MỘT SAI SÓT GÂY RẮC RỐI

Phụ lục kèm theo Nghị quyết của Quốc hội phê chuẩn Nghị định gia nhập WTO của Việt Nam viện dẫn sai một số đoạn trong Báo cáo của Ban công tác đang gây không ít lúng túng cho việc thực thi các cam kết với WTO. Lịch sử Thẩm quyền của hội đồng thành viên (hay hội đồng quản trị), thủ tục bỏ phiếu và tỷ lệ số phiếu cần thiết để thông qua các quyết định cơ bản là những vấn đề tối quan trọng đối với bộ máy hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Vấn đề này đặc biệt càng được quan tâm bởi tính lịch sử của nó. Trước đây, pháp luật về đầu tư nước ngoài của Việt Nam yêu cầu áp dụng nguyên tắc nhất trí trong các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài. Tức là những quyết định quan trọng nhất của doanh nghiệp liên doanh phải được tất cả các thành viên của hội đồng quản trị nhất trí thông qua mới có giá trị pháp lý. Đến năm 2005, quy định về việc áp dụng nguyên tắc nhất trí bị bãi bỏ bởi Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, để ngăn ngừa khả năng cổ đông đa số chèn ép cổ đông thiểu số, ngoài quy định về thẩm quyền của hội đồng thành viên (hoặc hội đồng quản trị) và thể thức bỏ phiếu, luật này vẫn yêu cầu phải đảm bảo một tỷ lệ cần thiết về số phiếu, cụ thể là phải đạt tỷ lệ số phiếu đại diện ít nhất từ 65-75% tổng số vốn góp (hoặc vốn điều lệ) của các thành viên dự họp chấp thuận (tùy trường hợp) khi thông qua các quyết định quan trọng, cơ bản trong công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Các quyết định quan trọng ở đây được quy định như: sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty; quyết định phương hướng phát triển công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc hoặc tổng giám đốc; thông qua báo cáo tài chính hàng năm; tổ chức lại hoặc giải thể công ty…   Năm 2007, cũng từ những rắc rối trong việc áp dụng nguyên tắc nhất trí hay nguyên tắc đa số khi thông qua quyết định quan trọng của doanh nghiệp mà xảy ra vụ tranh chấp nổi đình nổi đám giữa các bên góp vốn thuộc Công ty liên doanh GISH, đơn vị sở hữu Khách sạn Park Hyatt tại TPHCM. Kết cục là tòa sơ thẩm xử một đằng, tòa phúc thẩm lại xử ngược lại. Điều đó cho thấy nếu hành lang pháp lý không rõ ràng thì rắc rối sẽ còn phát sinh dài dài. Rắc rối Do tính chất quan trọng, vấn đề trên cũng đã được đưa ra trong quá trình Việt Nam đàm phán gia nhập WTO và ta đã có một số cam kết. Theo đó, tỷ lệ số phiếu tối thiểu từ 65-75% theo Luật Doanh nghiệp như đã nói trên, nay được chấp nhận hạ xuống còn 51%. Nói cách khác, những quyết định quan trọng của công ty chỉ cần được thông qua bởi tỷ lệ số phiếu đại diện quá bán là có giá trị pháp lý. Ngoài ra, thay vì phải thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp, trong điều lệ của mình, doanh nghiệp được quyền tự do xác định tất cả những loại quyết định cần phải đệ trình xin phê duyệt của hội đồng thành viên (hay đại hội cổ đông) và số đại biểu cần thiết, nếu có, trong quy trình bỏ phiếu. Những cam kết nói trên được thể hiện tại đoạn 502, 503, Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO. Tuy nhiên, khi đề cập đến những cam kết này, Phụ lục kèm theo Nghị quyết số 71/2006/QH11 ngày 29-11-2006 của Quốc hội về phê chuẩn Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam, lại viện dẫn là đoạn 503, 504 của Báo cáo trong lúc đoạn 504 có nội dung không hề liên quan đến nội dung đề cập, đồng thời đoạn 502 là đoạn có nội dung cơ bản lại không được đưa vào. Hơn thế nữa, bản Phụ lục còn mở rộng, cho phép áp dụng “ngoại lệ” trên đối với tất cả công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần trong khi theo Báo cáo chỉ cho phép áp dụng đối với hai loại đối tượng bao gồm “các nhà đầu tư thiết lập hiện diện thương mại dưới hình thức liên doanh theo các cam kết trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam” và các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư thành lập trước đây, nay họ làm thủ tục đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp. Sai sót của bản Phụ lục đã thực sự gây lúng túng cho việc thực thi cam kết của Việt Nam với WTO. Các doanh nghiệp, các luật sư tư vấn không biết nên căn cứ vào văn bản pháp luật nào, Luật Doanh nghiệp, cam kết với WTO hay Nghị định thư và đối tượng nào được áp dụng để xây dựng điều lệ cho công ty. Bản thân các cơ quan quản lý nhà nước cũng mỗi nơi hiểu và làm một phách. Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) trong một tài liệu của mình thì cho rằng những quy định “ngoại lệ” nêu trên được áp dụng “thống nhất cho tất cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề”. Văn bản được Vụ Pháp chế viện dẫn để giải thích là Nghị quyết 71/2006/QH11,  cho dù có những sai sót như trên. Bộ KH&ĐT cũng có quan điểm tương tự khi đưa ra bản dự thảo Nghị định của Chính phủ về thi hành một số cam kết về đầu tư của Việt Nam với WTO, trong đó hướng dẫn: “Điều này (tức các cam kết đã dẫn) thay thế quy định tương ứng tại Luật Doanh nghiệp năm 2005 và được áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề”. Trong khi đó, trả lời Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và một số doanh nghiệp, Tổ Công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư (Tổ Công tác) lại có ý kiến khác: các cam kết tại đoạn 502, 503, Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO chỉ được áp dụng đối với doanh nghiệp liên doanh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ (thuộc các nhóm ngành Việt Nam có cam kết) và các doanh nghiệp liên doanh thành lập trước khi Việt Nam gia nhập WTO (với điều kiện phải đăng ký sửa đổi lại điều lệ trong thời hạn đến 1-7-2008). Tổ Công tác cũng cho rằng văn bản cần được áp dụng trong trường hợp này là Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO chứ không phải Nghị quyết 71/2006/QH11 hay Luật Doanh nghiệp 2005. Có vẻ như diễn giải trên là hợp lý vì theo Tổ Công tác, căn cứ Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế thì nếu văn bản pháp luật nội địa và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì điều ước quốc tế đó được ưu tiên áp dụng và trong trường hợp này điều ước được ưu tiên áp dụng phải là Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng các cam kết nói trên chỉ có hiệu lực pháp lý sau khi Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư và nếu phê chuẩn không trúng do viện dẫn sai như trường hợp nêu trên thì không có giá trị pháp lý? Mặt khác, Nghị quyết số 71/2006/QH11 quy định: Trong trường hợp quy định của pháp luật Việt Nam không phù hợp với quy định của WTO, Nghị định thư và các tài liệu đính kèm thì áp dụng quy định của Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới, Nghị định thư và các tài liệu đính kèm. Thế nhưng, nếu áp dụng Nghị quyết 71/2006/QH11 thì lại rơi vào vòng luẩn quẩn do viện dẫn sai và hơn nữa nghị quyết của Quốc hội với giá trị pháp lý thấp hơn không thể phủ nhận, làm vô hiệu các điều khoản của Luật Doanh nghiệp  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật