MUA BÁN, SÁP NHẬP CÔNG TY – NHIỀU KIỂU MUA BÁN

Mua hay bán công ty là nói về một giao dịch nhưng ở vị trí khác nhau của người mua hay người bán; còn về phía công ty – anh “pháp nhân” tội nghiệp – thì bị mua hay được bán tức là nó sáp nhập với một pháp nhân khác. Các cách mua bán Một công ty có thể mua một công ty khác bằng một trong ba cách là: sáp nhập, mua tài sản, hay mua cổ phần/cổ phiếu của công ty kia. Sự khác biệt chính giữa ba cách này nằm ở các vấn đề sau: (i) công ty đi mua có ôm nợ của công ty bị bán không; (ii) cổ đông của cả hai bên, hoặc một bên, có phải biểu quyết để chấp thuận việc mua bán không; (iii) cổ đông của công ty bị mua có được hưởng lợi nhờ một sự định giá cổ phiếu do tòa án ra không (vì họ cãi nhau về giá bán) và (iv) mức thuế phải đóng cho giao dịch này. Luật lệ của các nước phát triển ngày nay có khuynh hướng buộc công ty đi mua phải gánh nợ cho công ty bị bán; dù có là bán tài sản đi nữa, nếu bên mua lấy gần hết số tài sản và tiếp tục kinh doanh sau đó. Do việc này, hai bên mua bán phải bàn bạc kỹ lưỡng về việc người mua gánh nợ của người bán và người trước phải kiểm tra làm sao để biết chắc không có các món nợ trời ơi bỗng ở đâu rơi xuống đầu mình trong tương lai vì công việc kinh doanh trước kia hay hiện nay của bên bán. Cách mua bán đầu tiên là sáp nhập được quy định trong luật doanh nghiệp. Diễn giải ra là A một công ty lớn mua B một công ty nhỏ; B sẽ sáp nhập vào A và bị giải thể để chỉ còn A. Cổ đông của B có thể được trả tiền mặt hay được cấp cổ phiếu của A; hoăc nhận cả hai thứ kia; hoặc có cổ đông này nhận tiền, người kia nhận cổ phiếu. Cách sáp nhập này uyển chuyển trong việc trả tiền.   Việc sáp nhập làm cổ đông của B bị thay đổi nhiều. Do vậy sẽ phải có sự chấp thuận của đại hội đồng cổ đông của cả A lẫn B. Nếu có đủ số phiếu đòi hỏi chấp thuận theo bản điều lệ (luật buộc 75% số vốn nắm giữ) của cả hai bên, thì việc sáp nhập diễn ra rồi hoàn tất và tất cả các món nợ của B chuyển sang A. Những cổ đông không bằng lòng với các điều kiện của việc sáp nhập có thể đòi trả tiền theo một giá công bằng cho cổ phần của mình và có khi vụ việc phải đưa ra tòa nếu họ và công ty không đồng ý với nhau về giá cả. Ở các nước phát triển trong những năm gần đây, việc sáp nhập như trên được làm theo một cách khác là A lập ra một công ty con do mình nắm vốn trọn vẹn, thí dụ a; B sẽ sáp nhập vào a hay a sáp nhập vào B (A là chủ của a sẽ nắm cổ phần của B). Ngược lại, cổ đông của B có thể được cấp cổ phiếu của A dẫu cho A không can dự vào việc sáp nhập này (nhưng nó là mẹ của a, hay vốn của a là do A bỏ vào). Sự dàn xếp này liên quan đến cách trả tiền. Việc sử dụng công ty con để sáp nhập với công ty khác như thế có lợi cho A; thí dụ A không bị dính dáng gì với nợ nần của B; tránh được chuyện phải đưa vấn đề sáp nhập ra cổ đông biểu quyết. Đây là cách sử dụng một hình thức khác để đạt cùng nội dung. Trong cách mua bán thứ hai, A bỏ tiền mua một số cổ phần của B, vừa đủ để nắm quyền kiểm soát B và biến B thành công ty con của mình. Việc mua bán này diễn ra giữa A – một pháp nhân – với một số cổ đông nào đó của B – tức là các cá nhân. Do đó, không có sự can dự của pháp nhân B, nghĩa là không cần có quyết định của hội đồng quản trị hay của đại hội đồng cổ đông của B. A còn nguyên, B cũng vậy. Ở cách thứ ba, A mua tài sản của B bằng tiền mặt hay bằng cổ phiếu của mình, tức là trả tiền bằng cả hai thứ. Làm như vậy A có lợi là tránh được các món nợ của B. Thường thường B sẽ giải thể, trong tay có tiền hay cổ phiếu nhận từ A, họ phân chia cho các cổ đông. Trong cách mua bán này, không có sự mua bán giữa pháp nhân với các cổ đông của B; tuy nhiên, nếu số tích sản kia cao hơn 50% giá trị trong sổ sách thì phải có sự chấp thuận của các cổ đông nắm 75% số vốn. Các cổ đông không bằng lòng với việc mua bán họ có thể trả cổ phần lại cho công ty. Mua bán ở ta và tập tục Ở các nước phát triển, việc mua bán công ty rất phổ biến vì đó là cách để một cơ sở giỏi loại cơ sở yếu. Ngoài lý do này còn có những lý do khác như mua để giảm cạnh tranh, để kiểm soát việc sản xuất sản phẩm từ khâu đầu đến khâu cuối; để gom các loại sản phẩm khác nhau nhưng dùng cho cùng một mục đích sử dụng vào tay mình trong phạm vi luật cạnh tranh cho phép. Ở ta cũng đã có một vài công ty mạnh mua công ty khác chế tạo sản phẩm cùng ngành (gạch mua sứ vệ sinh, bánh kẹo mua nước ngọt…). Việc mua bán công ty thường diễn ra giữa các công ty sản xuất vì sức ép phải cắt giảm giá thành. Khi một công ty có khả năng sản xuất hàng loạt thì giá thành sản phẩm của họ sẽ thấp nhờ sử dụng được nhiều hay tất cả chi phí bất biến (tiền thuê nhà, xưởng, chi phí hành chính…). Kinh tế học gọi việc này là hiệu quả của sự “sản xuất càng nhiều giá thành càng rẻ” hay “kinh tế quy mô lớn” (economies of scale). Từ những năm 1980, khi việc mua bán công ty diễn ra nhiều hơn, người ta có khái niệm “cơ sở càng to thì càng giàu” (economies of scope), ta chưa dịch được cụm từ này vì “scale” hay “scope” có nghĩa gần như nhau; nhưng cái trước áp dụng cho sản phẩm, cái sau cho cơ sở. Việc mua bán công ty ở ta sẽ không diễn ra nhiều vì thiếu quản trị viên cấp cao để có thể làm giám đốc những cơ sở mới. Thí dụ A muốn mua B thì ông chủ A không còn thời giờ để sang làm chủ B được mà phải có “tay thân tín” cử sang nắm bên đó. Loại người đó hiếm; nếu có là ông chồng cử bà vợ. Lý do chính là vì cách quản trị doanh nghiệp hiện thời ở ta chưa giải quyết được hai vấn đề căn bản là thiếu người và thiếu tiền. Các doanh nghiệp cần phải thay đổi cách quản trị từ thuận tiện sang khoa học thì mới giải quyết được các vấn đề này. Gần đây có trường hợp mua bán công ty khá lạ. Một công ty Việt Nam mua một công ty 100% vốn nước ngoài với giá 1 đô la Mỹ, nhưng nhận nợ 34 tỉ đồng của công ty sau. Ông giám đốc công ty đi mua bảo rằng mua như vậy là lời vì tên của công ty mình được biết đến; sau khi tái tổ chức sẽ bán đi; nếu thành công sẽ lời 500.000 đô la Mỹ; nếu thất bại chỉ mất đúng 1 đô la Mỹ cộng chi phí luật sư và ít chất xám. Nếu nhìn vào số tiền lãi phải trả hàng tháng kể từ khi mua xong mà sẽ lên tới hàng trăm triệu mỗi tháng, tùy mức lãi suất, không biết công ty đi mua sẽ tái tổ chức ra sao để có tiền trả lãi, chưa kể gốc, và bán có lời? Chắc là công ty ấy sẽ nổi tiếng! Khi mua bán công ty, người đi mua nhờ luật sư và kế toán kiểm tra kỹ càng về tình hình tài chính và pháp lý của công ty bị mua. Công việc có thể kéo dài cả tháng. Để công ty bán cho làm như vậy, công ty mua phải trả một số tiền nhất định. Sau khi kiểm tra xong mà không mua thì mất số tiền đó. Từ chuyên môn tiếng Anh gọi việc này là “due diligence”, dịch nôm na ra là “cẩn thận đúng mức”, danh từ chính thức của ta chưa có.  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật