KHÔNG THỂ XIN TRỨNG, TINH TRÙNG, MANG THAI HỘ VÌ THIẾU LUẬT

Nghị định về điều trị vô sinh dự kiến ban hành từ cuối năm 2001, nhưng đến nay vẫn chưa được đưa ra. Vậy là tất cả các bác sĩ, muốn mang lại hạnh phúc cho các cặp vợ chồng bất hạnh, vốn chiếm 10% ở Việt Nam, đang phải gác tay chờ luật. Bác sĩ Vương Thị Ngọc Lan, Phó khoa Hiếm muộn, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, cho biết Bệnh viện đang có 312 trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm với trứng xin của người khác đã được xếp lịch mà chưa thực hiện được, vì còn chờ quy định của Chính phủ. Trước đó, từ tháng 5/1999, được Bộ Y tế cho phép, Từ Dũ đã thực hiện 111 ca thụ tinh trong ống nghiệm với trứng xin của người khác. Thế nhưng số này chỉ đáp ứng 26,2% nhu cầu. Hiện nay, thủ tục pháp lý về xin – cho trứng và mang thai hộ đang là tạm thời. Ngoài ra, những người thực hiện xin, cho trứng gặp rất nhiều khó khăn khi đi công chứng những bản thỏa thuận theo quy định. Bởi chính cơ quan công chứng cũng không hiểu rõ đây là thỏa thuận gì, có trái luật không, và vì loại này chưa có trong… danh mục công chứng.
Theo Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 2  năm 2003 của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học: - Nhà nước nghiêm cấm các hành vi mang thai hộ và sinh sản vô tính. Trẻ ra đời do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân và họ là cha, mẹ đối với trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. - Con được sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không được quyền yêu cầu quyền thừa kế, quyền được nuôi dưỡng đối với người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi.
Với những người đàn ông bị chứng vô sinh, vốn chiếm 30% trường hợp cặp vợ chồng hiếm muộn, thì cho đến nay Từ Dũ chưa thực hiện được ca thụ tinh nhân tạo nào. Lý do là Bộ Y tế chưa cho phép việc chữa trị bằng xin tinh trùng. Tuy nhiên, người ta vẫn làm chui ở các phòng mạch tư. Tại đây, việc thụ tinh nhân tạo được thực hiện một cách đơn giản: bơm tinh dịch người cho vào buồng tử cung người nhận. Việc này rất nguy hiểm, bởi tinh dịch không được lấy đúng quy cách do thiếu thiết bị hiện đại, không loại được mầm bệnh. Giải pháp mang thai hộ, thường áp dụng với trường hợp người vợ bị bệnh không thể nuôi thai, cho đến nay cả nước mới chỉ có hai trường hợp. Cả hai người này đều phải vất vả ra Hà Nội làm giấy tờ, thủ tục xin Bộ Y tế xét duyệt, tốn nhiều thời gian, công sức. Pháp luật còn bỏ ngỏ Các cặp vợ chồng hiếm muộn ngày nay, thay vì xin con nuôi, có xu hướng nhờ y học hỗ trợ sinh con. Điều này phát sinh những vấn đề pháp lý gây tranh cãi, như việc xác định cha mẹ cho con, giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng mang thai hộ. Hay tòa sẽ giải quyết thế nào nếu nhận được đơn xin hủy hợp đồng mang thai hộ khi đứa bé chỉ là một thai nhi? Người cho trứng hay người mang nặng đẻ đau mới là mẹ đứa trẻ? Quy định thế nào về quyền thừa kế, quyền của đứa trẻ được biết đến nguồn gốc của mình? Trên thế giới, những vấn đề trên được xử lý khác nhau ở mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, một nghị định giải quyết những vấn đề pháp lý này đã được khởi thảo từ đầu năm 2001, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có dấu hiệu sắp được ban hành. Song ông Đinh Trung Tụng, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế, Bộ Tư pháp, cơ quan soạn thảo, khẳng định: “Nhu cầu được sinh con nhờ sự can thiệp của y học là một nhu cầu chính đáng liên quan đến quyền nhân thân, quyền con người. Trước mắt, Bộ Y tế – Bộ Tư pháp trình dự thảo nghị định để Chính phủ ban hành. Sau này, Quốc hội sẽ xem xét nâng lên thành luật hay pháp lệnh”.

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật