KINH NGHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP VÀ QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

GS. BRUCE A. BLONIGEN – Khoa Kinh tế thuộc Đại học Oregon, chuyên gia nghiên cứu của NBER, Cộng tác viên của Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu hóa và Chính sách Kinh tế Leverhulme (GEP) Giới thiệu Điều tra chống bán phá giá (AD) bắt đầu khi có đơn kiện của một bên trong nước có liên quan. Đây là một nhà sản xuất điển hình (hoặc một nhóm nhà sản xuất) mà sản phẩm của họ đang cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu là đối tượng của cuộc điều tra. Sau đó cơ quan có thẩm quyền điều tra sẽ xác định thực sự có bán phá giá hay không, bán phá giá được định nghĩa là việc doanh nghiệp nước ngoài bán sản phẩm với giá thấp hơn giá công bằng hay giá thông thường, và liệu những hành động thương mại như vậy có gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa trong vụ kiện hay không. Nếu những tiêu chuẩn này thoả mãn, một mức thuế chống bán phá giá tương đương với biên độ phá giá đã tính toán sẽ được áp dụng với các sản phẩm nhập khẩu. Ở Hoa Kỳ, việc tính toán biên độ phá giá do Cục Thương mại Quốc tế của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (USDOC) tiến hành, và Uỷ ban Thương mại Quốc tế (USITC) sẽ xác định tổn thất. Có sự tác động qua lại rất lớn giữa những người đệ đơn kiện và cơ quan có thẩm quyền điều tra chống bán phá giá ở Hoa Kỳ. Bên đệ đơn phải trình cho cơ quan có thẩm quyền một đơn kiện phù hợp về trường hợp mà họ muốn điều tra và sau đó cung cấp đầy đủ thông tin cũng như các phân tích và lý lẽ pháp lý trong suốt quá trình điều tra. Các thông tin chi tiết về luật pháp cũng như cách thức mà các cơ quan của chính phủ áp dụng luật trong các trường hợp thực tế là rất quan trọng. Sự phức tạp của việc kiện tụng và quá trình đưa ra biện pháp chống bán phá giá cho thấy rằng việc các bên đệ đơn có kinh nghiệm hay có ý thức học hỏi đóng một vai trò quan trọng trong quá trình kiện và kết quả của vụ kiện chống bán phá giá. Đặc biệt, người ta cho rằng các kinh nghiệm sẵn có làm giảm chi phí kiện về sau và đồng thời cũng làm tăng ảnh hưởng của những người đệ đơn khi họ tranh cãi về vụ kiện và có nhiều khả năng thu được kết quả có lợi hơn. Việc nhận thức về những tác động như vậy rõ ràng thúc đẩy việc đệ đơn nhưng tác động của nó đến kết quả vụ kiện còn rất mơ hồ như chúng ta xem xét chi tiết ở phần tiếp theo. Mặc dù việc học hỏi có thể làm tăng khả năng đưa ra phán quyết có lợi ở những vụ kiện này, nhưng người ta lại coi trọng chi phí kiện thấp hơn là những tác động như vậy nên họ thường sẽ lựa chọn các vụ kiện thiếu lý lẽ hơn.   Nghiên cứu này lần đầu tiên dự báo và xem xét một cách hệ thống tác động tiềm ẩn của việc tìm hiểu về cách thức đệ đơn kiện và kết quả của vụ kiện chống bán phá giá. Chúng tôi dùng những số liệu chi tiết về vụ kiện chống bán phá giá và kết quả ở Hoa Kỳ từ những năm 1980 đến những năm 1990 để kiểm chứng các giả thuyết của mình. Những phân tích thực nghiệm của chúng tôi cho thấy rằng việc tìm hiểu có tác động lớn đến việc đệ đơn. Mọi thứ khác không đổi, ngay cả những tác động lên ngành sản xuất nội địa trong khoảng thời gian đồng nhất, các hoạt động chống bán phá giá trước đó trong ngành sản xuất SIC có 4 con số làm tăng khả năng đệ đơn chống bán phá giá trong một năm của một ngành sản xuất trung bình từ mức cơ bản 2% lên 9%. Việc học hỏi (hoặc các kinh nghiệm) của những người đệ đơn cũng ảnh hưởng tới kết quả của cuộc điều tra chống bán phá giá ở Hoa Kỳ. Đối với biên độ chống bán phá giá, các kinh nghiệm sẵn có thực sự đã khiến cho biên độ phá giá thấp hơn khoảng 12%, trong khi biên độ mẫu trung bình là 43.5%. Thực tế này phù hợp với trường hợp mà tác động của các kinh nghiệm tới chi phí kiện (và hệ quả là làm tăng các vụ kiện thiếu lý lẽ) chiếm ưu thế hơn bất cứ tác động nào tới người đệ đơn để có được biên độ phá giá cao. Mặt khác, chúng tôi cũng tìm thấy những bằng chứng cho thấy khả năng đưa ra một phán quyết chắc chắn tăng từ khoảng 42% lên 54% khi những người đệ đơn đã có kinh nghiệm cho dù họ lựa chọn cùng các vụ kiện thiếu lý lẽ với chi phí thấp. Một cách tương tự, những kinh nghiệm sẵn có làm tăng khả năng đưa ra một thoả thuận đình chỉ từ 3% lên 7%. Tóm lại, những kinh nghiệm sẵn có khiến cho người ta đệ đơn kiện nhiều hơn và các bằng chứng cho thấy rằng số lượng đơn tăng lên là do các vụ kiện thiếu lý lẽ. Các kinh nghiệm sẵn có cũng giúp cho những người đệ đơn có nhiều khả năng đạt được kết quả có lợi hơn nhưng hầu như không có tác động lên biên độ phá giá, do vậy việc tăng các vụ kiện thiếu lý lẽ sẽ khiến biên độ phá giá giảm đi đáng kể với những người đã có kinh nghiệm đệ đơn kiện. Một lưu ý cuối cùng là mặc dù ngành sản xuất thép có một số lượng lớn những người đã nhiều lần đệ đơn kiện chống bán phá giá ở Hoa Kỳ thì kết quả chúng tôi thu được không thể hiện chi tiết về ngành thép và cũng không thay đổi đáng kể khi chúng tôi loại bỏ những quan sát về hoạt động chống bán phá giá trong ngành sản xuất thép ra khỏi mẫu. Phần còn lại của nghiên cứu này theo trình tự như sau: Phần hai sẽ là lý thuyết ngắn gọn về việc kinh nghiệm sẵn có ảnh hưởng như thế nào lên hoạt động đệ đơn và kết quả chống bán phá giá ở Hoa Kỳ. Phần ba sẽ cung cấp những số liệu chi tiết về những người đệ đơn lặp lại được chọn làm mẫu trong số liệu chống bán phá giá của Hoa Kỳ và cuối cùng là phần bốn đưa ra những phân tích số liệu quan trọng về tác động của các kinh nghiệm sẵn có. 2. Các kinh nghiệm sẵn có ảnh hưởng thế nào đến cách thức đệ đơn và kết quả của vụ kiện chống bán phá giá Căn cứ vào việc đệ đơn thì có một giả thuyết rõ ràng là các kinh nghiệm sẵn có làm tăng khả năng đưa ra một phán quyết chống bán phá giá chắc chắn với các điều kiện khác không đổi. Tác động này được đưa ra với những giả thuyết sau 1) sự mơ hồ khi áp dụng luật, 2) những người đệ đơn cũng đưa sự mơ hồ này vào vụ kiện cụ thể của họ, và 3) kinh nghiệm sẵn có của những người đệ đơn giúp họ biết cách tranh luận sắc bén hơn trong vụ kiện. Tất cả những giả thuyết này dường như phù hợp với các vụ kiện chống bán phá giá ở Hoa Kỳ. Chúng ta nhận thấy rõ sự mơ hồ khi áp dụng luật trong văn bản làm rõ các thực tiễn tuỳ ý mà Bộ thương mại áp dụng để tính toán biên độ phá giá cho những vụ kiện mà các yếu tố phi kinh tế ảnh hưởng tới phán quyết của USITC. Trong phần trả lời công khai của cả hai cơ quan (USITC và USDOC) về những vấn đề trong phán quyết của họ mà người đệ đơn đưa ra thì người đệ đơn cũng góp phần giải quyết điều mơ hồ này. Thêm vào đó, các quyết định có thể bị phản đối hoặc ủng hộ trước khi bắt đầu quá trình giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp này, không khó để có thể hình dung rằng người đệ đơn có nhiều khả năng để thu được kết quả có lợi hơn bằng những kinh nghiệm kiện chống bán phá giá sẵn có. Tuy nhiên, bài thảo luận này sẽ không xem xét tác động của kinh nghiệm đến việc một đơn kiện chống bán phá giá có được nộp lần đầu tiên hay không và cũng coi những người đệ đơn có kinh nghiệm tương tự như những người đệ đơn lần đầu trong các vụ kiện. Điều này có thể không đúng. Đặc biệt nếu kinh nghiệm làm giảm chi phí kiện tụng thì có thể dẫn đến việc người đệ đơn đưa ra những vụ kiện thiếu lý lẽ, thực tế có nhiều việc để làm hơn. Do vậy kinh nghiệm không chỉ tác động trực tiếp tới kết quả vụ kiện mà còn tác động lên chi phí kiện tụng. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi sẽ bắt đầu tập trung vào một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cạnh tranh với nguồn hàng nhập khẩu tiềm năng từ nước ngoài ở một hay nhiều sản phẩm. Trong trường hợp này một doanh nghiệp sẽ đánh giá quy tắc ra quyết định như sau cho mỗi khả năng kết hợp giữa sản phẩm và hàng nhập khẩu, với j Î J, doanh nghiệp sẽ đệ đơn kiện chống bán phá giá nếu mỗi sự kết hợp thoả mãn: clip_image002 Vế trái của công thức (1) biểu thị cho lợi ích kỳ vọng thu được từ việc đệ đơn, trong đó clip_image004 và clip_image006 biểu thị cho các khả năng ra phán quyết chắc chắn hay đình chỉ và clip_image008 và clip_image010 biểu thị cho lợi ích khác 0 không được tính đến từ kết quả thu được. Các khả năng có phán quyết đình chỉ, chắc chắn hay bất lợi cộng lại thành 1 và lợi ích thu được nếu kết quả bất lợi là 0. Các khả năng và lợi ích thu được không tính đến từ các phán quyết đình chỉ và chắc chắn phụ thuộc vào một tập hợp các biến số bao gồm đặc điểm người đệ đơn, các điều kiện kinh tế vĩ mô, đặc điểm sản phẩm/ngành sản xuất và bản chất của cạnh tranh giữa những người đệ đơn và đối thủ cạnh tranh của họ, trong đó Zj biểu thị cho phán quyết chắc chắn và Xj biểu thị cho thoả thuận đình chỉ. Hai tập hợp biến số này là khác nhau vì thí dụ như các biến số trong Xj bao gồm cả những yếu tố phụ xác định vị thế thương lượng tương đối mà ảnh hưởng tới khả năng chấp thuận một thoả thuận đình chỉ và lợi ích kỳ vọng không được tính đến thu được sau đó từ một thoả thuận như vậy. Lợi ích không được tính đến trong trường hợp phán quyết chắc chắn bị ảnh hưởng bởi độ lớn của biên độ phá giá, ký hiệu là DM. Ở vế phải của công thức, FC biểu thị cho chi phí kiện và các chi phí có liên quan khác của người đệ đơn trong một vụ kiện chống bán phá giá ở Hoa Kỳ với giả thiết các chi phí này là như nhau với các sản phẩm. E biểu thị cho kinh nghiệm của một doanh nghiệp mà chúng tôi nhấn mạnh trong bài thảo luận dưới đây và giả sử rằng E đặc trưng cho doanh nghiệp chứ không đặc trưng cho vụ kiện (vì thế không có chỉ số dưới j). Cuối cùng clip_image012 biểu thị cho lợi ích thuần kỳ vọng không được tính đến của các vụ kiện trong tương lai tính từ khi đệ đơn vụ kiện này và giả sử là như nhau cho j sản phẩm. Rất nhiều trường hợp phù hợp với công thức (1) và nguyên tắc ra quyết định theo công thức này, mỗi trường hợp có ý nghĩa khác nhau trong việc chuyển các kinh nghiệm thành kết quả vụ kiện chống bán phá giá. Để hiểu được điều này và thu hẹp trọng tâm nghiên cứu, giả sử rằng tập hợp các vụ kiện có khả năng xảy ra với một doanh nghiệp trong một thời điểm nhất định là một tập hợp liên tục tuân theo quy tắc phân phối đều, clip_image014 và không có kinh nghiệm (E=0), có một tập hợp phụ các trường hợp mà lợi ích kỳ vọng vượt quá chi phí ước tính, clip_image016. Xj và Zj là một nhóm các yếu tố thể hiện cho cả các khả năng và lợi ích không được tính đến trong công thức trên và cả biên độ phá giá. Nếu Xj và Zj là các hàm tăng thì người ta có thể nghĩ đến một tập hợp các vụ kiện trong clip_image016[1] với các giá trị Xj và Zj đủ lớn. Ban đầu chúng tôi cũng giả sử rằng thuế chống bán phá giá trong các giai đoạn trước kia không được duy trì lâu dài. Giả thiết này chỉ ra rằng chúng tôi lấy mẫu thay thế từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, tuy nhiên dưới đây chúng tôi sẽ trình bày ngắn gọn về các kết quả có khả năng xảy ra nếu chúng tôi lấy mẫu mà không thay thế các doanh nghiệp đệ đơn chống bán phá giá. Với giả thiết như vậy, giờ đây chúng tôi có thể đánh giá được các tác động có thể có của kinh nghiệm (E) tới quyết định đệ đơn kiện chống bán phá giá và kết quả thu được trung bình của vụ kiện. Trước tiên, giả sử E chỉ tác động đến chi phí kiện chứ không tác động đến xác suất đưa ra kết quả của vụ kiện hay độ lớn của biên độ phá giá (đạo hàm từng phần của DM(.), clip_image004[1] (.) và clip_image006[1](.) với E bằng 0). Trong trường hợp này, E tăng chỉ làm giảm chi phí kiện, FC. Kết quả ngay lập tức sẽ là một tác động có lựa chọn, có nhiều vụ kiện thoả mãn công thức (1) hơn và có nghĩa là số doanh nghiệp đệ đơn sẽ tăng lên. Tuy nhiên, nếu kinh nghiệm không ảnh hưởng tới kết quả của vụ kiện chống bán phá giá thì những vụ kiện mới được lựa chọn sẽ có khả năng thành công thấp hơn và biên độ phá giá nhỏ hơn. Do vậy trong trường hợp này chúng tôi mong muốn số lượng đơn kiện (hay khả năng kiện) tăng lên mặc dù đối với những người đệ đơn có kinh nghiệm thì biên độ phá giá trung bình và các khả năng đưa ra phán quyết có lợi là giảm. Trong trường hợp ngược lại, biên độ phá giá và các khả năng đưa ra quyết định tăng khi kinh nghiệm không có ảnh hưởng gì tới chi phí kiện. Trong trường hợp này, biên độ phá giá và khả năng đưa ra các phán quyết chắc chắn và đình chỉ (hay có lợi) tăng lên trong tất cả các vụ kiện khả thi thuộc tập hợp clip_image018. Vì vậy lợi ích kỳ vọng trong nhiều vụ kiện lớn hơn chi phí kiện và số đơn kiện tăng lên. Tuy nhiên, không giống như những trường hợp trước, chúng tôi thấy biên độ phá giá trung bình và khả năng đưa ra phán quyết có lợi tăng, do mức lợi ích cần thiết để vượt qua chi phí không thay đổi. Điều này phụ thuộc vào giả thiết phân phối đều của clip_image018[1]. Nếu số lượng các vụ kiện chuyển từ không đệ đơn sang đệ đơn có kinh nghiệm bằng số các vụ kiện trong tập clip_image018[2]0 gồm những người đệ đơn không có kinh nghiệm, khi đó biên độ phá giá trung bình và khả năng ra các phán quyết có lợi không tăng mà thậm chí còn giảm. Có lẽ trường hợp chắc chắn nhất là có nhiều kinh nghiệm hơn sẽ làm tăng biên độ phá giá và khả năng của phán quyết có lợi đồng thời giảm chi phí kiện. Do cả hai trường hợp trên đều khiến cho số đơn kiện tăng lên nên trường hợp này cũng được dự báo tương tự. Tuy nhiên ảnh hưởng tới biên độ phá giá và các khả năng của phán quyết có lợi là không rõ ràng và phụ thuộc vào tác động của kinh nghiệm tới chi phí kiện hoặc tới lợi ích kỳ vọng. Nếu kinh nghiệm tác động chủ yếu tới chi phí kiện thì kinh nghiệm sẽ làm giảm biên độ phá giá trung bình và khả năng có được phán quyết có lợi, và nếu kinh nghiệm chủ yếu ảnh hưởng tới lợi ích kỳ vọng chứ không phải chi phí kiện thì kinh nghiệm sẽ làm tăng biên độ phá giá trung bình và khả năng có được phán quyết có lợi. Trường hợp mà không thể trực tiếp áp dụng công thức (1) thì các doanh nghiệp có thể sử dụng các đơn chống bán phá giá để thúc đẩy sự hợp tác hoặc các hiệp định hợp tác ngầm. Những trường hợp này được đưa ra ở Prusa (1992) và trong cuộc thảo luận về “những người đệ đơn theo quy trình” ở Staiger và Wolak (1994). Trong trường hợp này, quy trình chống bán phá giá hầu như không đóng nhiều vai trò trong việc mang lại lợi ích kỳ vọng, những vụ kiện này không chắc là sẽ đưa ra được mức thuế chống bán phá giá kể cả khi đã hoàn tất điều tra và cơ quan có thẩm quyền điều tra không tham gia vào việc đàm phán một thoả thuận đình chỉ. Do vậy kinh nghiệm có thể chỉ ảnh hưởng đến chi phí kiện. Vì thế chúng tôi mong rằng kinh nghiệm cũng có tác động tương tự như trong trường hợp đầu tiên đã thảo luận trên đây nếu đơn kiện chống bán phá giá là nhằm thúc đẩy hoặc duy trì hợp tác, kinh nghiệm làm số đơn kiện tăng lên nhưng giảm biên độ phá giá và các khả năng đưa ra phán quyết có lợi. Đây có lẽ là trường hợp rõ ràng nhất mà kinh nghiệm giúp các doanh nghiệp tận dụng lợi thế để hành động hiệu quả hơn trong quy trình chống bán phá giá. Cuối cùng, giả sử rằng quy trình chống bán phá giá ở các vụ kiện trước là không thay đổi – đây là điều kiện đủ cho các doanh nghiệp lựa chọn vụ kiện mẫu để đệ đơn mà không có sự thay thế. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ đưa ra một số vụ kiện tiêu biểu nhất trong giai đoạn đầu, tìm hiểu các tác động của chúng và sau đó đưa ra những vụ kiện ít tiêu biểu hơn trong giai đoạn tiếp theo, v.v. Nếu như việc tìm hiểu các tác động trong những vụ kiện phụ giảm đi thì hoạt động đệ đơn cuối cùng cũng sẽ giảm đi trong trường hợp không có sự thay thế nào. Nói cách khác ảnh hưởng của kinh nghiệm là sẽ làm hoạt động đệ đơn tăng lên nhanh chóng sau giai đoạn đầu tiên nhưng sau đó sẽ giảm dần khi tất cả các vụ kiện khả thi có lợi ích thuần có quyết định áp thuế chống bán phá giá trong thời gian dài. Biên độ phá giá và các khả năng đưa ra phán quyết có lợi cũng giảm trong trường hợp này giống như trường hợp có sự thay thế, trừ phi tác động của nó mạnh đến nỗi mà các vụ kiện thiếu lý lẽ trong giai đoạn đầu sẽ tiến triển tốt hơn một cách tương đối so với những vụ kiện được đệ đơn lần đầu tiên. Phần còn lại của nghiên cứu chuyển sang xem xét dữ liệu để phân tích những mơ hồ trong lý thuyết về việc liệu kinh nghiệm sẽ làm tăng lên hay giảm đi biên độ phá giá và các khả năng đưa ra phán quyết có lợi cũng như kinh nghiệm đó ảnh hưởng thế nào đến hoạt động đệ đơn chống bán phá giá. Chúng tôi sẽ xem xét qua về những phân tích chi tiết trong phần tiếp theo trước khi chuyển sang những phân tích số liệu chính thức.  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật