KINH NGHIỆM PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI: BI KỊCH TRONG MỘT VỤ "ĐẺ MƯỚN" Ở ẤN ĐỘ

PHAN ANH DÂN TRÍ - Tương lai của một bé gái 12 ngày tuổi được một phụ nữ Ấn Độ sinh ra đang trở nên mù mịt khi cặp vợ chồng người Nhật, những người đi thuê “đẻ mướn”, đã ly hôn. Manji Yamada chào đời vào ngày 25/7 vừa qua sau khi các bác sỹ dùng tinh trùng của người đàn ông Nhật Bản, Ikufumi Yamada, 45 tuổi, thụ tinh cho trứng được một phụ nữ Ấn Độ “hiến tặng”, rồi cấy ghép vào tử cung của một phụ nữ “đẻ mướn” Ấn Độ khác. Nhưng ông Ikufumi Yamada lại ly dị vợ sau đó và người vợ cũ của ông không còn muốn có em bé đó nữa. Theo như ban đầu, em bé sau khi được sinh ra, có quốc tịch Ấn Độ, sẽ được cha đẻ người Nhật nhận nuôi. Tuy nhiên, luật pháp Ấn Độ lại không cho phép một người cha độc thân nhận nuôi con gái. “Phức tạp ở chỗ, người cha này mới ly dị vợ, và luật cho nhận con nuôi của Ấn Độ không cho phép đàn ông độc thân nhận nuôi bé gái”, Sanjay Arya, vị bác sỹ hiện đang chăm sóc bé Manji cho biết.   Manji không thể rời Ấn Độ mà không có hộ chiếu. Hiện cô bé đang được bà nội và một người bạn Ấn Độ của bố, nuôi dưỡng ở Jaipur. “Yamada đã tới phòng cấp hộ chiếu địa phương. Nhưng ông được chỉ đến sứ quán Nhật. Tuy nhiên, tại đây, ông lại bị yêu cầu phải có giấy của tòa án Ấn Độ cho phép ông được nuôi đứa trẻ”, Arya cho biết. “Ông ấy cảm thấy quá mệt mỏi”. Ông Yamada đã trở về Nhật, được biết sẽ trở lại Ấn Độ khi tình hình được cải thiện. Theo bác sỹ Arya, luật sư của ông Yamada sẽ đệ đơn khẩn cầu tới tòa án để ông có thể nhận bé Manji làm con nuôi và mẹ ông có thể tạm thời trông nom bé. Báo chí Ấn Độ cho biết, cha của em bé là một bác sỹ phẫu thuật ở Tokyo. Ông đã đưa cô bé tới thành phố Jaipur ở bang Rajasthan sau khi tại Gujarat xảy ra hàng loạt vụ đánh bom khiến khoảng 50 người thiệt mạng. “Em bé vẫn ổn, nhưng bà nội của em rất lo lắng”, và muốn đưa cháu trở về Nhật càng sớm càng tốt, Araya cho biết. Và tương lai của em bé 12 ngày tuổi được quan tâm trên trang nhất của nhiều tờ nhật báo Ấn Độ. “Thuyết phục ở Nhật Bản, nhưng bị cản trở ở Jaipur”, tờ nhật báo tiếng Anh bán chạy nhất Ấn Độ The Times of India, chạy dòng tít lớn. Tờ báo này nhận định bé Manji có thể trở thành “trẻ đẻ thuê đầu tiên bị mồ côi” ở Ấn Độ nếu vụ xin nuôi con không được giải quyết. “Do Ấn Độ nổi lên là “thiên đường” đẻ mướn, nên phải có luật quy định chặt chẽ về việc này”, một luật sư hàng đầu của Ấn cho biết trên tờ Indian Express. Mặc dù nhiều người phê phán việc “đẻ mướn” nhưng đây vẫn là “ngành nghề” đang nở rộ ở Ấn Độ. Thị trấn Anand tại Gujarat, nơi bé Manji chào đời, được coi là trung tâm “đẻ mướn” của Ấn Độ sau khi xảy ra vụ “bà đẻ ra cháu” hồi năm 2004. Khi đó một phụ nữ đã vô tình đẻ mướn cho chính người con gái đang sống ở Anh của mình. Được biết các bà mẹ ở Anand được trả khoảng 2.500 USD cho mỗi lần mang nặng đẻ đau. Họ được rất nhiều các cặp vợ chồng người nước ngoài hoặc người Ấn Độ ở nước ngoài thuê vì cái giá 2.500 USD chỉ là một phần nhỏ so với cái giá phải trả ở các nước phương Tây. Những người đi đẻ thuê này thường là những phụ nữ nghèo, muốn có tiền để trang trải chi phí học hành, sinh hoạt cho gia đình mình.

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật