LÀM THỦ TỤC CHO TRẺ BỊ BỎ RƠI: NHIỀU QUI ĐỊNH CÒN HÌNH THỨC

BÌNH AN Mặc dù Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch được coi là một bước tiến mới trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch nói chung tuy nhiên sau gần 04 năm thi hành, đã phát sinh nhiều vấn đề mới cần điều chỉnh. Tìm cha mẹ đẻ: có được thông báo trên loa truyền thanh xã? Một trong những thủ tục quan trọng khi phát hiện trẻ bị bỏ rơi theo Nghị định số 158/2005/NĐ-CP là người phát hiện ra trẻ phải thông báo cho cơ quan Công an, UBND cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi để lập biên bản xác định tình trạng bị bỏ rơi cho trẻ. Tuy nhiên, thực tế nhiều trường hợp đã tự ý đem trẻ về nuôi mà không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền. Hậu quả là khi làm thủ tục đăng ký khai sinh hầu hết không thực hiện được vì không có chứng cứ xác định nguồn gốc của trẻ. Liên quan đến xác định tình trạng bị bỏ rơi của trẻ em, theo Bộ Tư pháp, những trường hợp đã làm thủ tục thì lại có sai sót về kỹ thuật như thiếu thông tin về người phát hiện ra trẻ trong bản tường trình và xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi, đặc điểm đồ vật khi phát hiện trẻ bị bỏ rơi, biên bản bàn giao không đúng quy định… trong khi đó, đây là những giấy tờ hết sứ c quan trọng trong hồ sơ cho nhận con nuôi sau này. Cũng theo quy định, việc tìm cha mẹ đẻ cho trẻ bị bỏ rơi được thực hiện trên Đài phát thanh hoặc truyền hình nhưng không quy định cụ thể nên có nơi thông báo trên… loa truyền thanh của xã, thông báo vào lúc 5h sáng nên hạn chế cơ hội tiếp cận thông tin. Mới đây, trong cuộc làm việc giữa Sở Tư pháp Hà Nội với đại diện Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng quản lý xuất nhập cảnh, PC14 và các Trung tâm bảo trợ xã hội, Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật trên địa bàn thành phố,  Sở  Tư pháp cũng đã thừa nhận một trong những lỗi mà các Trung tâm thường mắc phải là chưa thực hiện nghiêm các quy trình thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về việc tìm cha mẹ đẻ (thông báo không đủ hoặc không đúng quy định)   Về vấn đề này, Sở Tư pháp Gia Lai và Kiên Giang đều có chung đề nghị: cần có quy định và hướng dẫn cụ thể về tình trạng bỏ rơi của trẻ em. Cụ thể quy định cấp độ phương tiện truyền thông nào được thông báo (tỉnh, huyện hay xã, thôn); quy trình thông báo (phải đến tận nơi hay gửi thông báo qua đường bưu điện…). Một số địa phương khác như Bắc Ninh, Đà Nẵng, Bắc Giang… thì lại đề nghị bỏ hẳn quy định về việc phải lập bản tường trình của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi vì nội dung này đã thể hiện ở biên bản bỏ rơi trẻ em. Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền: Khó! Trở lại buổi làm việc của Sở Tư pháp Hà Nội nói trên, đại diện Trung tâm Bảo trợ xã hội số 3 nêu thực tế; nhiều trường hợp trẻ bỏ rơi được phát hiện vào sáng sớm ngày thứ bảy. Do cuối tuần các cơ quan nhà nước không làm việc, và cũng không thể “tập hợp” những cơ quan liên quan để lập biên bản nên phải chờ đến sáng thứ hai. Thực tế là vậy, nhưng khi làm hồ sơ, Trung tâm vẫn phải giải trình “tới, lui” về chuyện vì sao phát hiện trẻ bị bỏ rơi mấy ngày rồi mà giờ mới lập biên bản? Nhiều trường hợp, người mẹ (thường là rất trẻ) sau khi sinh con đã bỏ đi nơi khác. Khi Trung tâm xác định được địa chỉ và yêu cầu họ đến bổ sung các thông tin cho trẻ nhưng bị họ từ chối vì muốn giấu kín việc đã từng sinh con. Điều này khó khăn cho Trung tâm khi lập hồ sơ. Một hiện tượng khác được nhiều Sở Tư pháp phản ánh, do cả mẹ đẻ và người xin nhận con nuôi đều muốn dấu thông tin về cá nhân mình nên đã tự thỏa thuận với nhau tại bệnh viện nơi sinh em bé, rồi về địa phương nơi cư trú yêu cầu UBND cấp xã lập biên bản xác nhận trẻ bị… bỏ rơi. Trong trường hợp này, UB không thể biết được về sự “thỏa thuận ngầm” trước đó nên nhiều nơi vẫn lập biên bản xác nhận. Theo lý giải, nếu không lập mà không có chứng cứ về sự gian dối thì rất dễ bị dân kiện. Cần nhận thức đúng Trẻ bị bỏ rơi không biết cha mẹ mình là ai. Đó đã là điều mất mát, thiệt thòi lớn nhất cho trẻ. Người lớn, bất kể vì lý do gì (đặc biệt là không hiểu biết pháp luật) không làm các thủ tục cho trẻ thì thiệt thòi đó còn lớn lên nhiều lần. Bởi đối với trẻ bị bỏ rơi, hồ sơ ban đầu là rất quan trọng, là cơ sở để giải quyết mọi quyền lợi cho trẻ sau này. Một mặt, cần nâng cao nhận thức cho người dân và cả cán bộ cơ sở. Mặt khác cần rà soát bãi bỏ những thủ tục rườm rà, hướng dẫn cụ thể những quy định hiện có và kịp thời điều chỉnh những vướng mắc từ thực tiễn. Làm sao, mỗi người khi gặp phải tình huống trẻ bị bỏ rơi không phải ngại vì phải làm thủ tục tại cơ quan nhà nước.

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật