MỘT VÀI NÉT VỀ SỞ HỮU VỚI PHÂN ĐỊNH CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP, KHÁC KHU VỰC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG 1. Việc phân định các thành phần kinh tế, khu vực kinh tế, loại hình doanh nghiệp và những vấn đề đặt ra. Từ việc hình thành những hình thức sở hữu khác nhau và theo nó là những hình thức thực hiện lợi ích kinh tế khác nhau qua việc phân định theo thành phần kinh tế, khu vực kinh tế và loại hình doanh nghiệp (DN) như sau: Bảng 1: Thành phần kinh tế. Loại hình doanh nghiệp. Khu vực kinh tế Presentation1   Trên hình thức sở hữu khác nhau và theo nó là những hình thức thực hiện lợi ích kinh tế qua loại hình doanh nghiệp ở bảng trên phân định theo thành phần kinh tế, theo khu vực kinh tế cho thấy có vấn đề đặt ra là: Theo pháp luật Việt Nam hiện hành có Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính Phủ về đăng ký kinh doanh thì phạm vi điều chỉnh chỉ có các DN hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh (theo bảng trên bao gồm các loại hình DN: DN Nhà nước, Công ty TNHH Nhà nước, Công ty cổ phần có vốn Nhà nước, DN tư nhân, Công ty TNHH tư nhân, Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước và hộ sản xuất cá thể nói chung). → Vấn đề là: (1) Không có quy định đăng ký kinh doanh cho loại hình DN liên doanh và (2) HTX (doanh nghiệp tập thể) đăng ký kinh doanh lại được quy định ở luật HTX (3) Nghị quyết hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) còn có mô hình công ty mẹ – công ty con để hoàn thiện mô hình tổng công ty nhà nước cũng chưa có khung pháp lý hoạt động (4) Điểm chú ý là loại hình HTX (doanh nghiệp tập thể) là loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh để các cá nhân riêng lẻ hợp sức lại nhằm khai thác lợi thế theo quy mô; tính chất của HTX là vừa đối nhân, vừa đối vốn (đối nhân là mọi thành viên HTX dù ít vốn hay nhiều vốn đều có 1 phiếu quyết định về hoạt động của HTX như nhau; đối vốn là được hưởng và chịu trách nhiệm trên số vốn góp của mình) cũng chưa xác định rõ phương thức đại diện quyền sử dụng, quyền sở hữu và quyền định đoạt tài sản trong HTX, vì thế gặp vướng mắc trong chính sách về đất, về tín dụng, về đầu tư. Đối chiếu việc phân định 5 thành phần kinh tế của Đại hội X (kinh tế nhà nước (đánh giá về DNNN), kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) với hình thức sở hữu và theo nó là những hình thức thực hiện lợi ích kinh tế qua loại hình doanh nghiệp ở bảng trên cho thấy: ü Thành phần kinh tế tập thể xét cho cùng cũng là sở hữu tư hữu nhỏ của người lao động hợp sức lại với nhau theo kiểu công ty cổ phần nhưng khác ở chỗ đối nhân như nêu ở trên, nó đề cao tính nhân văn xã hội nhưng trong cơ chế thị trường thì thực sự lại thiếu động lực lợi ích cụ thể; mặt khác lại chưa xác định chủ sở hữu đích thực do đó ít nhiều sẽ hạn chế đến phát triển. Điều này thể hiện khá rõ nét ở phong trào HTX tụt dốc, kết quả sản xuất nông nghiệp kém trước khi có luật HTX sửa đổi và chuyển qua cơ chế khoán trong sản xuất nông nghiệp. ü Thành phần kinh tế kinh tế tư bản nhà nước xét cho cùng cũng là hình thức góp vốn, đan xen sở hữu giữa 2 thành phần kinh tế và cũng chưa có khung pháp lý. Vì vậy, xét trên tính chất sở hữu thì nội hàm đích thực của nó chỉ là kinh tế Nhà nước và kinh tế ngoài Nhà nước (bao gồm kinh tế ngoài Nhà nước trong nước và kinh tế nước ngoài); nếu xét thêm yếu tố địa lý thì cần tách riêng kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, chúng ta đang trong tiến trình hội nhập, ngôn từ thành phần kinh tế nghe như cái gì đó của thời bao cấp, của chuyên chính vô sản; hơn nữa sự phân định giữa hình thức sở hữu với khung pháp lý không logic; đề nghị nên chuyển 5 thành phần kinh tế sang 3 khu vực kinh tế gồm: (1) Kinh tế Nhà nước (2) Kinh tế ngoài Nhà nước (3) Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. 2. Tình hình phát triển của các loại hình doanh nghiệp, các khu vực kinh tế trên địa bàn TP.HCM: 2.1. Về tăng trưởng, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước trên địa bàn theo theo khu vực kinh tế. Việc nghiên cứu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu cho ta thấy được vai trò vị trí của các bộ phận cấu thành, từ đó có các giải pháp tác động đến các bộ phận cấu thành nhằm đạt đến mục tiêu mong đợi. Từ năm 2000, nền kinh tế cả nước nói chung, TP.HCM nói riêng bắt đầu được phục hồi sau tác động của khủng hoảng tài chính khu vực và khắc phục những yếu kém trong nội bộ nền kinh tế, đặc biệt là chủ trương phát triển mạnh các thành phần kinh tế của Đảng, Nhà nước khẳng định rõ trong Đại hội IX, Đại hội X cùng với việc ban hành luật doanh nghiệp, luật đầu tư trong nước, ngoài nước, cổ phần hóa doanh nghiệp và nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh phát triển còn kinh tế Nhà nước tập trung hơn vào đầu tư cho kết cấu hạ tầng, tạo tiền đề cho phát triển chung, phát huy mọi nguồn lực cho phát triển. Kết quả tốc độ phát triển GDP ngày càng cao, năm sau cao hơn năm trước, năm 2000: 8,7%; năm 2005: 12,15%; năm 2006: 12,15%; năm 2007: 12,57%. Tốc độ tăng GDP bình quân năm 2001-2005: 10,99%; tốc độ tăng GDP bình quân năm 2006-2007: 12,36%; nhưng tốc độ tăng GDP bình quân năm và tốc độ phát triển GDP không đồng đều giữa các khu vực kinh tế; cụ thể như sau: - Khu vực kinh tế Nhà nước luôn có tốc độ tăng GDP bình quân năm thấp hơn tốc độ tăng GDP chung và có xu hướng giảm từ 8,04% năm 2001-2005 xuống 5,89% năm 2006-2007. Kết quả đóng góp vào tốc độ phát triển giảm từ 2,42% năm 2000 còn 2,16% năm 2007. - Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước thì ngược lại luôn có tốc độ tăng GDP bình quân năm cao hơn tốc độ tăng GDP chung và có xu hướng tăng từ 13,9% năm 2001-2005 lên 17,27% năm 2006-2007. Kết quả đóng góp vào tốc độ phát triển tăng nhanh từ 4,6% năm 2000 lên 7,36% năm 2007. Trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đáng chú ý là kinh tế tư nhân có tăng GDP bình quân năm rất cao và tăng từ 28,21% năm 2001-2005 lên 29,54% năm 2006-2007; kinh tế tập thể và kinh tế cá thể có xu hướng giảm, điểm này thấy rất rõ nét nêu ở cơ cấu GDP trên địa bàn. - Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng GDP bình quân năm không ổn định so với tốc độ tăng GDP chung: 11,37% năm 2001-2005 (cao hơn tốc độ tăng GDP chung) và 10,96% năm 2006-2007 (thấp hơn tốc độ tăng GDP chung). Kết quả đóng góp vào tốc độ phát triển giảm từ 2,28% năm 2005 xuống 2,04% năm 2007. Bảng 2: Tăng trưởng, đóng góp vào tăng trưởng GDP trên địa bàn Presentation1 Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê TP.HCM Tốc độ tăng GDP bình quân năm, tốc độ phát triển GDP nêu trên cho kết quả cơ cấu GDP có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần; cụ thể: - Khu vực kinh tế Nhà nước có quy mô lớn nhưng tỷ trọng trong cơ cấu GDP giảm nhanh qua các năm từ 43% năm 2000 xuống 35% năm 2005 và 31,7% năm 2007. Kinh tế Nhà nước tập trung phát triển các ngành trọng yếu, chủ chốt. - Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước cũng có quy mô lớn, tỷ trọng trong cơ cấu GDP thì ngược lại khu vực kinh tế Nhà nước, tăng nhanh qua các năm từ 37,6% năm 2000 lên 43,2% năm 2005 và 48,1% năm 2007. Tình hình cụ thể khu vực kinh tế ngoài Nhà nước là: + Kinh tế tư nhân có tỷ trọng trong cơ cấu GDP lớn, tăng nhanh qua các năm từ 11,5% năm 2000 lên 25,6% năm 2005 và 32% năm 2007. + Kinh tế tập thể có tỷ trọng trong cơ cấu GDP nhỏ, không ổn định: 1,9% năm 2000; 0,7% năm 2005 và 1% năm 2007. + Kinh tế cá thể có xu hướng giảm từ 24,2% năm 2000 xuống 16,9% năm 2005 và 15,1% năm 2007. - Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng trong cơ cấu GDP nhỏ nhất nhưng cũng có xu hướng tăng nhanh từ 19,4% năm 2000 lên 21,8% năm 2005 và 20,7% năm 2007. Bảng 3: Cơ cấu GDP trên địa bàn
2000 2005 2006 2007
Tổng GDP (tỷ đồng) 100.0 100.0 100.0 100.0
1. Kinh tế nhà nước 43.0 35.0 32.5 31.7
2. Kinh tế ngoài nhà nước 37.6 43.2 46.9 48.1
Tập thể 1.9 0.7 0.7 1.0
Tư nhân 11.5 25.6 30.3 32.0
Cá thể 24.2 16.9 15.9 15.1
3. Kinh tế có vốn nước ngoài 19.4 21.8 20.7 20.1
Nguồn: Niên giám thống TP.HCM 2.2. Về số lượng doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp và khu vực kinh tế. Số lượng doanh nghiệp theo khu vực kinh tế và loại hình doanh nghiệp tăng khá nhanh, tăng bình quân chung 2001-2006 là 21,3% năm; trong đó khu vực kinh tế nhà nước giảm qua các năm, giảm bình quân năm là -7,31%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước ngược lại, tăng nhanh qua các năm, tăng bình quân năm 23,16%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng qua các năm, tăng bình quân năm 12,19%. Việc giảm số lượng doanh nghiệp khu vực kinh tế nhà nước, tăng số lượng doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chứng tỏ chủ trương phát triển nhiều thành phần kinh tế là đúng và đi vào cuộc sống. Có 4 loại hình doanh nghiệp có tốc độ phát triển cao là: - Công ty cổ phần không có vốn NN: Tăng bình quân năm 45,22% - Công ty TNHH tư nhân: Tăng bình quân năm 26,88% - Doanh nghiệp tư nhân: Tăng bình quân năm 15,47% - 100% vốn nước ngoài: Tăng bình quân năm 11,9% Bảng 4: Số doanh nghiệp theo khu vực kinh tế và loại hình doanh nghiệp
2001 2003 2004 2005 2006 Tăng BQ (%) 2001-2006
Tổng số 11446 18582 23670 30477 36875 21.53
1. Doanh nghiệp nhà nước 727 732 708 503 461 -7.31
Doanh nghiệp Nhà nước 583 539 442 503 461 -3.84
CT cổ phần có vốn NN 139 186 253 -100.00
CT TNHH Nhà nước 5 7 13 -100.00
2. DN ngoài nhà nước 10055 17070 21992 31196 35090 23.16
Doanh nghiệp tập thể 272 302 280 288 273 0.06
Doanh nghiệp tư nhân 3463 4790 5319 6257 6800 11.90
CT cổ phần có vốn NN 233 307
CT cổ phần không có vốn NN 258 662 1106 1734 2420 45.22
CT TNHH tư nhân 6062 11253 15287 20240 25290 26.88
3. DN có vốn nước ngoài 664 843 970 1222 1324 12.19
100% vốn nước ngoài 426 606 718 937 1010 15.47
DN liên doanh với nước ngoài 238 237 252 285 314 4.73
Nguồn: Niên giám thống TP.HCM 2.3. Về doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi, bị lỗ theo khu vực kinh tế và loại hình doanh nghiệp: Tổng quan chung cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi so với tổng số có xu hướng giảm từ 65,4% năm 2001 xuống 56,1% năm 2006; ngược lại tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị lỗ so với tổng số có xu hướng tăng từ 34,6% năm 2001 lên 43,5% năm 2006. Điều này chứng tỏ sản xuất kinh doanh ngày càng khó khăn hơn, năng lực cạnh tranh kém hơn. Nguyên nhân cơ bản là từ nội tại của DN kém, nhưng cũng phải nói đến nguyên nhân chủ quan chung là môi trường kinh doanh của Việt Nam chậm được cải thiện; ngày 10/9/2008 Ngân hàng Thế giới (WB) công bố xếp hạng môi trường kinh doanh của 181 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó Việt Nam xếp thứ 92, tụt 5 bậc và xếp thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á. Mười tiêu chí được WB đưa ra đánh giá gồm: thành lập một doanh nghiêp; giải quyết vấn đề giấy phép xây dựng; tuyển dụng và sa thải lao động; đăng ký tài sản; vay vốn tín dụng; bảo vệ nhà đầu tư; nộp thuế; thương mại quốc tế; thực thi hợp đồng và giải thể doanh nghiệp. Cụ thể các khu vực kinh tế và loại hình DN như sau: - Theo khu vực kinh tế cho thấy DN nhà nước có tỷ lệ DN có lãi so với tổng số cao nhất, kế đến là khu vực DN ngoài nhà nước và sau cùng là khu vực DN có vốn nước ngoài nhưng tỷ lệ DN có lãi nhà nước và ngoài nhà nước lại có xu hướng giảm và ngược lại tỷ lệ DN có lãi có vốn nước ngoài lại có xu hướng tăng. Điều này chứng tỏ lợi thế về vốn, công nghệ của khu vực DN có vốn nước ngoài. Cụ thể: + Khu vực DN nhà nước có tỷ lệ DN có lãi cao nhất , DN bị lỗ thấp nhưng tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi so với tổng số cũng có xu hướng giảm từ 90,8% năm 2001 xuống 86,3% năm 2006; ngược lại tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị lỗ so với tổng số có xu hướng tăng từ 9,2% năm 2001 lên 12,8% năm 2006. + Khu vực DN ngoài nhà nước có tỷ lệ DN có lãi cao thứ 2 nhưng tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi so với tổng số cũng có xu hướng giảm từ 64,9% năm 2001 xuống 55,9% năm 2006; ngược lại tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị lỗ so với tổng số có xu hướng tăng từ 35,1% năm 2001 lên 43,8% năm 2006. + Khu vực DN có vốn nước ngoài có tỷ lệ DN có lãi thấp nhất trong 3 khu vực nhưng lệ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi so với tổng số lại có xu hướn tăng 45,8% năm 2001 lên 51,9% năm 2006; ngược lại tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị lỗ so với tổng số có xu hướng giảm từ 54,2% năm 2001 xuống 45,4% năm 2006. - Theo loại hình doanh nghiệp theo thứ tự DN có tỷ lệ DN có lãi cao như sau: + CT cổ phần có vốn Nhà nước có tỷ lệ DN có lãi cao nhất, nhưng tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi so với tổng số có xu hướng giảm từ 93,5% năm 2001 xuống 87,3% năm 2006; ngược lại tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị lỗ so với tổng số có xu hướng tăng từ 6,5% năm 2001 lên 12,4% năm 2006. + DN Nhà nước DN Nhà nước có tỷ lệ DN có lãi cao thứ 2, nhưng tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi so với tổng số có xu hướng giảm từ 90,39% năm 2001 xuống 86,33% năm 2006; ngược lại tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị lỗ so với tổng số có xu hướng tăng từ 10,63% năm 2001 lên 14,82% năm 2006. + DN tập thể có tỷ lệ DN có lãi cao thứ 3 nhưng tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi so với tổng số có xu hướng giảm từ 88,6% năm 2001 xuống 76,9% năm 2006; ngược lại tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị lỗ so với tổng số có xu hướng tăng từ 11,4% năm 2001 lên 22% năm 2006. + DN tư nhân có lãi cao thứ 4 nhưng tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi so với tổng số có xu hướng giảm từ 79,8% năm 2001 xuống 70,2% năm 2006; ngược lại tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị lỗ so với tổng số có xu hướng tăng từ 20,2% năm 2001 lên 29,6% năm 2006. + DN liên doanh với nước ngoài có lãi cao thứ 5 nhưng tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi so với tổng số có xu hướng tăng từ 56,7% năm 2001 lên 67,8% năm 2006; ngược lại tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị lỗ so với tổng số có xu hướng giảm từ 43,3% năm 2001 xuống 28% năm 2006. + Các loại hình DN CT TNHH tư nhân, CT 100% vốn nước ngoài, CT cổ phần không có vốn NN có lãi so với tổng số trong khoảng trên dưới 50% nhưng chỉ có CT 100% vốn nước ngoài là có tỷ lệ doanh có lãi so với tổng số có xu hướng tăng, còn lại đều có xu hướng giảm. Bảng 5: Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi so với tổng số theo khu vực kinh tế và loại hình doanh nghiệp – Đơn vị tính: %
2001 2003 2004 2005 2006
Tổng số 65.4 59.6 56.7 44.7 56.1
1. Doanh nghiệp nhà nước 90.8 91.7 88.3 84.7 86.3
Doanh nghiệp Nhà nước 90.39 90.72 86.43 84.69 86.33
CT cổ phần có vốn NN 93.5 93.5 91.7
CT TNHH Nhà nước 60 85.7 84.6
2. DN ngoài nhà nước 64.9 58.6 55.9 40.3 55.9
Doanh nghiệp tập thể 88.6 83.4 81.8 75.7 76.9
Doanh nghiệp tư nhân 79.8 63.7 68.8 50.7 70.2
CT cổ phần có vốn NN 91 87.3
CT cổ phần không có vốn NN 50.8 53.2 46.4 39.3 44.5
CT TNHH tư nhân 55.8 56.1 51.6 41 52.5
3.DN có vốn nước ngoài 45.8 52.9 53.1 50.2 51.9
100% vốn nước ngoài 39.7 47 47.8 44.8 46.8
DN liên doanh với nước ngoài 56.7 67.9 68.3 68.1 67.8
Nguồn: Niên giám thống TP.HCM Bảng 6: Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị lỗ so với tổng số theo khu vực kinh tế và loại hình doanh nghiệp – Đơn vị tính: %  
2001 2003 2004 2005 2006
Tổng số 34.6 40.4 43.3 43.1 43.5
1. Doanh nghiệp nhà nước 9.2 8.6 11.7 15.1 12.8
Doanh nghiệp Nhà nước 10.63 10.22 15.71 17.84 14.82
CT cổ phần có vốn NN 6.5 6.5 8.3    
CT TNHH Nhà nước 40 14.3 15.4    
2. Doanh nghiệp ngoài nhà nước 35.1 41.4 44.1 40 43.8
Doanh nghiệp tập thể 11.4 16.6 18.2 19.1 22
Doanh nghiệp tư nhân 20.2 36.3 31.2 37.6 29.6
CT cổ phần có vốn NN       8.4 12.4
CT cổ phần không có vốn NN 49.2 46.8 53.6 49.1 54.8
CT TNHH tư nhân 44.2 43.9 48.4 45.4 47.2
3. Kinh tế có vốn nước ngoài 54.2 47.1 46.9 47.3 45.4
100% vốn nước ngoài 60.3 53 52.2 52.4 50.8
DN liên doanh với nước ngoài 43.3 32.1 31.7 29.5 28
Nguồn: Niên giám thống TP.HCM Xem xét hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua một số tiêu chí cho thấy thực sự còn kém hiệu quả, cụ thể: Một là: So với tổng số, tỷ lệ số doanh nghiệp có lãi có xu hướng giảm từ 64,4% năm 2001 xuống 56,1% năm 2006 và ngược lại, tỷ lệ số doanh nghiệp bị lỗ có xu hướng tăng từ 34,6% năm 2001 lên 43,5% năm 2006. Hai là: Tổng mức lãi/ Tổng mức lỗ cho thấy có tăng từ 3,01 lần năm 2001 lên 4,04 lần năm 2006; lãi bình quân một doanh nghiệp tăng từ 1358 triệu đồng năm 2001 lên 1523 triệu đồng năm 2006 và lỗ bình quân một doanh nghiệp giảm từ 853 triệu đồng năm 2001 xuống 487 triệu đồng năm 2006. Ba là: Tỷ lệ lãi trên vốn sản xuất kinh doanh chung gần như không có sự thay đổi và thấp hơn mức lãi xuất chung tiết kiệm của ngân hàng; cụ thể năm 2001 là 4,52%; năm 2003 là 5,27%; năm 2004 là 5,05%; năm 2005 là 4,26% và năm 2006 là 4,45%. Bảng 7: Tình hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi hoặc lỗ  
ĐV tính 2001 2003 2004 2005 2006
Tổng số doanh nghiệp DN 11446 18582 23670 30477 36875
1- Tổng số DN có lãi DN 7486 11082 13426 13620 20699
* Tổng mức lãi tỷ đồng 10168 17373 21684 23525 31524
* Lãi BQ một doanh nghiệp triệu đồng 1358 1568 1615 1724 1523
2- Tổng số DN lỗ DN 3960 7500 10244 13129 16026
* Tổng mức lỗ tỷ đồng 3379 3977 4224 6651 7804
* Lỗ BQ một doanh nghiệp triệu đồng 853 530 412 507 487
3- So với tổng doanh nghiệp %
* Số doanh nghiệp có lãi % 65.4 59.6 56.7 44.7 56.1
* Số doanh nghiệp lỗ % 34.6 40.4 43.3 43.1 43.5
4- Hiệu quả
* Tỷ lệ lãi trên vốn SXKD % 4.52 5.27 5.05 4.26 4.45
* Tổng mức lãi/ Tổng mức lỗ Lần 3.01 4.37 5.13 3.53 4.04
Nguồn: Niên giám thống TP.HCM và tính toán Khái quát chung: Nhìn chung, đến nay khung pháp lý đã xác định được quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của công dân, xác định sự bình đẳng trước pháp luật đối với mọi chủ thể kinh doanh, xác định quyền sở hữu tài sản và thu nhập hợp pháp của cá nhân được luật pháp bảo hộ. Tính đa dạng của sở hữu là một tất yếu khách quan do sự hợp thành bởi những bộ phận kinh tế của xã hội cũ – những bộ phận kinh tế của xã hội mới – hỗn hợp đan xen giữa các bộ phận kinh tế này cùng tồn tại đòi hỏi những hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất phù hợp với chúng; mặt khác, do trình độ lực lượng sản xuất còn thấp, với nhiều trình độ khác nhau và thích ứng với nó là nhiều hình thức sở hữu phù hợp; các hình thức sở hữu không tồn tại độc lập mà đan xen nhau. Tính đa dạng và sự đan xen nhau của sở hữu là cơ sở để phân định kinh tế nhiều thành phần và sự tồn tại của nó có tác dụng to lớn thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển. Thực tế cho thấy xu thế (1) Hình thành loại hình doanh nghiệp đa chủ sở hữu trong một chủ thể sản xuất, kinh doanh phát triển mạnh hơn cả qua loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần (2) DN Nhà nước sở hữu 100% vốn sẽ giảm dần và tăng dần phần vốn góp của Nhà nước ở các DN khác (3) DN ngoài Nhà nước phát triển mạnh nhưng chưa đi vào bề sâu (4) DN có vốn nước ngoài duy trì sự phát triển trong cơ cấu chung và ngày càng đạt kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh.  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật