LẤY CHỒNG XA XỨ: CẦN CÓ CÁI NHÌN TỈNH TÁO VÀ CÔNG BẰNG

GS.TS NGUYỄN MINH HOÀ
Hôn nhân dị chủng (khác chủng tộc, quốc gia) hay hôn nhân quốc tế là chuyện xưa như trái đất. Nhưng từ những năm 1980 trở lại đây nó phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hoá, giao lưu văn hoá và hội nhập kinh tế.
Bản thân các quốc gia chỉ có một dân tộc luôn đề cao sự “thuần chủng giống nòi”, tỏ ra rất dị ứng đối với hôn nhân dị chủng như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc nay cũng phải mở cửa chấp nhận hôn nhân từ bên ngoài do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có lý do thiếu nguồn lực lao động và chênh lệch giới tính. Phụ nữ Việt Nam bắt đầu lấy chồng Đài Loan năm 1992, rộ lên từ năm 1994 (530 người), cao điểm nhất năm 2000 là 16.000 người, cho đến nay số phụ nữ lấy chồng Đài Loan là khoảng 58.000 người, nhưng từ 2005 bắt đầu giảm xuống và phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc tăng lên, đến nay khoảng 25.000 người. Trước hiện tượng có nhiều phụ nữ không tìm được hạnh phúc ở xứ người, có người phải bỏ trốn, bị hành hạ, bị qua tay nhiều người, thậm chí phải tự tử, xã hội có nhiều luồng ý kiến khác nhau, trong đó đa phần tỏ ra thương hại, trách móc và có cả lên án, phỉ nhổ. Chúng ta hãy bình tĩnh để nhìn nhận lại hiện tượng này. Cần có cái nhìn công bằng hơn Theo nghiên cứu của GS Phan An thì khoảng 9% phụ nữ Việt Nam thất bại trong hôn nhân với người Đài Loan. Còn ông David Ngô, chủ nhiệm văn phòng kinh tế – văn hoá Đài Bắc tại TP.HCM đưa ra còn số là 8%. Tương tự GS Kim Hyun-jae thuộc trường đại học Youngsan đánh giá khoảng 7% phụ nữ Việt Nam không hạnh phúc khi lấy chồng Hàn Quốc. Như vậy con số gia đình không hạnh phúc trong hôn nhân dị chủng là dưới 10%. Nhưng chúng ta cần biết con số này chắc chắn thấp hơn nhiều so với gia đình Việt Nam không hạnh phúc. Từ sau đổi mới số gia đình ly hôn tăng nhanh, có nghiên cứu đáng tin cậy là khoảng 17%, phụ nữ bị bạo hành trong gia đình dưới nhiều hình thức khác nhau là khá cao, bất bình đẳng giới còn khá phổ biến. Như thế có thể khẳng định là số phụ nữ bất hạnh do hôn nhân với người nước ngoài không cao hơn trong nước, thế nhưng tại sao lại trở thành một hiện tượng được xã hội quan tâm, có lẽ bởi vì cũng một hành động bị đối xử tệ như nhau thì đối với người phụ nữ Việt Nam ở trong nước còn cha mẹ, anh em, bà con xóm giềng, các hội đoàn trợ giúp, còn ở nước ngoài thì họ thân cô, thế cô và hầu hết là không biết tiếng cho nên tình cảnh càng trở nên bi thảm hơn.   Hôn nhân bất kể do động cơ gì: tình yêu, kinh tế, xuất cảnh thì cũng là chuyện tự do cá nhân được ghi trong hiến pháp, không thể ngăn cấm. Sự khác nhau giữa một xã hội bảo thủ và xã hội hiện đại chính là ở chỗ người ta có nhiều sự lựa chọn hơn. Chủ động làm giảm bớt rủi ro Hôn nhân bất kể do động cơ gì: tình yêu, kinh tế, xuất cảnh thì cũng là chuyện tự do cá nhân được ghi trong hiến pháp, không thể ngăn cấm. Sự khác nhau giữa một xã hội bảo thủ và xã hội hiện đại chính là ở chỗ người ta có nhiều sự lựa chọn hơn. Do vậy thay vì lên án chúng ta cần chấp nhận một thực tế hiển nhiên là hôn nhân dị chủng là một hiện tượng phổ biến và ngày càng gia tăng không chỉ riêng có ở Việt Nam, nếu biết rằng hơn 1 triệu phụ nữ Philippines lấy chồng người nước ngoài. Trong hôn nhân không ai có thể nói chắc được, mọi chuyện rủi ro đều có thể xảy ra cho dù ở bất cứ đâu trong nước hay nước ngoài, do vậy cách tốt nhất là làm sao giảm thiểu mức độ rủi ro, và khi nó xảy ra thì biết cách ứng phó. – Trước hết chúng ta cần có những quy định gần như bắt buộc để cho người phụ nữ được chuẩn bị tốt hơn cho hôn nhân nơi xa xứ, chẳng hạn như phải học một số luật cơ bản và phong tục tập quán nước mình về làm dâu, đặc biệt là học ngôn ngữ giao tiếp. Nếu trước khi xuất cảnh mà được học một khoá đào tạo về ngôn ngữ và các cách thức ứng xử, nấu ăn, các quy tắc giao tiếp thì mọi việc sẽ tốt hơn. – Các đại sứ quán, lãnh sự quán cần quan tâm một cách thiết thực hơn trong việc bảo vệ công dân của nước mình. Có một thực tế là các cơ quan ngoại giao của chúng ta ở nước ngoài chưa dành sự quan tâm đúng mức đến cá nhân công dân, cho nên những thuỷ thủ bị giữ làm con tin, ngư dân bị bắt, phụ nữ bị nạn thì sự trợ giúp từ các cơ quan công quyền ở nước ngoài khá chậm trễ và thụ động. Hầu như những việc trợ giúp ban đầu cho phụ nữ bị hành hung, tự tử ở Đài Loan, Hàn Quốc trong thời gian qua lại là các tổ chức của nước sở tại. Ngoài ra việc các lãnh sự quán cùng với các tổ chức nước sở tại đứng ra thành lập các hiệp hội tự giúp (chẳng hạn hội Phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc) và liên kết các tổ chức người Việt Nam ở nước ngoài đã có thành một cộng đồng như hội sinh viên, hội đồng hương, hội doanh nghiệp thì sức mạnh pháp lý, sự trợ giúp vật chất và tinh thần sẽ hiệu quả hơn. SOURCE: BÁO SÀI GÒN TIẾP THỊ Trích dẫn từ: http://sgtt.vn/Ban-doc/134436/Lay-chong-xa-xu-can-co-cai-nhin-tinh-tao-va-cong-bang.html

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật