KHỦNG HOẢNG THẾ CHẤP VÀ BÀI HỌC TỪ GOLDMAN

“Không phải tất cả những gì lấp lánh đều là vàng”, Goldman Sachs hẳn phải hiểu rất rõ câu thành ngữ này, bởi vì nhờ nó mà họ đã khôn ngoan thoát khỏi cơn khủng hoảng thế chấp đang lan rộng. Cách đây một năm, khi hầu hết các ngân hàng đầu tư đang háo hức tiếp nhận tất cả những vụ cầm cố mà họ có thể đạt được thì ngược lại, Goldman Sachs đã lịch sự chối từ. Theo tờ Thời báo New York, Goldman đã không chỉ ngừng việc dồn tiền vào cầm cố chứng khoán mà còn bắt đầu thanh lý các khoản thế chấp và mua bảo hiểm để phòng ngừa rủi ro. Tại sao Goldman Sachs có thể nhìn thấy những rủi ro khi không ai thấy được điều đó? Trong một thị trường và một nền kinh tế đặc trưng bởi những sự hoa mỹ phi lý và được cổ vũ bởi tâm lý đám đông, tinh thần lãnh đạo của Goldman đã tạo điều kiện cho các tư tưởng trái chiều lên ngôi. Bạn sẽ làm gì để không bị lạc vào các chiến dịch thiển cận khiến rất nhiều tổ chức tài chính rơi vào vực thẳm và đảm bảo rằng tất cả các ý kiến được biết đến trong phạm vi công ty. Hãy cùng xem xét các ý kiến phản hồi của các học giả trường Harvard giới thiệu để xem đó như một bước khởi đầu. Ý kiến phản hồi 1. Chỉ có Goldman thôi sao? Thế còn Hiệp hội Quốc gia tài trợ bất động sản (Federal National Mortgage Association) và Công ty Quốc Gia tài trợ địa ốc (Federal Home Loan Mortgage Corporation) thì là cái gì? Michel 2. Phản ứng của Goldman với cơn khủng hoảng thế chấp là một bằng chứng xác đáng cho thấy tình hình đó không có gì là ngạc nhiên. Khi được hỏi về ảnh hưởng của điều này trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 7 năm 2007, Charles Prince – người mà sau đó trở thành Giám đốc Điều hành của Citigroup nói: “Khi âm nhạc ngừng lại, mọi thứ trở nên phức tạp. Nhưng ngay khi nhạc nổi lên, bạn đứng dậy và nhảy. Chúng ta vẫn đang nhảy.” Citi và một số ngân hàng lớn khác đã “nhảy” theo cách của họ, giống như con lem-mut[6] trên vách đá. Goldman thì trái lại, họ đối diện với thực tại và giải quyết nó. Cần lưu ý rằng cả Citi và Goldman đã tiên đoán được điều này, nhưng chỉ Goldman có khả năng phản ứng hiệu quả. Đây là nhờ sự lãnh đạo táo bạo và đặc điểm văn hóa không a-dua. Michael Watkins 3. Thế còn các nguyên tắc của Goldman thì sao? Họ đã giữ một thị phần quan trọng trong những sản phẩm này. Họ đã đi tiên phong trong cuộc chơi, nhưng nhiều khách hàng của họ đã bị đẩy vào tình cảnh khó khăn. Liệu họ có phải là những ngân hàng đầu tư có đạo đức hay chỉ là kẻ lợi dụng thông tin đa chiều trong những thị trường không hoàn hảo? Lẽ nào chúng ta lại hài lòng với cái gọi là sự biết trước? T S Toh 4. Cho dù Goldman Sachs đã gây khó khăn cho khách hàng, nhưng họ đã cứu được các cổ đông. Vậy còn Cục Dự trữ Liên bang[7] đóng vai trò gì trong tất cả chuyện này? Kể từ khi Goldman Sachs và Citi nhận ra điều này và đảm nhiệm những vị trí đối lập nhau, có chắc Cục Dự trữ Liên bang cũng nằm trong cuộc? Chẳng phải cuộc chơi bắt đầu dưới sự giám sát của Greenspan hay sao? Và có phải chúng ta đang sa vào một cuộc phê bình vô bổ? MK Khoo 5. Cả Goldman Sachs và Citi đã xác định được may rủi của việc đầu tư vào cầm cố chứng khoán. Đầu ra và đầu vào của các đầu tư này đang được thảo luận do ảnh hưởng của nó lên cả hai tổ chức. Ở một mức đơn giản hơn, các công ty này đóng vai trò như những nhà đầu tư riêng lẻ cố gắng tận dụng cơ hội. Một nhà đầu tư thường bảo thủ hơn so với những người khác. Có lẽ đó chính là sự khác biệt về bản chất: Các bản phân tích có tính kết luận (ví dụ như văn hóa tổ chức hoặc các thông số điều hành) đã quyết định xem ai ra đi và ai ở lại. Điều này giống như cách làm của một số nhà đầu tư riêng lẻ tại thị trường chứng khoán – những kẻ muốn đợi một khoản lời lớn hơn từ đầu tư cuối cùng lại mất hết cả gốc lẫn lãi. Nếu chúng ta hy vọng cả hai công ty trở thành người chiến thắng, vậy thì ai sẽ mất tiền đây? Một công ty tương tự nào đó ư? Dù sao thì vẫn luôn tồn tại tâm lý đám đông và chẳng mấy công ty giữ được tính kỷ luật trong đầu tư vào cầm cố chứng khoán. Một độc giả giấu tên 6. Vàng của Goldman có lẽ đã giúp họ hiểu rằng “không phải cái gì lấp lánh cũng là vàng”. Việc Goldman có thể đánh giá được khả năng bị khủng hoảng của tình trạng vay thế chấp và đã thực hiện các biện pháp hợp lý là một ví dụ hay cho thấy Goldman đã có tiến hành các phân tích xu hướng phổ biến và họ còn có thể cung cấp số liệu cho các vấn đề quan trọng khác (cả chủ quan lẫn khách quan) trong toàn bộ hoạt động kinh doanh. Sẽ rất hữu ích nếu như Goldman có thể công bố những công thức kinh doanh mà họ đã sử dụng để dự đoán cuộc khủng hoảng này sẽ xảy ra khi nào và ra sao và cả độ chính xác của phỏng đoán của họ trong mối quan hệ với các khủng hoảng thực tế. Đã đến lúc các tổ chức tài chính chú ý học bài học này và tiến hành các nghiên cứu có tính phê phán hơn về môi trường kinh doanh. Điều quan trọng là họ phải hiểu được là không phải cái gì lấp lánh cũng là vàng. George Ik. Agu 7. Tôi cho rằng Goldman đã hiểu được một chu trình quan trọng trong lĩnh vực bất động sản và sử dụng sự nhậy bén kinh doanh sắc sảo trong việc điều chỉnh đầu tư. Một vài dấu hiệu đã được ghi nhận, báo hiệu việc bán các khoản đầu tư và bảo hộ số còn lại. Katherin Stratton 8. Mặc dù Goldman đã chuyển đổi thành doanh nghiệp nhà nước một vài năm trước, tôi nghĩ rằng nền văn hóa cá thể đã bắt rễ ở công ty – với mối lo ngại rằng sự giàu có cá nhân đang bị de dọa – đã đóng góp vào những khuynh hướng quan trọng trong thị trường này Ở Đức, hai ngân hàng lớn đã phải cầu cứu vì những đầu tư quá lối của họ vào thị trường ABS[A1] của Mỹ. Trong cả hai công ty này, ban lãnh đạo chưa bao giờ lo ngại những hậu quả tài chính của việc đánh giá sai của họ. Trường hợp tương tự cũng xảy ra với Merrill và Citibank của Mỹ. Tôi nghĩ chúng ta sẽ tiếp tục thấy những kết cục tương tự trong lĩnh vực này – và cả các ngành công nghiệp – trừ phi ban lãnh đạo không chỉ tính đến khả năng sinh lãi mà còn cả các rủi ro. Jan Hagen  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật