MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỔ PHẦ N HOÁ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH TỰ 1. Một số vấn đề chung về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước Chủ trương cổ phần hoá DNNN được đặt ra khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới theo Quyết định số 143/HĐBT ngày 15/10/1990 và thực hiện thí điểm từ năm 1992 theo Quyết định số 202/HĐBT ngày 8/6/1992 của Hội đồng Bộ trưởng. Đây là một quá trình khó khăn phức tạp với nhiều thử nghiệm, tìm tòi và ứng dụng từ những kinh nghiệm của các nước trên thế giới để lựa chọn phương thức phù hợp với những đặc thù riêng của DNNN ở Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Việc cổ phần hoá DNNN được mở rộng và thực hiện mạnh mẽ ngay sau khi triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, Khoá IX về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN. Trong khoảng từ tháng 7 năm 1998 đến nay, là giai đoạn đẩy mạnh (hay giai đoạn chủ động) CPH theo Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ. Việc CPH ở nước ta được Đảng và Nhà nước chỉ đạo thường xuyên, sát sao, chặt chẽ. Trong giai đoạn từ 1999 – 2002, mỗi năm CPH cũng chỉ được trên 175 doanh nghiệp, riêng năm 2003 CPH được 537 doanh nghiệp và 6 tháng đầu năm 2004, tiến trình CPH chậm lại (chỉ CPH được 70 DNNN). Số DNNN còn lại khoảng 4.300, trong đó phải tiến hành đa dạng hoá hoặc CPH khoảng 2.400 doanh nghiệp. Như vậy, vấn đề phải hoàn thành cơ bản việc cổ phần hóa các DNNN đến cuối năm 2005 là rất khó khăn. Số DNNN còn lại thường là những đơn vị có vị trí quan trọng trong các ngành kinh tế then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến cả kinh tế – chính trị – xã hội và có thể làm vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế trong điều kiện nước ta chuyển sang cơ chế thị trường định hướng XHCN. Theo các nhà kinh tế và các cơ quan hữu trách, CPH tiến triển chậm chủ yếu là do vấn đề định giá doanh nghiệp. Định giá doanh nghiệp là vấn đề không đơn giản, trong đó khâu quan trọng nhất là phải xác định chính xác giá trị doanh nghiệp. 2- Mục tiêu của việc cổ phần hoá NHTM Nhà nước NHTM Nhà nước cũng là một DNNN, nhưng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, chịu sự điều chỉnh của Luật các Tổ chức tín dụng, Luật DNNN và các luật có liên quan. CPH NHTM Nhà nước trước hết cũng phải thực hiện các mục tiêu chung về CPH các DNNN và sau đó thực hiện mục tiêu của ngành Ngân hàng, trong đó: - Thực hiện cơ cấu lại để đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của toàn hệ thống. - Tăng vốn, thực hiện việc mở rộng kinh doanh, đồng thời bảo đảm các tiêu chí an toàn trong hoạt động, đặc biệt là an toàn vốn tối thiểu theo thông lệ quốc tế; - Sắp xếp lại đội ngũ lao động một cách phù hợp, đồng thời chú ý việc đào tạo lại một cách hệ thống hơn đối với đội ngũ lao động hiện nay. 3. Vấn đề xác định giá trị của NHTM Nhà nước trong CPH 3.1- Về phương pháp xác định giá trị NHTM Nhà nước Tựu chung, có 2 phương pháp thực hiện: Thứ nhất, trực tiếp đánh giá trị giá của các tài sản trong mỗi ngân hàng, bao gồm cả tài sản hữu hình, tài sản vô hình và định lượng giá trị các yếu tố về: tổ chức, vị thế, thị phần hoạt động, thương hiệu… của từng ngân hàng. Thứ hai, đánh giá giá trị gián tiếp qua việc lượng hoá các khoản thu nhập kinh doanh mà ngân hàng có thể mang lại cho nhà đầu tư trong suốt thời gian còn lại của ngân hàng. Đối với Việt Nam, có lẽ phương pháp xác định trực tiếp thì thuận lợi và dễ làm hơn.. Với phương pháp này, thì thông thường giá trị doanh nghiệp gồm 3 bộ phận chính là: Giá trị tài sản hữu hình; Giá trị tài sản vô hình; Giá trị quyền sử dụng đất và lượng hoá giá trị của các nhân tố phi kinh tế như: địa điểm đóng trụ sở, bộ máy tổ chức, uy tín, thương hiệu của ngân hàng… 3.2- Những vấn đề lưu ý trong quá trình xác định giá trị NHTM Nhà nước Có 4 vấn đề như sau: Thứ nhất, làm trong sạch bảng cân đối tài sản để tạo ra sự lành mạnh về tài chính và bảo đảm điều kiện thực hiện CPH. Về việc này cũng cần lưu ý: (1) Nợ đọng do cho vay hoặc bảo lãnh theo chỉ định của Nhà nước trước đây (điển hình là ở VCB); (2) Nợ đọng trong các vụ án (điển hình là ở Incombank liên quan đến vụ án Minh Phụng – EPCO); (3) và các khoản nợ xấu khác do nhiều nguyên nhân. Thứ hai, chú trọng về lợi thế kinh doanh. Xét trên khía cạnh này thì VCB và Agribank có điều kiện hơn. VCB có: địa điểm thuận lợi, trình độ cán bộ và công nghệ vào loại đứng đầu so với các NHTM Nhà nước khác; quan hệ đối ngoại có truyền thống và thị trường rộng; có kết quả kinh doanh tốt, mức độ sinh lời khá cao (theo cách hạch toán của Việt Nam) và do đó, xem xét về thương hiệu ngân hàng, giá trị kỳ vọng của VCB sẽ tốt hơn. Agribank có lợi thế về địa bàn hoạt động, đất và trụ sở nhiều, nhiều nguồn vốn tài trợ và đầu tư với lãi suất thấp… nhưng cũng có những hạn chế như: cán bộ nhân viên đông, trình độ không đồng đều; bộ máy lớn và khó quản lý… Thứ ba, việc CPH các NHTM Nhà nước cần: (1) Thực hiện theo một lộ trình cụ thể, không thể làm ồ ạt mà thực hiện từng bước. Việc chọn hai ngân hàng là VCB và MHB làm thí điểm là phù hợp. (2) Trước hết, cho phép các NHTM Nhà nước thực hiện CPH được niêm yết bán cổ phần ưu đãi trên thị trường để tăng thêm vốn tự có, mọi đối tượng trong xã hội đều được mua một cách bình đẳng. Thứ tư, đề nghị Nhà nước ban hành những quy định về CPH đối với các NHTM Nhà nước, đáp ứng yêu cầu CPH các NHTM và không trái với các quy định hiện hành về CPH các DNNN, trong đó cần lưu ý những đặc thù về hoạt động ngân hàng.

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật