KINH NGHIỆM QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI MỘT SỐ NƯỚC VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT Ở VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ NHUNG Theo báo cáo về quản lý dự trữ ngoại hối của các nước thì dự trữ ngoại hối ở một số nước trong thời gian gần đây có xu hướng tăng đột biến và vượt mức cần thiết. Trong khi đó, dự trữ ngoại hối thường được đầu tư vào các công cụ tài chính an toàn như trái phiếu Chính phủ của các nước G7, tiền gửi tại các NHTM có độ xếp hàng tín nhiệm AAA có sinh lời thấp trong khi nền kinh tế trong nước đang thiếu vốn để đầu tư và phải vay vốn nước ngoài với chi phí cao gây lãng phí và làm giảm hiệu quản lý dự trữ ngoại hối (chi phí cơ hội cho việc nắm giữ dự trữ quá nhiều). Các nghiên cứu cho thấy mức sinh lời từ đầu tư dự trữ ngoại hối của các NHTW là rất thấp, gần như ở mức không về mặt giá trị thực tế ở hầu hết các nước đang phát triển. 10 nước có mức dự trữ ngoại hối quá mức lớn nhất thế giới tập trung ở khu vực châu á như Trung quốc (941 tỷ USD, chiếm 32% GDP); Nga (trên 200 tỷ USD, chiếm 20% GDP); Ả rập Saudi (145 tỷ USD, 40% GDP); Ấn độ (136 tỷ USD, chiếm 16% GDP); Algêria (76 tỷ USD, chiếm 63% GDP), Malaixia (70 tỷ USD, chiếm 49% GDP). Iran (64 tỷ USD, chiếm 27% GDP), Libya (59 tỷ USD, chiếm 125% GDP), Negeria (45 tỷ USD, chiếm 39% GDP), Mêxico (37 tỷ USD, chiếm 5% GDP).   Theo thông lệ quốc tế mức dự trữ ngoại hối vừa đủ là ở mức đủ để trang trải tổng số nợ nước ngoài đến hạn thanh toán trong vòng một năm và về dài hạn thì ở mức 12 tuần nhập khẩu. Theo giáo sư Lawrence H . Summers, trường đại học Harvard thì việc đầu tư dự trữ ngoại hối trong bối cảnh dự trữ ngoại hối tăng vào các tài sản ngoại tệ dài hạn có thể đem lại thu nhập cao hơn nhưng lại chứa đựng rủi ro và khó có thể sử dụng để can thiệp để bình ổn tỷ giá và lạm phát như đầu tư vào các công cụ tài chính ngắn hạn. Hiện nay, theo ông, các nước đang phát triển có tổng số dự trữ ngoại hối vượt mức cần thiết là 2000 tỷ USD, chiếm 19% GDP và sẽ gây lãng phí cho các nước này với mức sinh lời trung bình là 5% tương đương 100 triệu USD, chiếm 1% GDP/năm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ đa dạng hóa công cụ đầu tư mà mức độ rủi ro và các chi phí cơ hội mà các NHTW phải chịu có thể thấp hơn. Việc đa dạng hóa công cụ đầu tư có thể đem lại thu nhập cao hơn nhưng đi kèm là thách thức về quản lý rủi ro. Để hạn chế rủi ro, NHTW các nước có thể đầu tư vào các công cụ tài chính dài hạn hoặc các công cụ có thu nhập cố định. Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý trong bối cảnh dự trữ ngoại hối quá mực như hiện nay là phải đa dạng hóa loại hình đầu tư và đi kèm với nó là một số vấn đề cần lưu tâm như vấn đề cần hạch toán theo tiêu chuẩn quốc tế, vấn đề lựa chọn đối tác đầu tư và vấn đề điều hành tỷ giá trong nước. Để giải quyết các thách thức này, một số thay đổi cần có để đáp ứng các thay đổi trong công tác quản lý dự trữ hiện nay là phải thực hiện ở nhiều cấp. Với các nước, cần có đổi mới trong công tác quản lý dự trữ theo hướng khoa học và hiệu quả hơn. Ngoài ra, trên phạm vi quốc tế, cần có hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức tài chính quốc tế và xem xét đến các qui tắc của thị trường và các nguyên tắc phân bổ tài chính. Còn theo Ngài Wei Benhua, NHTW Trung quốc, dự trữ ngoại hối toàn cầu hiện đang ở mức 3,5 nghìn tỷ USD tăng gấp 3 lần so với thời điểm cuối năm 1995 và chủ yếu là sự đóng góp đáng kể của các nước đang phát triển (chiếm 2/3 tổng số dự trữ toàn cầu). Trong đó, 8 nước có mức dự trữ ngoại hối lớn nhất vượt mức cần thiết tập trung ở khu vực Châu Á. Các nước này có mức dự trữ ngoại hối vượt mức dự trữ cần thiết là 3 tháng nhập khẩu theo thông lệ quốc tế. Theo Wei, mức dự trữ vừa đủ là ở mức phải đáp ứng được các nhu cầu thanh toán quốc tế, đủ để can thiệp khi có sự đảo chiều của các khoản nợ ngắn hạn và đảm bảo được sự ổn định tài chính. Theo ông, lý do để các nước đang phát triển dự trữ ngoại hối quá mức như hiện nay có thể giải thích bởi các nguyên nhân như: (i) Cuộc khủng hoảng Châu Á vừa qua cho thấy khi có sự đảo chiều của các luồng vốn ngắn hạn, các nước đang phát triển hạn chế với việc tiếp cận với thị trường tài chính quốc tế cần dự trữ ngoại hối nhiều hơn để tự bảo hiểm, chống khủng hoảng tài chính có thể xảy ra (ii) Các nước đang phát triển có mức độ tăng trưởng kinh tế cao và có cán cân vãng lai thặng dư với hạn chế về thị trường tài chính trong nước không cho phép nguồn vốn trong nước được sử dụng ngay một cách có hiệu quả vào đầu tư sẽ có xu hướng dự trữ ngoại hối vượt mức cần thiết theo thông lệ quốc tế. Ngoài ra, mức độ dự trữ còn tùy thuộc vào mức độ mở cửa nền kinh tế, mức độ tự do hóa thương maị, mức độ tự do hóa tài khoản vốn và vào cấu trúc nợ nước ngòai của mỗi quốc gia để đảm bảo được sự biến động đảo chiều của luồng vốn ngắn hạn không gây nên sự bất ổn của thị trường tài chính trong nước và tỷ giá. (iii) Với tình hình kinh tế toàn cầu những năm gần đây : khu vực Châu Á có mức tăng trưởng kinh tế cao, Mỹ, châu âu, Nhật đều có dấu hiệu khả quan, sức ép lạm phát có xu hướng tăng, luồng vốn đổ vào các nước đang phát triển có xu hướng tăng lên đáng kể (55% mỗi năm) và đi kèm luống vốn đổ ra khỏi các nước này cũng gia tăng đáng kể nên xu hương tăng dự trữ ngoại hối là tất yếu. Theo Wei, do sự gia tăng về dự trữ và nhiều khi ở mức quá mức cần thiết, thách thức đặt ra với các NHTW là phải đa dạng hóa đầu tư dự trữ ngoại hối để sinh lời (ngoài việc đáp ứng nhu cầu thanh khoản, an toàn) như đầu tư vào các tài sản không truyền thống như mua chứng khoán của công ty nhưng phải quản lý được rủi ro khi đa dạng hóa danh mục đầu tư theo hướng này. Trong bối cảnh tài chính toàn cầu luôn biến động thì việc đa dạng hóa danh mục đầu tư lại càng khó khăn. Cụ thể với sự phát triển của thị trường tài chính thì mối quan hệ giữa thị trường ngoại hối và thị trường trái phiếu càng ngày càng chặt chẽ sẽ gây khó khăn cho việc đa dạng hóa đầu tư vào các thị trường khác nhau để giảm rủi ro. Thêm vào đó, trong bối cảnh biến động tỷ giá của các đồng tiền ở mức độ lớn như hiện nay sẽ khiến cho các NHTW gặp khó khăn khi lựa chọn đồng tiền tối ưu để dự trữ và khó có cơ cấu đầu tư một cách có hiệu quả nhất. Ngòai ra, sự biến động về lãi suất trên thị trường quốc tế hiện nay khó cho phép các nước đẩy đường thu nhập từ đầu tư dự trữ lên cao hơn mặc dù lãi suất các công cụ đầu tư ngắn hạn có xu hướng tăng nhưng đổi lại các công cụ đầu tư dài hạn lại có xu hướng giảm và về tổng thể phải có sự cân đối giữa đầu tư ngắn hạn và dài hạn để đáp ứng các nhu cầu về thanh toán nợ nước ngòai ngắn hạn. Về tổng thể, trong bối cảnh hiện nay, các NHTW phải đối mặt với bức tranh rủi ro lớn hơn do đầu tư đa dạng hơn vào các công cụ có lãi suất cao nhưng có rủi ro cao hơn. Với Trung quốc, dự trữ ngoại hối hiện đang ở mức 941 tỷ USD do thặng dư ở cán cân vãng lai và cán cân vốn ở mức độ lớn là kết quả của các cuộc cải cách kinh tế, thương mại diễn ra tốt đã khuyến khích đầu tư nước ngoài tăng liên tục trong thời gian qua. Trung quốc dự trữ ngoại hối lớn để phòng ngừa rủi ro khi xảy ra thiếu thanh khoản của thị trường tài chính toàn cầu, để phòng ngừa chu kỳ suy thoái kinh tế có thể xảy ra và chống đỡ sự bất ổn của thị trường tài chính trong nước, đảm bảo khả năng thanh toán nợ nước ngoài khi thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế khi hiện nay nợ nước ngòai ngắn hạn ở mức độ cao. Về quản lý, theo Luật, NHTW Trung quốc quản lý dự trữ ngoại hối và theo đó Cục quản lý ngoại hối ra các quyết định quản lý và Vụ quản lý dự trữ ngoại hối là đơn vị thực hiện các quyết định này. NHTW Trung quốc quản lý dự trữ theo các tiêu chuẩn đầu tư và quản lý rủi ro theo mô hình tính toán rủi ro theo ngày. Hiện nay, TQ cố gắng đào tạo đội ngũ quản lý dự trữ ngoại hối chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế. Với các yêu cần an toàn, thanh khoản trong quản lý ngoại hối, dự trữ được đầu tư vào các công cụ trái phiếu Chính phủ, tiền gửi các NH có tín nhiệm cao và một ít vào trái phiếu công ty và theo đuổi các chiến lược đầu tư dài hạn chứ không theo đuổi việc đầu cơ ngắn hạn trên thị trường ngoại hối. Theo NHTW Hàn Quốc, từ sau cuộc khủng hoảng năm 1997, dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc tăng mạnh do thặng dư cán cân vãng lai và luồng vốn đổ vào Hàn Quốc liên tục tăng. Từ giữa những năm 90 đến nay, công tác quản lý dự trữ của Hàn Quốc có nhiều thay đổi. Việc quản lý dự trữ ngoại hối chủ yếu dựa vào các tiêu chuẩn đầu tư (Benchmarks) để xây dựng các chiến lược đầu tư và các mô hình quản lý rủi ro, triển khai áp dụng các mô hình kinh tế (sử dụng IT system) để tính mức sinh lời (thu nhập) theo giá thị trường và tiêu chuẩn hóa việc đánh giá thực hiện quản lý dự trữ ngoại hối. Có 3 chiến lược đầu tư cơ bản phù hợp với mục tiêu quản lý dự trữ như thanh khoản và ổn định thị trường tài chính tiền tệ trong nước và hướng tới tăng mức sinh lời từ đầu tư dự trữ. Với mục tiêu thanh khoản, một phần dự trữ được đầu tư vào công cụ của thị trường tiền tệ bằng đồng USD như tiền gửi, tín phiếu. Tuy nhiên, mức đầu tư ngắn hạn chỉ ở quy mô nhỏ, đủ để đáp ứng nhu cầu để giảm chi phí cơ hội. Với mục tiêu sinh lời nhưng vẫn phải an toàn và thanh khoản, dự trữ ngoại hối được đầu tư một cách đa dạng theo các đồng tiền mạnh như EUR, GBO, JPY… vào các công cụ có lãi suất cố định như trái phiếu Chính phủ. Và một phần dự trữ ngoại hối được giao cho các nhà quản lý nước ngoài đầu tư là loại hình đầu tư gián tiếp vào các tài sản có mức sinh lời cao và đi kèm có mức rủi ro cao đồng thời thông qua chiến lược này đào tạo cán bộ về kỹ năng đầu tư và tham gia các chương trình đào tạo nước ngoài. Cụ thể, về đồng tiền, Hàn Quốc đầu tư dự trữ vào USD, EUR, JPY, GBP. Về công cụ đầu tư, Hàn Quốc đầu tư vào các công cụ có lãi suất cố định như trái phiếu Chính phủ hay trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu quốc gia, trái phiếu công ty do các tổ chức tài chính phát hành, trái phiếu công ty do người nước ngoài quản lý. Về tiêu chuẩn đối tác đầu tư, thì Hàn quốc chỉ đầu tư vào các đối tác có xếp hạng tín nhiệm từ AA trở lên. Về việc xác định cơ cầu đồng tiền trong dự trữ, cần xem xét các yếu tố như: cơ cấu đồng tiền của nợ nước ngoài, cơ cấu đồng tiền trong thanh toán cán cân vãng lai, cơ cấu của các thị trường trái phiếu toàn cầu chủ chốt. Cơ cấu đồng tiền này chỉ xem xét để thay đổi hàng năm và không thường xuyên thay đổi và việc thay đổi cơ cấu đồng tiền chỉ diễn ra dần dần và năm 2005, để đa dạng hóa đồng tiền, tỷ lệ đầu tư vào đồng USD giảm mặc dù USD lên giá so với EUR. Việc quản lý dự trữ còn được thực hiện dựa vào việc phân bổ theo đối tác như Chính phủ, tổ chức tài chính và phân bổ dự trữ dựa vào đường thu nhập và mục tiêu kỳ hạn. Tại Hàn Quốc, các nhà quản lý dự trữ ngoại hối trực tiếp có thể được phép đầu tư trên nguyên tắc tuân thủ các tiêu chuẩn đầu tư đã được quyết định (benchmarks) nhưng các tiêu chuẩn đầu tư này thường được qui định theo biên độ trần để linh hoạt. Các tiêu chuẩn đầu tư được phân bổ chi tiết theo khu vực như Chính phủ, đại lý, công ty và theo kỳ hạn dựa vào phân tích về đường cong lợi tức và xu hướng lãi suất, loại chứng khoán và việc mua bán ngắn hạn trên thị trường ngoại hối. Ngoài ra, Hàn quốc còn sử dụng nghiệp vụ cho thuê chứng khoán để có thêm thu nhập với rủi ro tối thiểu thông qua việc sử dụng các công ty chứng khoán và Hàn quốc còn mở đại diện tại New York và London. Về mô hình tổ chức, Hàn quốc phân tách rõ rệt 3 chức năng : giao dịch, phân tích và hạch toán bằng việc thành lập front office, middle office và back office và đơn vị quản lý dự trữ ngoại hối tập trung (Vụ Quản lý dự trữ) trong đó chú trọng và thành lập bộ phận phân tích kinh tế lượng dựa vào mô hình kinh tế (middle office) và bộ phận xây dựng chiến lược đầu tư (front office) để tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý dự trữ ngoại hối, thuê chuyên gia có kinh nghiệm từ khu vực tư nhân để quản lý dự trữ ngoại hối và đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, vẫn còn có một số thách thức với Hàn quốc trong công tác quản lý dự trữ ngoại hối như cần phải đa dạng hơn trong đầu tư dự trữ ngoại hối để có mức sinh lời cao hơn, đặc biệt trong bối cảnh dự trữ ngoại hối vượt mức cần thiết như hiện nay để giảm thiểu chi phí cơ hội. Nguyên tắc thanh khoản trong quản lý dự trữ sẽ hạn chế mức thu nhập. Trong bối cảnh dư trữ ngoại hối toàn cầu gia tăng như hiện nay thì các công cụ đầu tư truyền thống như trái phiếu kho bạc Mỹ chỉ tăng với khối lượng hạn chế. Do vậy, phải tính đến các công cụ không truyền thống như trái phiếu công ty, chứng khoán của các nước phát triển, Quĩ bảo hiểm, bất động sản, chứng khoán của thị trường mới nổi và đặc biệt phải tính đến việc sử dụng các quĩ quản lý của nước ngoài khi đầu tư vào các công cụ không truyền thống này. Hiện nay, Hàn quốc bắt đầu sử dụng chương trình quản lý tài sản nợ có (AML) và thấy rằng nên sử dụng chương trình này vì hiện nay Hàn quốc có sự chênh lệch lớn giữa tài sản có nước ngoài ròng và tài sản nợ trong nước và có sự xung đột giữa việc quản lý dự trữ ngoại hối và chính sách tiền tệ. Để có thể đáp ứng với những thay đổi và thách thức trong quản lý dự trữ ngoại hối, Hàn quốc cho rằng cần nâng cao chất lượng trong việc xây dựng chiến lược phân bổ cơ cấu dự trữ dựa trên mô hình kinh tế lượng để đảm bảo thu được lợi nhuận cao nhất trong miền rủi ro cho phép. Cần sử dụng các phần mềm vi tính hiện đại trong việc phân bổ cơ cấu dự trữ theo công cụ đầu tư mới không truyền thống như trái phiếu công ty và đặc biệt phải thường xuyên đào tạo cán bộ chuyên sâu đi kèm với cơ chế đãi ngộ, khen thưởng. Bên cạnh đó hạch toán cần theo tiêu chuẩn quốc tế và đảm bảo tính minh bạch trong quản lý. Ngoài ra, để hỗ trợ, NHTW Hàn quốc đã nhận được sự trợ giúp của Ngân hàng thế giới về các chương trình đạo tạo chuyên sâu về quản lý dự trữ ngoại hối từ tháng 6/2005 (chương trình RAMP). Theo NHTW HongKong, trong bối cảnh dự trữ ngoại hối gia tăng gần đây, đặc biệt ở các nước Châu Á, cơ cấu dự trữ của các nước cũng có nhiều thay đổi. Tỷ lệ đầu tư vào đồng USD giảm, tỷ lệ đầu tư vào EURO và một số ngoại tệ mạnh khác có xu hướng gia tăng. Nhu cầu đầu tư vào trái phiếu kho bạc Mỹ giảm trong khi đó nhu cầu đầu tư vào các trái phiếu chính phủ khác tăng như trái phiếu Chính phủ Nhật. Vai trò của vàng trong dự trữ cũng giảm đáng kể từ mức 30 % trước đây hiện chỉ còn khoảng dưới 10%. Thách thức trong quản lý dự trữ ngoại hối trong bối cảnh này là phải đa dạng hóa công cụ đầu tư để tăng thu nhập và điều này khiến cho việc quản lý dự trữ ngoại hối càng trở nên phức tạp. Việc quản lý dự trữ dựa trên các tiêu chuẩn đầu tư được xác định từ các mô hình kinh tế xác định ra các miền đầu tư cho mỗi công cụ. Các công cụ có thể đầu tư như trái phiếu chính phủ, chứng khoán có bảo đảm bằng tài sản, chứng khoán công ty ở một số khu vực như Mỹ, Châu Âu, Nhật… Khi xây dựng danh mục đầu tư vào các tài sản như trái phiếu công ty cần lưu ý đến một số vấn đề như thuế, thủ tục hành chính, hoạt động của công ty. Và để đầu tư hiệu quả, cần thuê chuyên gia nước ngòai có kinh nghiệm và cần nâng cao tính minh bạch trong quản lý, kiện toàn công tác kế toán, hạch toán. Theo Brennan, giám đốc quản lý đầu tư của WB, khi chuyển hướng đầu tư dự trữ sang các cổ phần của công ty thì thời gian quyết định đầu tư là rất quan trọng cho mức thu nhập có thể thu được. Theo Franco, NHTW Ý, với tình hình dự trữ toàn cầu gia tăng trong thời gian gần đây vượt mức cần thiết để ổn định tình hình tài chính, NHTW các nước có thể đa dạng hóa công cụ đầu tư để tăng thu nhập. Tuy nhiên, khi đó NHTW phải đối đầu với rủi ro ngày càng tăng và yêu cầu về quản lý rủi ro và về tổ chức để quản lý tốt dự trữ ngoại hối là gì? Theo Ông, động lực của việc dự trữ ngoại hối của các nước là để can thiệp tỷ giá khi cần thiết, đáp ứng thanh khoản về thanh toán quốc tế và để trả nợ khi cần thiết nên việc đầu tư dự trữ phải đảm bảo tính thanh khoản là hàng đầu để đáp ứng mục tiêu ổn định tiền tệ. Sau đó với qui mô dự trữ ngày càng tăng, NHTW cũng phải đa dạng hóa công cụ đầu tư để sinh lời ở mức cao hơn. Về khuôn khổ đầu tư, theo ông thì phải có chiến lược dài hạn và việc đầu tư vào trái phiếu dài hạn sẽ có ít rủi ro. NHTW không nên theo đuổi các biến động ngắn hạn trên thị trường ngoại hối và mỗi quyết định đầu tư và cơ cấu đầu tư tổng thể nên dựa theo mối quan hệ giữa tài sản nợ và có trên bảng cân đối tài sản theo mô hình tài sản nợ-có ALM approach. Mô hình này cũng phải chỉ ra các chiến lược bảo hiểm hay dự phòng từ đó NHTW có thể có các hành động can thiệp khi cần thiết như vai trò người cho vay cuối cùng và bao gồm cả các hoạt động đầu tư không truyền thống cũng như rủi ro đi kèm. Với kinh nghiệm của NHTW Ý: mới sử dụng mô hình ALM trong xây dựng chiến lược đầu tư và dựa vào đó có đưa ra một số kịch bản đầu tư dựa trên một số giả định như biến động vĩ mô, thay đổi về cấu trúc (tiền điện tử), biến động thị trường lớn hay khủng hoảng tài chính xảy ra để trình ban đầu tư quyết định chiến lược đầu tư. Hiện tại, NHTW Ý tăng tỷ lệ đầu tư vào GBP từ mức 0% năm 2004 lên 25% năm 2005, giảm tỷ lệ đầu tư vào USD từ 84% năm 2004 xuống còn 63% mặc dù năm 2005 đồng EUR giảm giá và với kỳ hạn đầu tư trung bình là 5,4 năm với trái phiếu và thu được 7% thu nhập tính trung bình cho giai đoạn 2002-2005. Vấn đề hiện nay đặt ra là phải tăng cường hiểu biết về mô hình cho đội ngũ cán bộ, khả năng áp dụng kết quả mô hình và các phân tích kinh tế để xây dựng nên các kịch bản đầu tư trình ban đầu tư quyết định và cách thức để hạn chế rủi ro khi phân bổ tài sản nhất là về cơ cấu đồng tiền và cần thiết phải xây dựng được các chiến lược đầu tư dựa theo chỉ số. Từ kinh nghiệm của các nước điển hình nói trên, theo tôi với Việt nam với qui mô dự trữ hiện tại chưa phải là quá mức (khoảng 15 tuần nhập khẩu) nhưng cũng có tống độ tăng trưởng mạnh trong mấy năm gần đây cũng cần có một số đổi mới trong công tác quản lý dự trữ ngoại hối theo hướng nâng cao hiệu quả đầu tư dự trữ ngoại hối thông qua việc xây dựng tiêu chuẩn, cơ cấu đồng tiền hợp lý hơn theo thông lệ quốc tế, tăng cường công tác quản lý rủi ro nhưng vẫn phải đáp ứng được các mục tiêu quản lý của dự trữ ngoại hối như an toàn và thanh khoản. Đặc biệt, cần làm rõ khái niệm dự trữ ngoại hối, nguyên tắc quản lý dự trữ theo tiêu chuẩn quốc tế, tránh gây ra tình trạng không cùng quan điểm về khái niệm, nguyên tắc quản lý như hiện nay giữa các Bộ ngành. Về khái niệm, cần theo thông lệ quốc tế về khái niệm dự trữ ngoại hối là toàn bộ tài sản định giá bằng ngoại tệ và vàng, có khả năng sử dụng ngay và thể hiện trên bảng cân đối của NHTW. Về nguyên tắc “preservation”hay “security”, cần thống nhất theo nguyên tắc an toàn dự trữ theo hướng phải đầu tư vào các tổ chức có mức độ tín nhiệm cao mà không theo đuổi theo lợi nhuận, theo sự biến động ngắn hạn của thị trường ngoại hối và không phải bảo toàn theo giá trị qui ra đồng nội tệ hay ngoại tệ mạnh vì dự trữ ngoại hối được sử dụng để can thiệp thị trường bình ổn tỷ giá, đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế và tạm ứng cho các nhu cầu chi đột xuất của Nhà nước. Thực tế các nước cho thấy, trong năm 2005, mặc dù có sự sụt giá của EUR nhưng tỷ lệ dự trữ bằng EUR vẫn tiếp tục tăng mà không giảm và xu hướng dự trữ bằng USU có khuynh hướng giảm vì sự thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai của Mỹ ở mức độ cao và tránh sự lệ thuộc quá cao vào Mỹ. Kinh nghệm các nước cho thấy, việc quản lý dự trữ ngoại hối của các nước 90% dựa vào các tiêu chuẩn đầu tư được xây dựng từ các mô hình kinh tế và các kịch bản đưa ra trong các giả thiết nhất định. Để việc xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả, tại NHTW nên quản lý theo mô hình thống nhất. Hầu hết các nước đều có Vụ quản lý dự trữ ngoại hối trong đó có 3 bộ phận tách biệt: Front office, Middle office, Back office và ngoài ra có bộ phẩn kiểm soát nội bộ. Bộ phận Middle office rất quan trọng để đề xuất ra các chiến lược đầu tư, phải nắm bắt được các mô hình kinh tế, phải thông hiểu thị trường tài chính một cách cập nhật và phải thường xuyên được đào tạo. Tóm lại, từ các kinh nghiệm quản lý của một số nước có mô hình quản lý dự trữ hữu hiệu và các vấn đề phân tích nói trên, tôi xin có một số ý kiến nhỏ về mô hình quản lý dự trữ ngoại hối tại NHNN thời gian tới như sau: 1. Cần xây dựng quy trình quản lý dự trữ ngoại hối khoa học theo thông lệ quốc tế: Quản lý dự trữ ngoại hối cần được thực hiện đầy đủ theo các bước sau: (i) Xây dựng chính sách, chiến lược quản lý dự trữ ngoại hối; (ii) Xây dựng tiêu chuẩn, hạn mức và cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối; (iii) Xây dựng kế hoạch đầu tư dự trữ ngoại hối và thực hiện đầu tư; (iv) Thanh toán, kế toán và báo cáo; (v) Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro; (vi) Phân tích, đánh giá quá trình thực hiện. 2. Áp dụng phương pháp, kỹ thuật quản lý hiện đại trong việc đầu tư dự trữ ngoại hối để có được cơ cấu dự trữ ngoại hối hợp lý những vẫn tối đa hoá mức sinh lời trong vùng rủi ro cho phép.Tuân thủ ba nguyên tắc cơ bản của quản lý dự trữ theo thứ tự ưu tiên: An toàn (security), Thanh khoản (Liquidity) và Có lợi nhuận. 3. Phát triển các nghiệp vụ đầu tư như đầu tư vào chứng khoán công ty trong dài hạn nhưng phải tính toán và theo được tình hình hoạt động của các công ty này: 4. Quản lý rủi ro và áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro: 5. Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát nội bộ ngân hàng Nhà nước và hoàn thiện chế độ hạch toán, kế toán: 6. Tăng cường năng lực thống kê, phân tích, dự báo để điều chỉnh cơ cấu đầu tư và tiêu chuẩn đầu tư hợp lý nhằm nâng cao mới sinh lời ở mức cho phép. 7. Áp dụng mạng dịch vụ, hệ thống thông tin hiện đại để phù hợp với tình hình quản lý hiện tại của Việt Nam, các hệ thống mạng dịch vụ và thông tin sau đây có thể sử dụng gồm: (i) Hệ thống Reuter Dealing 2000; (ii) Hệ thống Bloomberg; (iii) Hệ thống TTRS (Telerate Trading Room System); (iv) Hệ thống SWIFT; (v) Hệ thống PORTIA và (vi) Hệ thống quản lý rủi ro. 8. Công tác đào tạo cán bộ quản lý: 9. Thành lập đơn vị chuyên trách quản lý dự trữ ngoại hối 10. Công khai khóa số liệu dự trữ quốc tế để tăng tính minh bạch trong quản lý dự trữ ngoại hối, tạo lập niềm tin của dân chúng vào việc ổn định tỷ giá và tăng cường việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật