MÊ HỒN TRẬN "LÀM ĂN" CỦA CÁC NHÀ XUẤT BẢN

Giữa giới phát hành không có nhà sách nào đứng một mình. Mà đa phần là sách đổi sách chứ không lưu thông bằng tiền mặt. Việc quay vòng bằng tiền mặt là một bài toán hóc búa. LTS: Đây là những ý kiến và trải nghiệm riêng của ông Nguyễn Dược (từng là một đầu nậu sách), không phải quan điểm của VietNamNet. Gian lận cả ở khâu phát hành Tất cả đều chia theo số trang cả. Tôi lấy ví dụ như một cuốn sách 500 trang mà in 1000 cuốn thì có phải là 500000 trang. Giá bán đều tính theo trang hết. Ví dụ sách khổ 13×19 thì cứ trung bình giá từ 90 – 100 đ /1 trang sách. Tất cả có thể quy về như thế, một cuốn sách 500tr thì 50 nghìn. Có những thứ này hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng: Thứ nhất là kẽm in, bởi vì 1 bản kẽm có thể in được vạn trang, anh in 1000 trang thì 9000 trang còn lại vứt bỏ. Bây giờ ta cứ coi như một tờ kẽm có giá 50 nghìn thì in 1 vạn trang thì giá nó rất nhỏ còn in 1000 thì giá đội lên gấp 10 lần nên anh làm sách nào cũng muốn in nối bản cả. Vĩ rõ ràng những lần sau tôi in, tôi chỉ phải trả giấy, mực và công in. Nếu anh in số lượng càng nhiều thì tất cả những thứ đó giá thành sẽ thấp hơn rất nhiều. Khi anh in với số lượng lớn, hao phí cũng sẽ rất nhỏ. Nếu tôi là nhà in, anh in với số lượng lớn thì tôi sẽ lấy anh giá rất khác so với anh in số lượng nhỏ. Khâu đóng xén cũng thế, số lượng nhiều thì giá thành cũng giảm rất nhiều. Cái gì cũng chia cho số lượng hết, một cuốn sách anh in càng nhiều thì chi phí cho mỗi cuốn càng giảm nhưng giá bìa bán ra cho thì vẫn nguyên vẹn, không giảm chút nào.   Một “nghệ thuật” nữa là nâng giá bìa 4 lên thật cao để tôi chiết khấu cao (chiết khấu cho người buôn, người phát hành). Lúc này, tôi có thể chiết khấu cho anh phát hành tới 50 % mà tôi vẫn có lãi vì giá đã đội lên cao rồi. Nếu như cuốn sách này ghi ở xi – nhê là 1000 bản thì tôi in 1 vạn bản, tôi chỉ cần bán với 50% giá bìa là tôi đã có lãi rồi. Bây giờ ở Đinh Lễ, bất cứ loại sách gì họ cũng có thể trừ cho người mua 30%. Nếu có hỏi lý do, họ sẽ trả lời rằng do chi phí quản lý của họ thấp. Giữa giới phát hành cũng có những mối quan hệ ngầm như thế với nhau chứ không có nhà sách nào đứng một mình. Mà đa phần là sách đổi sách chứ không lưu thông bằng tiền mặt. Tôi lấy của anh 1 triệu tiền sách thì tôi sẽ trả anh bằng những cuốn sách của tôi. Tất cả những sách ấy đều là sách đã chiết khấu giá bìa chứ không phải là sách nguyên giá bìa nữa. Các nhà sách tư nhân không bao giờ thanh toán với nhau bằng tiền mặt cả. Việc quay vòng bằng tiền mặt là một bài toán hóc búa. Mối quan hệ này duy trì giữa đầu nậu, các nhà sách và thậm chí cả NXB. Nhưng có một điều rất khó hiểu là một số nhà sách quốc doanh bán 100% giá bìa bao giờ doanh thu cũng cao hơn những cửa hàng sách giảm giá của tư nhân. Có thể, tôi vào nhà sách quốc doanh tôi yên tâm đây là sách thật. Doanh thu của quốc doanh bao giờ cũng lớn hơn bên ngoài. Không có cửa hàng tư nhân nào thắng nổi một số nhà sách quốc doanh về doanh thu bởi vì họ không phải chiết khấu và thứ hai họ bán thương hiệu của họ là chính. Ngoài ra còn có nguồn tiêu thụ là thư viện. Nhà nước không bao giờ cấp tiền cho thư viện, mà họ cấp luôn về các cty phát hành sách và thư viện nhận sách về. Sách quốc doanh được nhà nước “cưu mang” nên họ vẫn sống được nếu như cạnh tranh lành mạnh với các nhà sách tư nhân thì các nhà sách quốc doanh không gánh được chi phí cho bộ máy quá cồng kềnh – những thứ mà nhà sách tư nhân không bao giờ phải chịu. Người bán sách nhà nước là thứ vô duyên nhất: Nếu anh thử vào nhà sách quốc doanh hỏi mua một cuốn sách mà họ phải đi tìm, họ sẽ vờ suy nghĩ rồi nói với anh rằng không có nhưng thực chất là họ lười không muốn đi tìm (nhất là lúc họ đang buôn chuyện) vì họ bán được nhiều hay ít thì lương họ vẫn như thế. Nếu không in lịch block và bán giấy phép, NXB sẽ chết ? NXB hiện nay sống bằng hai thứ: Thứ nhất là lịch, thứ hai là bán giấy phép, còn họ sẽ làm một số đầu sách để duy trì việc xuất bản hoặc tình cờ họ vớ được những đầu sách có lãi. Lịch để trang trải tất cả các thứ, chia đều để khấu hao. Những năm trước lịch độc quyền thì họ càng có lãi. Đầu tư cho một cuốn lịch rất nhỏ, chỉ có tiền in. Nếu in số lượng càng lớn thì càng rẻ, mặc dù in màu nhưng rất rẻ. Nếu như cắt lịch của các NXB thì rất nhiều NXB sẽ chết trừ một số NXB bán sách theo dạng phân phối. Nếu cứ làm sách theo thì trường tự do thì nhiều NXB sẽ gặp khó khăn. Phần trăm trong một cuốn sách đã định sẵn rồi, NXB có 6-8% giá bìa nhân với số lượng in. Tác giả thì bình thường cao thì tôi trả cho anh 10% nhuận bút. Nhưng tôi làm sách gian lận thì rôi trả cho anh theo xi – nhê thôi còn thực tế tôi in nhiều hơn rất nhiều khi sách bán chạy. Không ai tính được tỷ lệ trả nhuận bút với giá thành là bao nhiêu vì nếu tôi in được nhiều thì giá nhuận bút trở thành không đáng kể. Nếu sòng phẳng, tôi phải trả cho anh 10 triệu nhưng tôi chỉ trả cho anh 3 triệu thôi, nếu tôi in 3 vạn cuốn thì số tiền tôi trả cho tác giả so với số mà tôi đã kiếm được không đáng bao nhiêu cả. Với NXB cũng thế. Tất cả chi phí có tính chất công khai mà chúng tôi phải bỏ ra chỉ tính vào số lượng sách được phép xuất bản in trên cuốn sách thôi. Làm sách tư nhân lãi rất lớn so với NXB và chi phí của tôi lại rất thấp, nhân viên của tôi có thể làm rất nhiều việc và chi phí cho phần này của tôi thấp hơn nhà sách rất nhiều. Thật – giả: “Ma hồn trận” xuất bản ? Số lượng sách lậu nhưng chất lượng kém thì là rất nhỏ, không chiếm nhiều trên thị trường sách trừ khi đó là những loại sách mê tín, sách tử vi không có giấy phép và được bán ở vỉa hè. Sách đó là lậu toàn bộ mà không có một cơ quan nào quản lý. Với chúng tôi không có khái niệm sách giả chỉ có khái niệm sách in nối bản chất lượng cao (tức là do đầu nậu trực tiếp mua giấy phép và in nối bản hoặc do NXB, nhà in in nối bản thêm ra từ số lượng đã đăng ký) và sách nối bản chất lượng thấp (do những người hám lợi scan lại và in trên giấy chất lượng kém). Đó là cách nối bản khác nhau và phương tiện nối bản khác nhau chứ không có khái niệm sách giả. Nối bản thì không cứ gì đầu nậu mà ngay cả NXB và nhà in cũng làm nếu sách bán chạy. NXB ăn gian với tác giả rất nhiều. Chỉ có một điều mức độ vi phạm của hai anh khác nhau, NXB dè dặt hơn còn anh đầu nậu thì không có chuyện dè dặt, nhu cầu thị trường bao nhiêu thì họ nối bản bấy nhiêu. Khi bị “thổi còi”, chính anh đầu nậu là người phải chịu trách nhiệm, tác giả bị liên đới chứ giám độc NXB không phải chịu cái đó. Giám đốc NXB có thể đổ toàn bộ lỗi cho đầu nầu vì lần sau đầu nậu còn cần đến giấy phép của NXB và dù cho trên giấy tờ Giám đốc NXB có bị phạt thì tiền đó cũng là của đầu nậu. Tất cả mọi thứ đều là tương đối còn thực tế khác rất nhiều. Hơn nữa, trước đây mỗi NXB có một sân (lĩnh vực riêng của mình) nhưng hiện nay anh nào mạnh, ai làm được sách thì cứ làm nên không thể kiểm soát hết được. Tôi cho rằng sách tư nhân hiện nay núp dưới các nhà xuất bản là rất tệ hại vì các NXB không làm gì cả mà thu của họ 6 – 8 % giá bìa. Nó là một cái hết sức vô lý, người ta chỉ bán có mỗi cái giấy phép. Tôi là người phải biên tập rất nhiều những sách mà đã được Giám đốc NXB đồng ý cho in. Tôi cho rằng cái ấy là cực kỳ vô lý. Nếu đấy là NXB cổ phần thì ông Giám đốc vẫn phải có trách nhiệm, đằng này nói cho chính xác là đi mua giấy phép mà làm như thế thì nó dẫn đến những sự lộn xộn trong làm sách như hiện nay.  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật