MỘT SỐ SỰ KIỆN LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG NĂM 2008

THU TRANG m 2008 là m c doanh nghiệp đã phải trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong suốt một thập kỷ phát triển tương đối ổn định kể từ cuộc khủng hoảng khu vực năm 1997. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn đó, nhiều chiến lược kinh doanh có dấu hiệu hạn chế cạnh tranh đã xuất hiện và có nguy cơ trở thành một xu hướng nếu không kịp thời chấn chỉnh. Trong khuôn khổ bài viết này, “Cạnh tranh và Người tiêu dùng” xin đưa ra 2 sự kiện điển hình về một số chiến lược kinh doanh nói trên nhằm giúp các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng nhận diện một số hành vi phản cạnh tranh và định hình chiến lược kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật. Vinapco đơn phương ngừng cung cấp nhiên liệu cho JPA Ngày 01/4/2008, các hành khách của Hãng hàng không Jetsrar Pacific Airlines (JPA) không khỏi ngạc nhiên và bức xúc khi nhận được thông báo tất cả các chuyến bay nội địa của Hãng đều không thể cất cánh được theo lịch bay do Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam (Vinapco), nhà cung cấp nhiên liệu hàng không cho JPA, đã đơn phương ngừng cung cấp nhiên liệu cho các chuyến bay của JPA từ 0 giờ ngày 01/4/2008. Các chuyến bay của JPA được cất cánh trở lại chỉ sau khi Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải chỉ đạo yêu cầu Vinapco cung cấp lại nhiên liệu cho JPA. Nguyên nhân của sự việc này là do JPA và Vinapco đã không đạt được sự thống nhất về việc tăng mức phí dịch vụ cung cấp nhiên liệu hàng không mới do phía Vinapco đưa ra. Trước thời điểm diễn ra sự việc nêu trên, Vinapco và JPA đang thực hiện hợp đồng mua bán xăng dầu và cung cấp dịch vụ tra nạp nhiên liệu hàng không năm 2008 ký giữa hai bên, theo đó mức phí tra nạp nhiên liệu hàng không là 593.000 đồng/tấn (năm 2007 là 565.000 đồng/tấn). Sau một thời gian thực hiện hợp đồng, đến giữa tháng 3/2008, Vinapco gửi công văn cho JPA đề nghị tăng mức phí nạp xăng dầu lên 750.000 đồng/tấn kể từ ngày 01/4/2008. Trong các thương lượng về mức phí mới với Vinapco, JPA yêu cầu Vinapco phải đối xử công bằng giữa JPA và Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA) và JPA chỉ có thể chấp nhận mức giá mới nếu mức giá đó cũng áp dụng đối với VNA. Trong khi hai bên chưa đạt được sự thống nhất, ngày 01/4/2008, Vinapco đã đột ngột ngừng cung cấp nhiên liệu cho JPA.   Đánh giá về sự kiện này, nhiều chuyên gia cho rằng đây là một sự kiện hi hữu trong lịch sử hàng không của Việt Nam, trong đó có nhiều dấu hiệu cho thấy Vinapco đã lạm dụng vị trí độc quyền trên thị trường dịch vụ tra nạp nhiên liệu hàng không, gây ảnh hưởng tới hàng nghìn hành khách, tác động tiêu cực đến dư luận trong nước và quốc tế về uy tín của ngành hàng không Việt Nam. Thỏa thuận hợp c trong lĩnh vực bảo hiểm Trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải đối mặt với tình trạng cạnh tranh gay gắt, chủ yếu là thông qua các chính sách hạ phí bảo hiểm, trả phí hoa hồng và tăng chi phí hỗ trợ đại lý… nhất là từ các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường. Chính vì vậy, việc kinh doanh bảo hiểm trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là đối với các lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm hàng hóa và bảo hiểm tàu thủy. Để đối phó với vấn đề này, các công ty bảo hiểm đã có ý kiến về việc nên có một loại hình thỏa thuận để giảm tỷ lệ bồi thường và tránh lỗ cho doanh nghiệp. Từ ý tưởng ban đầu đó, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã xây dựng các bản thỏa thuận hợp tác và ngày 15/09/2008, tại Hội nghị các Tổng Giám đốc (CEO) Phi nhân thọ lần thứ VI, 15 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã ký kết thực hiện 04 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm tàu biển và bảo hiểm xe cơ giới trong đó có các nội dung liên quan đến việc ấn định mức phí dịch vụ bảo hiểm trên thị trường. Sau hội nghị, 04 doanh nghiệp bảo hiểm đã ký tham gia bổ sung vào các thỏa thuận nói trên, nâng tổng số các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận lên tới 19 doanh nghiệp (trong tổng số 27 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hiện có). Sau khi thông tin về các thỏa thuận nêu trên được các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải, nhiều chuyên gia kinh tế, pháp luật đã bày tỏ quan điểm cho rằng việc các doanh nghiệp cùng nhau hợp tác để phát triển theo quy định của pháp luật là cần thiết và cần được khuyến khích nhằm mang đến sản phẩm, dịch vụ tốt hơn cho khách hàng và người tiêu dùng với mức giá hợp lý. Tuy nhiên các hành vi liên kết nhằm hạn chế cạnh tranh như thoả thuận ấn định giá, phân chia thị trường, hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ… cần được điều tra và xử lý nghiêm minh nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật