M&A CẦN NHIỀU HƠN MỘT KHUNG PHÁP LÝ

NGUYỄN LAN PHƯƠNG Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới đang trải qua giai đoạn khó khăn, hầu hết các doanh nghiệp (DN) đang phải xoay sở cho chính mình thì xu hướng mua bán và sát nhập (M&A) đang phát triển mạnh tại Việt Nam… Sắp tới đây, sẽ có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng bán hoặc sáp nhập DN. Xu hướng tương lai Hiện nay, có khoảng 350.000 DN đang hoạt động tại Việt Nam, với 95% trong số này là DN nhỏ và vừa. Theo kế hoạch phát triển đến năm 2010, con số này sẽ lên đến 500.000 DN. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch &Đầu tư) sẽ có khoảng 50% số DN Việt Nam có thể sáp nhập với các đối tác là nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hoạt động M&A tuy mới mẻ với thị trường Việt Nam, nhưng, ở nước ngoài thì hoạt động này đã trở nên phổ biến. Các nhà đầu tư nước ngoài đã quen với các hoạt động M&A tại nước sở tại nên họ sẽ có thuận lợi hơn khi đầu tư vào Việt Nam theo hình thức này. Có thể thấy, qua các thương vụ M&A, khá nhiều DN vẫn tỏ ra lúng túng, chưa được trang bị những kiến thức cơ bản và tổng thể về M&A, dẫn đến nhiều cuộc thương thảo không thành công, hoặc DN được mua lại, sáp nhập với những điều kiện, giá trị chưa thỏa mãn. DN Việt Nam có thể phải chịu những thiệt thòi nếu thiếu kinh nghiệm và kiến thức cần thiết về M&A. Phía bên mua, nhà đầu tư nước ngoài am tường quản trị, có tiềm lực tài chính, có nhiều kinh nghiệm trong sáp nhập mua lại DN, có thể đưa ra hợp đồng phức tạp với những điều kiện khó khăn cho DN Việt Nam… Khung pháp lý hiện hành còn nhiều bất cập Thị trường mua bán và sáp nhậ doanh nghiệp Việt Nam ở thời điểm này khá hấp dẫn và có khả năng thu hút đồng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong thời gian qua, cũng đã có nhiều thương vụ M&A thực hiện thành công. Song, vẫn tồn tại không ít khó khăn từ hành lang pháp lý, vẫn còn những tồn tại cần khắc phục mà điển hình nhất là khung pháp lý chưa thực sự rõ ràng, nằm rải rác ở một số luật như Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật Chứng khoán… cũng gây nhiều khó khăn cho cả bên mua và bên bán. Vấn đề hậu M&A thường các doanh nghiệp bên bán ít khi quan tâm đến.   Ông Đặng Thế Đức – Luật sư điều hành Công ty Luật Indochina Cousel cho biết: Những vấn đề thuộc lĩnh vực pháp lý như các hình thức trong giao dịch M&A, khung pháp lý hiện hành về M&A, việc thực hiện M&A theo pháp luật Việt Nam, thẩm định và điều tra, đàm phán và soạn thảo hợp đồng M&A…là những vấn đề luôn khiến các doanh nghiệp lúng túng khi muốn xúc tiến mt thương vụ M&A. Ông Đức cho rằng, các kỹ thuật đàm phán chiếm vai trò khá lớn trong các thương vụ M&A. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã vướng vào những ràng buộc không đáng có trong giao dịch, do không có hiểu biết đầy đủ về pháp lý khi tiến hành đàm phán. Thông thường, khung pháp lý, cấu trúc của một giao dịch M&A chiếm đến 50% thời gian và quy trình thực hiện thương vụ. Dưới góc nhìn tài chính, ông Lê Khánh Lâm – Phó Tổng giám đốc Bộ phận Thuế và Tư vấn của Công ty Kiểm toán DTL nêu những vấn đề mà DN cần lưu ý. Đó là việc thẩm định giá trị doanh nghiệp giữa bên mua và bên bán, thẩm định về tài chính và thuế, phương pháp định giá, là những khâu then chốt trong về quy trình bán DN. Trong giao dịch bán cổ phần, trường hợp nào chịu thuế và trường hợp nào không chịu thuế. Bên bán cần tận dụng những ưu đãi thuế. Giao dịch bán tài sản thuần túy hoặc trường hợp ghi tăng tài sản mua cao hơn giá gốc thì bên mua có được cơ quan thuế chấp nhận khấu hao tài sản này hay không? Ông Nguyễn Trung Thẳng, Tổng giám đốc Masso Group nhận định, khung pháp lý của thị trường mặc dù đã được cải thiện, nhưng vẫn chưa hoàn thiện. Hiện nay, Luật Doanh nghiệp là văn bản pháp lý duy nhất điều chỉnh cả loại hình công ty trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các giao dịch M&A. Luật Doanh nghiệp thay thế cho Luật Công ty từ năm 1999 đã tạo tiền đề cho các giao dịch M&A trên thị trường Việt Nam phát triển. Luật này ra đời đã cung cấp một khuôn khổ pháp lý ban đầu để tạo cơ hội cho các DN nước ngoài có thể sở hữu cổ phần, đầu tư gián tiếp vào các DN Việt Nam. Tuy nhiên, phải đến khi tiến trình cổ phần hóa các DN nhà nước được đẩy mạnh cũng như DN tư nhân phát triển mạnh mẽ, hoạt động M&A trên thị trường Việt Nam mới thực sự bắt đầu. Trong suốt quá trình đó, các bộ luật khác nhau có đề cập đến việc mua bán, sở hữu, quản lý DN (quản lý cổ đông, ban quản trị…) đã phác họa hành lang pháp lý cho hoạt động M&A. Việc mua cổ phần của DN và nắm quyền kiểm soát vốn là bản chất của hoạt động M&A Một trong những bí quyết để dẫn đến thành công là, khi định giá DN giữa bên mua và bên bán, bên bán phải biết cách tìm kiếm đối tác mua, điều quan trọng không phải là mức giá đưa ra khi mua lại DN cao hay thấp, mà là khả năng đánh giá và khai thác tiềm năng DN của bên mua. Ngược lại đối với bên mua, điều quan trọng là phải nhìn thấy tiềm năng của DN mà mình muốn mua cũng như khả năng lựa chọn khai thác nguồn lực để tạo ra giá trị gia tăng cho DN này trong tương lai. Theo ông Đức, hiện đang phụ thuộc vào các quy định pháp lý về tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với DN ViệtNam. Nếu các DN nắm vững các quy định này, thì về cơ bản, các hình thức pháp lý như mua cổ phần hay mua tài sản của các đối tác sẽ không vấp phải những rào cản pháp lý. Vấn đề nằm ở chỗ, các quy định chưa thực sự rõ ràng về tỷ lệ nắm giữ cổ phần trong DN của nhà đầu tư nước ngoài, và các định nghĩa về DN có vốn nước ngoài, DN trong nước … Từ những nhận định trên, có thể rủi ro một vài điều khi xây dựng, phát triển và hoàn thiện khung pháp lý. Khung pháp lý về M&A cần chuyên biệt, không dựa quá nhiều trên các khung pháp lý dành cho cổ phần hóa, phát hành và niêm yết chứng khoán. Hiện nay, các quy định liên quan đến hoạt động M&A mới chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức của hoạt động M&A, trong khi đó, các vấn đề về mặt nội dung cần phải được quy định đầy đủ hơn nữa bởi vì hoạt động M&A còn có nhiều nội dung liên quan đến định giá DN, giải quyết các vấn đề tài chính, cổ phần, cổ phiếu, thuế, phí… của DN trong và sau quá trình M&A. Khung pháp lý này sẽ tạo điều kiện để xác lập giao dịch, địa vị của bên mua, bên bán, hậu quả pháp lý sau khi kết thúc giao dịch.  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật