LUẬT ĐẤU THẦU VÀ LUẬT ĐẦU TƯ “RÀNG BUỘC” CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC?

Theo quy định của Luật Đấu thầu hiện hành, việc đấu thầu EPC (tổng thầu) hoặc từng gói thầu của các dự án đầu tư xây dựng được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn sơ tuyển về năng lực, kinh nghiệm và giai đoạn đấu thấu thương mại và giá. Theo phương thức lựa chọn này thì hầu hết các nhà thầu đều vượt qua giai đoạn 1, vì các nhà thầu có thể thuê các nhà tư vấn có kinh nghiệm làm bài. Giai đoạn 2 là đấu giá. Thực chất đấu thầu ở Việt Nam hiện nay là đấu về giá. Với cách làm này thì không có nhà thầu nào có thể vượt qua các nhà thầu Trung Quốc. Thực chất là đấu về giá Nhiều năm qua, Chính phủ Trung Quốc đã có nhiều chính sách ưu đãi, trợ giá cho các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt với các tập đoàn, các doanh nghiệp thực hiện các dự án ở nước ngoài, nhằm đảm bảo đời sống và việc làm cho công nhân của họ. Chính vì vậy, nhà thầu Trung Quốc luôn bỏ giá thấp hơn các nhà thầu của các nước khác. Với hàng loạt dự án do Trung Quốc làm tổng thầu ở Việt Nam hiện nay, họ đã đưa sang nước ta hàng ngàn lao động phổ thông, trong đó có cả nấu ăn, vệ sinh, bảo vệ… như ở Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, Hải Phòng, Cao Ngạn, xi măng Nghi Sơn, Đồng Bành, đạm Cà Mau, Ninh Bình…, trong khi người lao động nước ta đang thất nghiệp. Một lượng vốn rất lớn để tạo ra một khối lượng công việc, giá trị sản xuất, doanh thu và thị trường công ăn việc làm của chúng ta trong lĩnh vực này đều do người Trung Quốc thực hiện. Vì thế hậu quả của những tác động và hệ luỵ của nó đối với nền kinh tế, xã hội nước ta là điều tất yếu. Theo ông Phạm Hùng – Tổng giám đốc Lilama: Hiện chúng ta đang vận dụng một cách cứng nhắc và máy móc Luật Đấu thầu của các nước và ngân hàng tư bản mà chúng ta quên rằng hình thức sở hữu của các nước này so với nước ta đang hoàn toàn khác. Các nhà đầu tư của các nước tư bản là các nhà đầu tư tư nhân. Nhà máy, dự án là sở hữu riêng của họ, trong khi ở nước ta tài sản, của cải, nhà máy, dự án là của Nhà nước. Khi chúng ta chưa đa dạng và thay đổi hình thức sở hữu mà lại áp dụng vội vàng và cứng nhắc Luật Đấu thầu của nước ngoài sẽ làm thiệt hại đến quyền lợi quốc gia, cản trở quá trình công nghiệp hóa và xây dựng các tập đoàn công nghiệp trong nước.   Vì vậy, Nhà nước cần sớm nghiên cứu sửa đổi Luật Đấu thầu. Một trong những bất cập của Luật Đấu thầu là việc chúng ta bãi bỏ điều khoản nêu xuất xứ thiết bị trong hồ sơ mời thầu. Chúng ta phải có những quy định cụ thể cho các yêu cầu tối thiểu về cấp độ tiên tiến và hiện đại của thiết bị công nghệ cho từng lĩnh vực công nghiệp như năng lượng, thuỷ điện, nhiệt điện, xi măng, thép, lọc, hoá dầu…, đồng thời quy định trách nhiệm cụ thể cho từng bộ, ban, ngành để quản lý, giám sát việc thực hiện các yêu cầu này. Nghĩa là trong Luật đấu thầu và hồ sơ mời thầu cần đưa hệ số tính điểm về xuất xứ thiết bị vào để xét thầu. DN Việt Nam không có cơ hội Luật Đầu tư của nước ta hiện nay cũng là một rào cản cho việc khuyến khích các doanh nghiệp có năng lực trong nước tham gia đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, kinh tế mà đất nước đang cần như năng lượng, xi măng… Theo quy định của Luật Đầu tư bắt buộc chủ đầu tư phải có nguồn vốn chủ sở hữu bằng 20% của tổng mức đầu tư dự án. Trên thực tế, nguồn vốn ngân sách cấp cho các doanh nghiệp (như Lilama, Sông Đà, Coma…) chỉ khoảng 100 tỷ đồng (khoảng 6 triệu USD), cộng với nguồn vốn mà bản thân doanh nghiệp tự bổ sung, khoảng 40 triệu USD. Để đầu tư một nhà máy điện có công suất 1.200MW – tổng mức vốn đầu tư phải có 1,7 tỷ USD. Theo quy định chủ đầu tư phải có nguồn vốn chủ sở hữu khoảng 340 triệu USD và với quy định ngặt nghèo này thì các doanh nghiệp Việt Nam không có cơ hội để đầu tư vào các lĩnh vực mà đất nước đang cần và là thế mạnh của doanh nghiệp đó. Đương nhiên điều kiện yêu cầu phải có 20% vốn của chủ sở hữu là một yếu tố cần thiết để đảm bảo an toàn hiệu quả, hạn chế rủi ro của các dự án đầu tư. Song cần sửa đổi Luật Đầu tư để có những quy định mở hơn, để có thể xét đến đặc thù, quy mô dự án, nguồn vốn, năng lực chủ đầu tư nhằm tận dụng tối đa năng lực của các TCty trong nước.  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật