LỊCH SỬ RA ĐỜI PHÁP LUẬT CẠNH TRANH CỦA EC

CỔNG THÔNG TIN PHÁP LUẬT BỘ CÔNG THƯƠNG - Hiệp ước Rôme và các quy định cạnh tranh trong đó Hiệp ước có hiệu lực từ năm 1958. Các quy định này được thực thi cho đến khi có Quy chế số 17 được ban hành 4 năm sau đó, tức là 7 thập kỷ sau khi Hoa Kỳ có luật cạnh tranh. Luật của EC có sự liên hệ với Luật của Hoa Kỳ trong mối so sánh hệ thống giữa hai bờ Đại Tây Dương về các ý tưởng, bài học có thể được rút ra từ kinh nghiệm của Hoa Kỳ. Ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong lĩnh vực luật cạnh tranh được nhìn nhận khá cụ thể. Ngày 1/1/1958, Hiệp ước Rôme đồng thời với một hệ thống luật cạnh tranh mới của Đức cùng có hiệu lực. Các quan chức Hoa Kỳ chiếm đóng Tây Đức cho rằng việc nền công nghiệp nước Đức trước chiến tranh bị tập trung hóa và cartel hóa nặng nề đã giúp, hậu thuẫn cho Hitler nổi lên nắm quyền lực, gây ra chiến tranh thế giới; luật cạnh tranh theo kiểu Mỹ sẽ giúp nền dân chủ của nước Đức hậu chiến. Tuy Đạo luật chống cartel hóa đã lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1947, nhưng do áp lực từ trong nước và của phíaHoa Kỳ yêu cầu phải có một hệ thống luật mới hoàn toàn, Bộ trưởng kinh tế thời Thủ tướng Adenauer, ông Ludwig Erhard, đã gây áp lực mạnh mẽ cho việc ban hành luật mới năm 1958. Luật Cạnh tranh mới của Đức đã nhanh chóng có được một vai trò quan trọng trong hệ thống pháp lý và kinh tế của nước Đức. Tổ chức chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi luật là Cục Cartel liên bang. Kinh nghiệm và ảnh hưởng của Đức có tác động quan trọng đến luật cạnh tranh của EC bắt đầu phát triển từ giữa những năm 1960 trở đi. Do luật chống độc quyền củaHoa Kỳ ảnh hưởng đến hệ thống luật của Đức, hệ thống luật của Đức lại ảnh hưởng đến luật của EC. Nên theo nguyên lý bắc cầu thì luật của EC liên quan chủ yếu đến luật của Hoa Kỳ. Trên thực tế, Luật cạnh tranh EC đã được xây dựng bởi người châu Âu, trong đó chủ yếu là người Đức, với những ý tưởng của người Mỹ. Tuy nhiên, đã thành xu hướng là người ta thường thảo luận luật của EC thông qua lăng kính những phát triển của luật Mỹ. Trong một quyển sách xuất bản năm 1998, Daniel Gerber, một luật sư về luật so sánh, luận lập rằng Châu Âu có một truyền thống giàu có về những tư tưởng mà hiện nay được gọi là luật cạnh tranh. Chính điều này đã tạo cho pháp luật cạnh tranh trong nước của các nước Châu Âu cũng như luật cạnh tranh của EC một đặc trưng của riêng nó.   Gerber cho rằng tinh thần của luật cạnh tranh Châu Âu xuất phát từ những tư tưởng kinh tế của người Áo và từ tinh thần tự do của người Đức. Trên thực tế, ông ta còn lùi lại xa hơn, về tận khái niệm của chủ nghĩa tự do thế kỷ 19 về sự cần thiết tạo ra tự do bởi quyền lực ép buộc. Ở Châu Âu, luật cạnh tranh được nhìn nhận như là một phần của “hiến pháp kinh tế” là một phần của hệ thống chính trị, góp phần tạo ra công bằng xã hội. Ở Vương quốc Anh thậm chí có một xu hướng lấy Mỹ làm nguồn tham khảo. Lý do đầu tiên là ngôn ngữ và nó đã làm cho một khối lượng lớn tài liệu của Mỹ về chống độc quyền có thể được tiếp cận theo cách mà nghiên cứu ở châu Âu lục địa, đối với hầu hết mọi người không thể tiếp cận. Thứ hai, giữa Mỹ và Anh có sự chia sẻ nhau về truyền thống luật chung. Thứ ba, có ý kiến cho rằng Anh có, ít nhất là trong thời gian gần đây, chia sẻ các lý luận kinh tế học với người Mỹ. Một học giả đã xác định sự lưỡng phân giữa chủ nghĩa tư bản mới của Mỹ – có đặc trưng mang tính cá nhân, không bị điều tiết, dựa trên lợi nhuận ngắn hạn và chỉ có yếu tố xã hội tối thiểu – và chủ nghĩa tư bản theo mô hình sông Ranh – mang tính thành tựu tập thể, đồng thuận công cộng và phúc lợi xã hội. Chính phủ của Thủ tướng Anh Thatcher đã hăng hái theo đuổi mô hình của Mỹ nhưng cuối cùng thì các cử tri đã phản đối chính sách này. Người Anh không sẵn sàng hơn so với các nước khác của Châu Âu trong việc từ bỏ yếu tố phúc lợi và chấp nhận những yếu tố phù hợp nhất trong phạm vi những thứ được chấp nhận ở Mỹ. Gerber cho rằng văn hóa pháp lý của người Anh đã dẫn đến các đặc trưng trong mô hình luật cạnh tranh củaAnh đẩy nó ra xa mô hình chung của châu Âu. Tuy nhiên, việc nước Anh sử dụng công cụ kiểm soát hành chính đã chứng minh sự tương tự, tính tương đồng là những yếu tố quan trọng từ tiền đề hội nhập của Châu Âu, là những kinh nghiệm chung được hình thành trong khuôn khổ các thiết chế EU, liên kết các chính phủ và cán bộ của các nước thành viên. Luật cạnh tranh EC đã sử dụng các phân tích kinh tế làm công cụ trong việc áp dụng luật cạnh tranh, nhưng bối cảnh của luật Cạnh tranh lại là mục tiêu và mục đích của Hiệp ước Rôme.  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật