MUA BÁN NỢ VÀ TÀI SẢN TỒN ĐỌNG CỦA DOANH NGHIỆP: LẠI VƯỚNG . . . CƠ CHẾ

Hoạt động mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN đã giúp nhiều DN phục hồi, hoạt động sản xuất, kinh doanh và tránh được thiệt hại tài chính do DN vay vốn mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên do đây là lĩnh vực còn rất mới nên các quy định hiện hành chưa tạo động lực để các DN phát huy. Chính vì vậy theo dự kiến cuối tháng 7/2009, Bộ Tài chính sẽ ban hành Quy chế mới về điều lệ hoạt động của công ty mua bán nợ. Trao đổi với DĐDN ông Phạm Thanh Quang – TGĐ Cty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN (DATC) cho rằng rào cản lớn nhất chính là hành lang pháp lý. - Từ thực tế của DATC trong thời gian vừa qua, theo ông đâu là khó khăn vướng mắc lớn nhất đối với hoạt động của Cty mua bán nợ ? Khó khăn lớn nhất đối với hoạt động của TCty hiện nay vẫn là vướng ở cơ chế. Do chưa có chế tài cụ thể cho lĩnh vực này nên tạo ra những cách hiểu và những ý kiến khác nhau. Thứ nhất là về cơ chế xoá nợ. Hiện nay Bộ Tài chính chưa có hướng dẫn cụ thể về xoá nợ như thế nào đối với các khoản nợ tiếp nhận không còn khả năng thu hồi. Muốn tái cấu trúc DN thì phải xử lý tồn tại cũ, làm lành mạnh hoá tài chính nhưng hiện nay để làm được điều này phải xin ý kiến của Bộ Tài chính, chứ Cty mua bán nợ không tự quyết được, dẫn đến việc kéo dài thời gian. Thứ hai là do chưa có hướng dẫn cụ thể nên có nhiều ý kiến khác nhau trong việc xác định đối tượng DN khách nợ như thế nào? Chỉ mua DN nhà nước, hay áp dụng cho mọi thành phần kinh tế ? Xu hướng hiện vẫn nghiêng về phía DN nhà nước. Trên thực tế hiện nay pháp luật đã quy định mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng. Và nếu như giải quyết được khó khăn cho DN dù là tư nhân hay nhà nước thì đều góp phần tích cực làm lành mạnh hoá nền kinh tế. Sở dĩ có tâm lý trên là theo quy định hiện hành việc mua bán dựa trên thoả thuận nên sợ phát sinh tiêu cực.   Thứ ba là cho vay bảo lãnh. Quy định hiện hành không cho phép Cty mua bán nợ cho vay bảo lãnh. “Có thực mới vực đươc đạo” trong khi đó phần lớn các nhà máy, DN mà chúng tôi mua hoặc định mua đều trong tình trạng “hấp hối” hoặc “chết”. Nếu không “bơm” tiền vào thì nhà máy không thể hoạt động và cũng không thể tái cấu trúc bởi họ không thể đi vay ngân hàng được nữa thì mới tìm đến chúng tôi. Thứ tư là quy trình hướng dẫn thủ tục thoả thuận hiện rất chung chung nên thường kéo dài. Bộ Tài chính cần phải có hướng dẫn cụ thể, tránh tình trạng mỗi nơi hiểu một kiểu. Thứ 5  là lợi thế đất đai. Khi xác định giá trị DN để thực hiện chuyển đổi sở hữu DN nhà nước thì phần lớn đối với cac DN khách nợ, giá trị đất đai thường chiếm tỷ trọng cao. Tính như thế nào cho đủ, cho hợp lý ? Hiện nay chúng tôi còn khoảng 20 DN đủ điều kiện chuyển đổi, đủ nguồn xử lý nhưng do vướng về đất đai nên chưa chuyển đổi được. Nếu tính giá đất theo thị trường thì không thể làm được. - Những vướng mắc đang tồn tại có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của DATC, thưa ông ? Nếu như có được cơ chế thông thoáng và chúng tôi được hoạt động theo mô hình DN đúng nghĩa thì mỗi tháng có thể “cứu” được 3 đến 4 DN. Và như vậy sẽ giúp được rất nhiều cho nền kinh tê. Chẳng hạn: Rút được vốn về cho Nhà nước, tạo việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu thuế cho Nhà nước… Nhưng do chưa có các quy định rõ ràng nên ảnh hưởng rất lớn đến việc thu nợ của TCty, vừa tốn thời gian, mất cơ hội và tăng chi phí. - Xin ông cho biết, các DN sau khi được DATC “mua” và tái cấu trúc hiện hoạt động như thế nào? Để giúp các DN đã được tái cơ cấu sớm hồi phục hoạt động sản xuất kinh doanh Cty đã có nhiều biện p Tính đến hết tháng 6/2009 DATC đã tiếp nhận 2.239 DN với giá trị 2.844,2 tỷ đồng. Trong đó Cty đã xử lý nợ và tài sản tồn đọng của 1.498 DN với giá trị thực tế thu hồi cho Nhà nước 376,9 tỷ đồng. háp củng cố hỗ trợ các DN như tổ chức lại bộ máy, điều chỉnh giảm lãi suất trả nợ, giải chấp tài sản đảm bảo để có điều kiện vay vốn ngân hàng… Hiện nay đã có 14 DN khách nợ được Cty triển khai tái cơ cấu, chuyển đổi sở hữu và đã có 6 DN đi vào sản xuất ổn định. Đã có 7 DN hoạt động có lãi và 1 DN cân bằng tài chính. Góp phần giải quyết việc làm cho 5.000 lao động trực tiếp tại các DN… - Có nhiều ý kiến cho rằng hiện nay khoản nợ xấu của các ngân hàng trong nước đã lên tới vài chục nghìn tỷ đồng nhưng hoạt động mua bán nợ xấu trong lĩnh vực này còn rất hạn chế. Nhận định của ông như thế nào? Thực tế không phải vậy. Chúng tôi cũng đã tìm hiểu và tích cực tìm hiểu nhưng hầu như các ngân hàng giấu rất kỹ các thông tin về các khoản nợ xấu. Có thể là do ảnh hưởng đến thương hiệu, hoạt động kinh doanh hay vì các lý do tế nhị khác mà các ngân hàng thường chỉ đưa ra thông tin chung chung và hầu như DATC không được mời.  Một số trường hợp mời chúng tôi vào nhưng chủ yếu là để “lấy giá”, sau đó lại bán cho người khác. Vì vậy có thể nói rất khó để có thể mua được các khoản nợ xấu của ngân hàng. Theo quy định của nhiều nước trên thế giới các khoản nợ xấu của ngân hàng đã đưa ra ngoài buộc phải bán trong thời hạn nhất định nhưng ở VN chưa có quy định về vấn đề này nên các khoản nợ xấu đã được trừ vào trích lập dự phòng các ngân hàng đều để “án binh bất động”. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho việc tái cấu trúc các DN mà chúng tôi mua thường kéo dài. Bởi có  những DN nợ rất nhiều ngân hàng và chúng tôi phải thương lượng với các ngân hàng đó để mua lại nợ, nhưng có ngân hàng đồng ý, có ngân hàng chẳng mấy bận tâm. Có lẽ trong thời gian tới các cơ quan quản lý cũng phải xem xét lại quy định đối với các khoản nợ xấu của ngân hàng. Bởi nếu như giải quyết được các khoản nợ xấu của ngân hàng sẽ góp phần quan trọng làm lành mạnh và minh bạch thị trường tài chính tiền tệ. - Xin cảm ơn ông.  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật