KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN VỀ QUẢN LÝ KIỂM SOÁT HÀNH VI THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH

MINH NGỌC (Tổng hợp) Luật cạnh tranh cơ bản của Nhật Bản là luật chống độc quyền được ban hành năm 1997. Nhằm ngăn chặn độc quyền tư nhân và tình trạng độc quyền,những hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các vụ sáp nhập hạn chế cạnh tranh. Đạo luật này được bổ sung bởi rất nhiều hướng dẫn và quy định cũng như bởi các luật khác liên quan đến các khía cạnh cạnh tranh không lành mạnh làm tổn hại đến các doanh nghiệp khác. Những chính sách cạnh tranh của nhà nước chụi ảnh hưởng rất nhiều bởi các đạo luật chuyên nghành và những miễn trừ. Những miễn trừ này kể cả chính thức và phi chính thức, khuyến khích hoặc chấp nhận các thỏa thuận cấu kết các vụ sáp nhập và kiểm soát đối với hệ thống phân phối. Tương tự như luật cạnh tranh của nhiều nước, luật chống độc quyền của Nhật Bản cấm các thỏa thuận giữa các đối thủ cạnh tranh cùng phối hợp hoạt động để hạn chế cạnh tranh, bao gồm các loại hợp đồng, thỏa thuận, các hành vi phối hợp hoạt động để chi phối giá cả, hạn chế sản lượng, công nghệ phát triển sản phẩm, phân chia thị trường,khách hàng,thông đồng trong bỏ thầu hoặc tẩy chay các đối tượng khác. Trong luật chống độc quyền của Nhật bản có điều khỏan quy định về hiệp hội. cũng là quy định phổ biến trong luật của nước khác.Bên cạnh những tác động tích cực các hiệp hội đồng thời tạo điều kiện cho các hoạt động không phù hợp với tư tưởng cạnh tranh trong nội bộ một nghành và các ngành khác với nhau.Quy định này cấm các hiệp hội thương mại hạn chế cạnh tranh một các nghiêm trọng như hạn chế số hãng kinh doanh trong nghành, hạn chế một cách không công bằng cách thức các thành viên tiến hành kinh doanh. Các hội ở Nhật bản có quan hệ chặt chẽ với các bộ liên quan , được bộ sử dụng để đạt được các mục tiêu hành chính nào đó. Các hướng dẫn hành chính về bảo vệ sức khỏe an toàn và môi trường được coi là không có tác động trực tiếp đến cơ chế thị trường, dẫn đến vi phạm Luật chống độc quyền.Những vấn đề còn đang tranh luận là ổn định giá cả, hàng hóa, đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong dao dịch kinh doanh và bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ.Những hạn chế khả năng lựa chọn của doanh nghiệp về tham gia thị trường, giá cả, đầu tư và sản lượng có thể tác động tới thị trường và gây tranh cãi.Các hướng dẫn nhằm ngăn ngừa cạnh tranh quá mức, điều chỉnh cung-cầu, điều chỉnh lợi thế và bất lợi giữa các hãng, duy trì trật tự trong nghành.Nội dung và hình thức hướng dẫn kỹ thuật kinh doanh, chất lượng, tiêu chuẩn, quảng cáo không nhất thiết có tác động trực tiếp đối với cơ chế thị trường, mặc dù những vấn đề này là những công cụ quan trọng của cạnh tranh.Trên thực tế, sự thừa nhận rộng rãi vai trò của chính phủ đối với việc hướng dẫn các doanh nghiệp thống nhất hành động trong kinh doanh là một khó khăn trong việc thực hiện chính sách cạnh tranh.   Về xử lý vi phạm : luật quy định các hình thức xử lý như lệnh chấm dứt hành động vi phạm hoặc thay đổi hành vi. Đối với vi phạm về giá cả thì áp dụng phạt tiền tính theo tỷ lệ %(6%) trong tổng doanh thu bán ra trong thời gian thỏa thuận có hiệu lực.Hình thức xử lý hình sự cũng được quy định trong luật nhưng rất hạn hữu mới sử dụng. Một hành vi được coi là vi phạm nếu xác định được nó đã cản trở cạnh tranh nghiêm trọng trong một lĩnh vực cụ thể hoặc là lợi ích của xã hội . Trong thực tế đó là việc đánh giá tính chất nhất quán với mục tiêu của luật chống độc quyền.Đánh giá tác động của cạnh tranh được xác định trên mức độ tác động tới thị trường . Nếu tác động chưa quá 50% thị trường thì xem như là không có tác dụng hạn chế cạnh tranh, còn nếu tác động quá 80%thì bị xem là bất hợp pháp còn hai mức này cần phải xem xét cụ thể dựa trên các yếu tố khác nữa. Cơ quan cạnh tranh chủ yếu dựa vào các biện pháp hướng dẫn, giáo dục để thực thi luật.Chương trình nới lỏng quy chế quy định các bộ, nghành, hiệp hội có trách nhiệm tham khảo ý kiến của cơ quan cạnh tranh trước khi ban hành và hủy bỏ các quy định bất hợp lý.Hiệu quả của các quy định này không cao do đó chứng minh và xử lý trách nhiệm pháp lý đối với các hướng dẫn ngầm hoặc công khai. Với việc nới lỏng quy định tham gia thị trường có tác dụng khuyến khích cạnh tranh không lớn khi doanh nghiệp muốn tham gia kinh doanh bị một cán bộ quyền lực cảnh báo trước.Trên thực tế cơ quan luật của Nhật Bản đã áp dụng một nguyên tắc không quy định chính thức : xử lý các hành vi phản cạnh tranh về mặt nguyên tắc không coi đó là hành vi bất hợp pháp về bản chất. Về thỏa thuận theo chiều dọc: thỏa thuận theo chiều dọc là thỏa thuận giữa các doanh nghiệp hoạt động trong các phân đoạn khác nhau của quá trính sản xuất, phân phối.Trong lĩnh vực phân phối của Nhật Bản có rất nhiều hạn chế, ngăn cản tiếp cận thị trường, nhiều quy định mâu thuẫn với luật và quy định về cạnh tranh. Hiện nay quan điểm về liên kết hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc đang được xem xét lại giống như một số nước OECD. Cơ quan cạnh tranh bắt đầu xem xét xóa bỏ một số miễn trừ đối với quy định cấm duy trì giá bán lẻ. Việc thay thế những miễn trừ trở nên phổ biến hơn bằng những nguyên tắc áp dụng chung đang được ủng hộ. Điều này có thể khuyến khích bước tiến trong việc xóa bỏ bớt những ngoại lệ có tác dụng trong hạn chế cạnh tranh khá nghiêm trọng tương tự như thỏa thuận theo chiều ngang. Hình thức xử lý này là ban hành lệnh yêu cầu chấm dứt hoạt động vi phạm và phạt tiền nếu xảy ra thiệt hại về vật chất.  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật