số đặc điểm thường gặp của suy thoái là: å Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa trong các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP thực tế giảm sút. å Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. å Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất giảm bởi nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái. å Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán thường giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái. · Khi nền kinh tế hưng thịnh thì các dấu hiệu trên biến thiên theo chiều ngược lại (1). 2. Diễn biến của KHKT thế giới và Suy giảm kinh tế Việt Nam hiện nay 2.1.KHKT thế giới: · Giai đoạn I: Bắt đầu bằng cuộc KH lãi suất dưới chuẩn (Subprime) trên thị trưòng BĐS Mỹ. Năm 2002, FED đề ra chương trình tín dụng subprime để các hộ nghèo có thể mua nhà, có lãi suất thay đổi. Nếu giá trị nhà tăng thì lãi suất sẽ giảm. Chương trình này vận hành tốt trong giai đoạn vàng son (2002-2006). Nhưng sau đó, khi tăng trưởng kinh tế giảm, giá BĐS giảm làm cho lãi suất tăng. Dân không trả được nợ làm cho các ngân hàng phá sản. Các ngân hàng lớn cho các ngân hàng nhỏ mượn tiền cũng bị ảnh hưởng, phải bán cổ phần làm cho chỉ số chứng khoán giảm. · Giai đoạn 2: KH lan rộng đến các nuớc khác. Nhiều Ngân hàng Châu Âu đã cho các ngân hàng Mỹ vay để thực hiện Subprime. Nay, các ngân hàng không tin nhau, không cho nhau vay làm thiếu tiền. Các Ngân hàng phải bán cổ phiếu làm cho chỉ số chứng khoán ở các nước này cũng giảm theo. · Giai đoạn III: Các Ngân hàng TƯ can thiệp: lúc đầu là bơm tiền cho các ngân hàng tư nhân vay với số tiền lớn dẫn đến lạm phát. Sau đó, lại thắt chặt tín dụng, tăng lãi suất và giảm thời hạn cho vay làm đầu tư giảm, tăng trưởng giảm, việc làm giảm, tiêu dùng và đầu tư tiếp tục giảm đi. Kết quả là cả doanh nghiệp và ngân hàng đều không phục hồi được (2). Tháng 3/2009, IMF dự báo, kinh tế thế giới lần đầu tiên sau 60 năm sẽ tăng trưởng âm, từ (-1%) đến (-0.5%). Mỹ, EU, Nhật, ba trung tâm kinh tế lớn nhất sẽ có mức sụt tăng trưởng tương ứng là (-2,6%), (-3,2%) và (-5,8%). Việt Nam năm 2009 dự kiến sẽ có mức tăng truởng dương 4,8% (giảm 1,4% so năm 2008) do cầu trong nước và ngoài nước yếu đi. Ngân hàng Thế gới cũng đưa ra dự báo tương tự, như trong Bảng 1: Bảng 1. Dự báo Tăng trưởng GDP thực (WB) (%) 4567 Nguồn: (3) Trần Đình Thiên. 2009. (*)- Dự báo của Chính phủ Việt Nam (**)- Dự báo của NGân hàng Phát triển Á Châu (ADB) Biện pháp ứng phó của các nước: 1) Đưa ra các gói giải cứu và ngăn chặn suy giảm, kích thích kinh tế: Mỹ 2.250 tỷ USD, Anh: 420 tỷ bảng Anh, Trung quốc: 586 tỷ USD,… · Gói hỗ trợ tài chính: giúp hệ thống ngân hàng mua lại nợ xấu (Mỹ), hoặc bơm vốn vào hệ thống ngân hàng (Anh và các nước Châu Âu) · Gói kích thích kinh tế thông qua kích cầu: kích thích tiêu dùng, kích thích đầu tư của DN; kích thích thông qua đầu tư công (cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội) 2) Khi nền kinh tế suy giảm thường sử dụng trước tiên là chính sách tiền tệ, sau đó là chính sách tài khoá thông qua các gói kích cầu. Nhưng với những nước có nguy cơ suy thoái nghiêm trọng thì các gói kích cầu là rất cần thiết vì các chính sách tiền tệ không đủ sức kích thích nền kinh tế 3) Các chính sách phụ trợ: trợ cấp xuất khẩu sang các thị trường mới (áp dụng ở Đài Loan), cải thiện môi trường đầu tư để tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài (Ấn độ)(7) 2.2. Suy giảm kinh tế Việt Nam Tình hình kinh tế Quý I/2009: Dấu hiệu suy giảm lộ rõ: · GDP tăng 3,1%; CN-XD: 1,5% · XK tăng 2,4% ( chủ yếu do XK gạo và vàng), nếu trừ vàng: giảm, -15% · NK: – 45% · Xuất siêu: 1,65 tỷ USD; nếu trừ vàng, nhập siêu 640 triệu USD · Khách quốc tế đến: -16% · FDI: vốn đăng ký: – 40% · Việc làm giảm: thất nghiệp tăng mạnh: Dự kiến 2009 sẽ có 0,5 triệu người mất việc + 1,7 triệu người hàng năm đến tuổi lao động không có việc làm. · Doanh nghiệp: 20% “ hết hơi”, 60% gặp khó khăn; 20% làm ăn tốt · Bất bình đẳng, đói nghèo và bất ổn xã hội tăng (3) . Ngày 11/12/2008, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Trong năm 2009, phải tập trung hoàn thành và triển khai thực hiện các chương trình, đề án đã được giao để thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ sản xuất nông, lâm, thủy sản, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, ưu tiên hỗ trợ ngành hàng sản xuất, có lợi thế thay thế hàng nhập khẩu, sử dụng nguồn liệu trong nước, sử dụng nhiều lao động.Thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ linh hoạt, giảm, giãn thuế cho doanh nghiệp. Cụ thể, giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp. Giãn thời gian ân hạn nộp thuế đối với một số ngành hàng. Thực hiện tốt chính sách về ân hạn thời hạn nộp thuế nhập khẩu (275 ngày) đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu… Chính phủ đã ban hành 2 gói kích cầu 9 tỷ USD để kích cầu đầu tư và tiêu dùng, đảm bảo an sinh xã hội. 3. Các quan điểm Kinh tế học về chống khủng hoảng kinh tế 3.1. Trước Mác, Jean Charles Léonard Simonde (Pháp), Thomas Malthus (Anh, 1766-1834) đã nghiên cứu về khủng hoảng kinh tế (KHKT) khẳng định KHKT là khủng hoảng thừa hàng hoá so với sức mua eo hẹp của thị trường. 3.2. Karl Marx (Các Mác) cũng thống nhất về nguyên nhân trên của khkt. Ông là người đầu tiên phát hiện ra tính chu kỳ của KHKT gồm 4 giai đoạn: khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi, hưng thịnh.Và khẳng định KHKT là người bạn đồng hành của nền kinh tế TBCN. Giải pháp, theo ông, là các doanh nghiệp phải tự mình thoát ra khỏi khủng hoảng bằng cách giảm tiền công, tăng cường độ lao động và nhất là đổi mới tư bản cố định (máy móc, thiết bị,…). Đổi mới tư bản cố định dẫn đến tăng nhu cầu về tư liệu sản xuất, tăng năng suất lao động, dẫn đến giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, tăng lợi nhuận, tạo ra sự phục hồi của nền kinh tế (4) 3.3. John Maynard Keynes: Năm 1936 , trong tác phẩm “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” ông đã đưa ra Lý thuyết về khủng hoảng ktế và biện pháp khắc phục. (Tạp chí Times bình chọn là một trong những người làm nên thế kỷ 20) Theo ông, khi việc làm gia tăng sẽ tăng thêm thu nhập. Người ta sẽ chi thu nhập này thành 2 phần: một để tiêu dùng, 1 phần để tiết kiệm. Có một xu hướng là tỷ lệ tiết kiệm này ngày càng lớn hơn tỷ lệ tiêu dùng. Khuynh hướng này làm cho tăng tổng tiêu dùng ngày càng chậm hơn tăng của tổng thu nhập, làm cho cầu tiêu dùng giảm tương đối. Việc giảm cầu tiêu dùng dẫn đến giá cả giảm làm giảm thu nhập (lợi nhuận của nhà kinh doanh. Nhà kinh doanh, do đó, không muốn đầu tư và suy thoái kinh tế xuất hiện.(5) Keynes gợi ý 4 nhóm chính sách chống KHKT như sau: 1.Đảm bảo đầu tư nhà nước và kích thích đầu tư tư nhân 2. Sử dụng hệ thống tài chính-tín dụng và lưư thông tiền tệ với tư cách là công cụ vĩ mô để điều tiết kinh tế; Keynes cho rằng nhà nước có thể tăng cung tiền, thực hiện “ lạm phát có mức độ”, giảm lãi suất để khuyến khích vay tư bản mở rộng đầu tư; sử dụng công trái để nhà nước vay tiền trong dân nhằm thực hiện đầu tư của Nhà nước, giảm thuế để tăng hiệu quả đầu tư của tư bản nhằm khuyến khích đầu tư (4) 3. Tạo việc làm để người dân có thêm thu nhập và do đó tăng được sức mua của thị trường. 4. Kích thích tiêu dùng để tăng khả năng tiêu thụ 3.4. Trường phái trọng tiền, đại diện tiêu biểu là Milton Friedman (Nobel prize), coi mức cung về hàng hoá là tương đối ổn định nên mức cầu về tiền có tính chất tương đối ổn định. Trong khi đó, mức cung về tiền không có tính ổn định mà phụ thuộc vào cơ quan quản lý tiền, ở Mỹ là Cục Dự trữ Liên bang FED. Ở VN là NHNNVN. Nếu cơ quan quản lý tiền phát hành quá nhiều tiền sẽ dẫn đến lạm phát. Nếu phát hành quá ít tiền sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế.(1) Như vậy, Trường phái này nhất trí như Keynes: tăng cung tiền ở mức hợp lý. 3.5. Trường phái trọng cung với đại diện tiêu biểu nhất Robert Mundell (Nobel Prize 1999), cho rằng tăng cung hàng hoá sẽ làm tăng cầu hàng hoá. Điều này rất đúng. Ví dụ tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng dẫn đến tăng cầu về xi măng, sắt thép,…Do đó, muốn chống suy thoái kinh tế phải tăng năng suất lao động (giống Mác, phải đổi mới công nghệ), kích thích đầu tư và tiết kiệm. Để tăng tiết kiệm thì phải giảm thuế (tương tự như Keynes), xoá bỏ chướng ngại cho đầu tư tư nhân. Giảm thuế sẽ giảm được chi phí sản xuất cho doanh nghiệp (kích đầu vào) kích thích doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu ngân sách và tăng trưởng kinh tế.(1) Tóm lại, Nhà nước có thể nhận thức được tính quy luật của chu kỳ kinh tế, có thể sử dụng các công cụ chính sách nhằm rút ngắn thời gian nền kinh tế bị suy thoái, kéo dài thời gian nên kinh tế phục hồi, hưng thịnh. Như vậy, KHKT là một quy luật của kinh tế thị trường, không có gì phải hoảng hốt. Chúng ta phải chủ động nhận thức quy luật và có những đề xuất giúp Nhà nước có các quyết sách đúng trong vận dụng quy luật. 4. Nguyên nhân của suy giảm kinh tế Việt Nam Có hai nhóm nguyên nhân gây ra căn bệnh cho nền kinh tế: nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài. 4.1.Nguyên nhân bên ngoài: ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu: các nền kinh tế lớn nhất thế giới như: Mỹ, Nhật, Tây Âu đang bị khủng hoảng nặng nề chưa từng có sau đại chiến thứ 2. · Sản xuất đình đốn, hàng loạt DN phá sản, thất nghiệp tăng, thu nhập giảm, sức mua trên thị trường thế giới thu hẹp. · Các nước phải điều chỉnh lại chính sách xuất nhập khẩu, chính sách tỷ giá để bảo hộ hàng trong nước nên gặp nhiều rào cản cho hàng Việt Nam xuất khẩu · Các dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam, nhất là FDI suy giảm. Nhiều DN FDI đã đăng ký vốn nhưng đình hoãn hoặc chấm trễ khi thực hiện. Năm 2008: FDI đăng ký 60 tỷ USD; tháng 1 năm 2009: 200 triệu USD. 4.2.Nguyên nhân bên trong 4.2.1. Cơ cấu nội tại của nền kinh tế có nhiều bất cập Hãy xuất phát từ tổng cầu Keynes để có được cái nhìn khái quát: GDP= C+G+I+NX. Theo số liệu 2007, ở Vn: · C: 64,9% GDP, cao nhất trong khu vực = Indonesia, Campuchia (TQ:37,1%, Thái Lan: 53.5%). Do NSLĐ thấp trong khi dân số đông 86 triệu người, nông dân chiếm 73% dân số · G: quá thấp 6,1% (TQ:14,4%, Thái Lan: 12,6%). Cần đầu tư thêm cho giáo dục, ytế nhằm phát triển vốn con người. · I:44,7% cao. Nhưng trong đó nhà nước là nhà đầu tư lớn nhất: 22%, tư nhân chỉ đầu tư 10,4% GDP (TQ: 35%, Thái Lan 17%). Cơ cấu này dẫn đến ICOR của Vn cao · X+M đo độ mở của nền kinh tế cao: tổng kim ngạch XNK =167% GDP (so vớiTQ 72%, Thái Lan 139%, Malaysia:200%. Hồng Kông, Singapore:400%). Độ mở càng cao, càng phụ thuộc thị trường bên ngoài và càng chịu ảnh hưởng năng nền từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. NX=X-M âm: thâm hụt cán cân thương mại. Tại sao thâm hụt? Vì S-I=NX, Năm 2007, S=28% GDP, I=44,1%GDP. Phải nhập khẩu vốn thông qua đầu tư nước ngoài để tài trợ. Ba trụ cột chính của nền kinh tế Vn là: doanh nghiệp nhà nước (DNNN), xuất khẩu và FDI. Nhưng DNNN thì đang kém hiệu quả (ICOR=(Ki –Ki-1)/(Yi-Yi-1) quá cao, ICOR của các doanhnghiệp tư nhân là 3-4, các tập đoàn kinh tế nhà nước là 6-7, của cả nền kinh tế là 4,5. Trong thời buổi suy giảm kinh tế hiện nay, có tính toán cho rằng ICOR của nền kinh tế là 7-8, của DNNN là 10. Xuất khẩu thì thị trường thế giới thu hẹp, FDI giảm sút do khủng hoảng kinh tế nên các DN nước ngoài không tiêu thụ được sản phẩm sản xuất ở VN nên giảm bớt đầu tư. Các lĩnh vực khác phụ thuộc vào bên ngoài cũng bị ảnh hưởng: hàng không, du lịch,.. đều suy giảm. 4.2.2.Ta đang đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong bối cảnh lạm phát cuối 2007 ở Vn vào loại cao nhất trong khu vực, các tác động trễ của cách chính sách thắt chặt tài khoá và tiền tệ được thực hiện năm 2008 có thể vẫn còn đang phát huy tác dụng. Với mức suy giảm kinh tế và mức lạm phát như hiện nay, có thể nói nước ta đang ở tình trạng vừa đình trệ (suy giảm nhịp tăng, chưa chính thức rơi vào suy thoái), vừa lạm phát.(6) · Mức thâm hụt thương mại của Việt nam là khá lớn, năm 2007: 17 tỷ USD, chiếm 20% GDP (so với Trung Quốc thặng dư thương mại là 11% GDP). Tỷ giá VND/USD chưa linh hoạt. NHNNVN công bố tỷ giá và dùng các biện pháp để duy trì tỷgiá đó. Hiện tại, VND đuợc định giá quá cao so với USD và các đồng tiền của nhiều nước đối tác thương mại khác làm giảm khả năng xuất khẩu (giảm X), tăng nhu cầu nhập khẩu (tăng M). · Việt Nam chỉ có một lượng dự trữ ngoại hối nhỏ (Mức dự trữ ngoại hối bình quân đầu người của Trung Quốc là 1500 USD, của Việt Nam là 250 USD). · Thâm hụt ngân sách: Quy mô chi ngân sách của Việt nam đã lên tới 30%, gấp đôi so với Thái Lan, Singapore, và Philippines, cao hơn mức tối ưu cho tăng trưởng kinh tế 15-25% GDP. Do chi ngân sách quá cao dẫn đến thâm hụt ngân sách liên tục những năm qua. Thâm hụt ngân sách (kể cả chi trả nợ gốc) khoảng 5% GDP hàng năm, được tài trợ thông qua vay nợ trong nước và vay nợ nước ngoài. Đến cuối năm 2007, tổng nợ của Việt Nam là 30% GDP, trong đó 60% là nợ nước ngoài.(6) · Lạm phát vẫn ở mức khá cao: CPI tháng 12/2008 so vơí tháng 12/2007: 19,89% Vì vậy, các giải pháp chống suy giảm kinh tế của Việt Nam sẽ phải chú ý một cách thận trọng đến khả năng ngân sách, dự trữ ngoại tệ và thâm hụt thương mại. Chẳng hạn, nếu cung thêm nhiều tiền cho kích cầu, lạm phát cao sẽ quay trở lại, nền kinh tế nước ta sẽ lại rơi vào vòng xoáy mới có thể còn nguy hơn. 5. Các kiến nghị về giải pháp cho Việt Nam 5.1.Chính phủ cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ (Mác, Keynes, trọng cung). Hỗ trợ lãi suất là một chính sách tốt nếu dành cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ nhằm thúc đẩy đầu tư với công nghệ mới (I tăng), tạo ra nhiều công ăn việc làm, thu nhập (C tăng) Cần thận trọng các công nghệ lạc hậu có thể bán thanh lý nếu vào Việt Nam sẽ không thể tạo ra NSLĐ cao và thường gắn với tổn hại môi trường. 5.2. Chính phủ cần điều chỉnh đầu tư công: tăng cường đầu tư (tăng I) vào các dự án tạo ra nhiều công ăn việc làm, và thu nhập cho người dân, nhất là người nghèo để tăng nhu cầu tiêu dùng trong nước (tăng C) (Trọng cung, Keynes). · Tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn và người nghèo. Nông dân chiếm 73% dân số, 75% lực lượng lao động của Việt Nam, là những người nghèo nên xu hướng tiêu dùng biên (MPC- Marginal Propensity to Consume ) của họ là cao hơn của người giàu. Vì thể đầu tư cho nông dân nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo có hiệu quả cao hơn trong việc kích cầu (làm C tăng) (Keynes). Đầu tư cho nông dân và người nghèo trong lúc khó khăn còn thể hiện sự quan tâm của Đảng và Chính phủ tới họ trong lúc khó khăn, đảm bảo an sinh xã hội, duy trì ổn định chính trị. · Chúng ta phải giảm bớt đầu tư, đình hoãn các dự án công nghiệp nặng quá tốn kém, tạo ra ít việc làm để đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn là những ngành tạo nhiều công ăn việc làm cho người nghèo và đầu tư cho các ngành tạo ra nhiều hàng hoá cho xuất khẩu. (Keynes). Trong thời khủng hoảng, cầu về sản phẩm công nghiệp nặng, dịch vụ giảm nhanh hơn cầu về nông sản. Sản xuất nông nghiệp, do vậy, vẫn là chỗ dựa cho nền kinh tế tiếp tục ổn định trong lúc khó khăn. · Khi kinh tế phục hồi thì cần chuyển đầu tư công sang tăng cường đầu tư tư nhân để tăng cường tính hiệu quả. · Bên cạnh đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân (I tăng nhằm tăng C), cũng cần ưu tiên đầu tư cho cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế (G tăng) để vừa tạo việc làm, tăng thu nhập và tăng sức mua nhằm kích cầu trước mắt (C tăng) nhưng cũng là để tạo ra sức bật mới cho nền kinh tế phát triển bền vững sau thời kỳ suy giảm. 5.3.Chú trọng tìm thị trường cho xuất khẩu, hướng ngay vào thị trường nội địa. Xuất khẩu là một nguồn thu quan trọng cho đất nước, hàng năm chiếm tới 60% GDP. Khủng hoảng kinh tê làm sức mua của thế giới giảm. Xuất khẩu giảm ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu. Một mặt, Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm các thị trường mới (chống giảm X). Mặt khác, thị trường nội địa 86 triệu dân là một thị trường lớn, trên nhiều lĩnh vực đang bị bỏ ngỏ, mặc cho hàng ngoại, nhất là hàng Trung quốc xâm chiếm. Phải hướng ngay vào thị trường nội địa (giúp giảm M, nên tăng được NX). Thị trường trong nước phải là chỗ dựa cho các sản phẩm Việt Nam giữ vững sản lượng trong khi mai phục chờ đợi sức mua của thị trường bên ngoài hồi phục (tăng C bù vào X giảm) (Hàm Tổng cầu Keynes). KHKT là cơ hội vì hàng loạt nhà sản xuất và cung cấp bị phá sản. Nếu ai giữ vũng được sản lượng và chờ đợi thì sẽ có thời cơ lớn để chiếm lĩnh và làm chủ thị trường thế giới khi nền kinh tế thế giới phục hồi và hưng thịnh 5.4.Cần có sự nhất quán trong chính sách kích cầu. Trong khi nhà nước đang cố gắng hỗ trợ doanh nghiệp lãi suất cho vay để giảm chi phí (làm I tăng – để tăng cung- tăng cường sản xuất từ đó kích cầu tư liệu sản xuất và cả cầu tư liệu tiêu dùng của người lao động) thì Chính phủ lại đồng ý tăng giá điện làm tăng chi phí sản xuất của DN, làm giảm nỗ lực kích cầu của nhà nước khoảng 5000 tỷ đồng (vì làm I giảm) (4) ( Mác, Keynes, trường phái trọng cung). 5.5. Thực hiện chính sách tỷ giá từng bước hạ giá đồng VND so với USD để kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nhằm tăng NX. Nhưng sẽ phải chấp nhận lạm phát ở một mức nào đó (trường phái trọng tiền). 5.6. Thay đổi thể chế công khai, minh bạch, để các dự án kích cầu được triển khai đúng mục tiêu, rút ngắn thời gian triển khai để sớm phát huy hiệu quả, quan tâm chống tiêu cực trong triển khai các dự án để giữ vững lòng tin của xã hội (I tăng nhằm tăng cung, từ đó tăng cầu: Mác, Keynes, trường phái trọng cung) 5.7. Cung cấp thông tin và tuyên truyền để quần chúng hiểu về nguyên nhân của suy giảm kinh tế, hiểu , ủng hộ và tích cực, chủ động tham gia thực hiện và giảm sát thực hiện các giải pháp của Chính phủ. Phát động phong trào yêu nước người Việt Nam dùng hàng Việt Nam (nhằm tăng C trong hàm tổng cầu Keynes) (theo trường phái trước Mác, Mác, Keynes). 6. Nguồn vốn nào có thể tài trợ cho các giải pháp? 1- Phát hành trái phiếu để vay trong nước: nguồn quan trọng 2- Miễn giảm thuế để duy trì hoặc mở rộng DN: có thể sẽ làm thâm hụt ngân sách vì phần thuế thu nhập DN tăng thêm do mở rộng DN không đủ bù đặp phần thuế được miễn giảm. Không trông đợi gì nhiều! 3- Sử dụng Quỹ Dự phòng (hiện có 23 tỷ USD): quá nhỏ, còn để đề phòng khả năng phá giá VNĐ và sức ép lạm phát. Không có nhiều sức nặng. 4- Tăng sản lượng khai thác dầu mỏ: do giá dầu giảm từ 140USD/ thùng xuống còn 40 USD/ thùng nên chưa có nhiều hy vọng! 5- In và phát hành tiền: Cần thận trọng khi sử dụng chính sách tài chính nới lỏng: phát hành nhiều tiền quá mức sẽ lại dẫn đến lạm phát. Không trông đợi gì nhiều! 6- Vay nước ngoài. Tổng dư nợ nước ngoài đến cuối 2007 đã là 30% GDP (Bộ Tài Chính). Khá cao nhưng chưa phải là quá cao. Có thể vay thêm? nguồn quan trọng! 7- Hoãn trả nợ. IMF thường ưu tiên các nền kinh tế chuyển đổi trong việc cho hoãn trả nợ! Tài liệu tham khảo: 1. Wikipedia. 2009. 2. Đào Thế Tuấn, 2009. Bản chất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, cứu vớt chủ nghĩa tư bản hay xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế. Số 370. Tháng 3/2009 3. Trần Đình Thiên, 2009. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tác động đến Việt Nam và giải pháp ứng phó. Hội thảo khoa học “Tác động của khủng hoảng tài chínhvà suy thoái kinh tế thế giới- chính sách ứng phó của Việt Nam”. Viên Kinh tế Việt Nam. 3.Trần Việt Tiến, 2009. Chống suy thoái kinh tế: Lý thuyết và vận dụng ở nước ta hiện nay. Hội thảo khoa học quốc gia “Ngăn chặn suy giảm Kinh tế Việt Nam” 9/4/2009. ĐHKTQD Hà Nội
  1. Mai Ngọc Cường, 2009. Vận dụng các lý thuyết chống khủng hoảng kinh tế vào cuộc chiến ngăn chặn suy giảm kinh tế ở Việt Nam. Hội thảo khoa học quốc gia “Ngăn chặn suy giảm Kinh tế Việt Nam” 9/4/2009. ĐHKTQD Hà Nội
  2. Trần Thọ Đạt, 2009. Kinh tế học Keynes và các giải pháp ứng phó với khủng hoảng kinh tế. Hội thảo khoa học quốc gia “Ngăn chặn suy giảm Kinh tế Việt Nam” 9/4/2009. ĐHKTQD Hà Nội
7. Nguyễn Văn Nam. 2009. Khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu hiện nay và bài học kinh nghiệm trong ngăn chặn suy giảm, kích thích kinh tế của một số nứoc đối với Việt Nam. Hội thảo khoa học quốc gia “Ngăn chặn suy giảm Kinh tế Việt Nam” 9/4/2009. ĐHKTQD Hà Nội  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật