HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ KHAI SINH THEO NƠI CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI MẸ ĐƯỢC QUI ĐỊNH TRONG NGHỊ

UY LONG Bộ Tư pháp - Để giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện và hướng dẫn rõ hơn các quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP (ngày 27/12/2005) của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch, ngày 02/6/2008 Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 01/2008/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, trong đó có những hướng dẫn cụ thể về vấn đề đăng ký khai sinh (ĐKKS). Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 và Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, thì việc ĐKKS cho trẻ em phải được thực hiện tại UBND cấp xã, nơi người mẹ đăng ký thường trú; trường hợp người mẹ không có nơi đăng ký thường trú, thì việc ĐKKS cho trẻ em được thực hiện tại UBND cấp xã, nơi người mẹ đăng ký tạm trú. Trường hợp người mẹ có nơi đăng ký thường trú, nhưng thực tế đang sinh sống, làm việc ổn định tại nơi đăng ký tạm trú, thì UBND cấp xã, nơi người mẹ đăng ký tạm trú cũng có thẩm quyền thực hiện việc ĐKKS cho trẻ em. Trong trường hợp này, UBND cấp xã, nơi đã ĐKKS có trách nhiệm thông báo cho UBND cấp xã, nơi người mẹ đăng ký thường trú để biết.   Đối với các trường hợp qui định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 96 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì thẩm quyền ĐKKS được xác định là nơi người cha hoặc người mẹ cư trú ở Việt Nam. Cụ thể, việc ĐKKS cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, được thực hiện tại UBND cấp xã, nơi người mẹ hoặc người cha cư trú trong thời gian ở Việt Nam; việc ĐKKS cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước, còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, được thực hiện tại UBND cấp xã, nơi cư trú của người là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước; việc ĐKKS cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch cư trú ổn định lâu dài tại Việt Nam được thực hiện tại UBND cấp xã, nơi cư trú của người mẹ hoặc người cha. Thẩm quyền ĐKKS theo nơi cư trú của người mẹ hoặc người cha được xác định như đối với việc ĐKKS cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha và mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước; việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, người không quốc tịch cư trú ổn định lâu dài tại Việt Nam, còn người kia là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước, được thực hiện tại UBND cấp xã, nơi cư trú của người là công dân Việt Nam; việc ĐKKS cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam, được thực hiện tại UBND cấp xã, nơi cư trú của người là công dân Việt Nam. Đối với trường hợp ĐKKS cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước, còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài mà người đó đã có quốc tịch nước ngoài; hoặc có cả cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì căn cứ vào Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài để xác định thẩm quyền ĐKKS. Trường hợp đương sự xuất trình Hộ chiếu Việt Nam, thì việc ĐKKS cho trẻ em được thực hiện tại UBND cấp xã theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 96 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP; nếu xuất trình Hộ chiếu nước ngoài, thì việc ĐKKS được thực hiện tại Sở Tư pháp tỉnh (thành phố) theo quy định tại Điều 49 và Điều 50 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP. Đối với trẻ em sinh ra ở nước ngoài, có cha và mẹ là công dân Việt Nam mà chưa được ĐKKS ở nước ngoài, sau đó về nước cư trú, cũng được áp dụng quy định tại Mục 1 Chương II của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và hướng dẫn trên để ĐKKS. Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài, được mẹ là công dân Việt Nam đưa về Việt Nam sinh sống, cũng được áp dụng quy định về ĐKKS cho con ngoài giá thú theo quy định tại Mục 1 Chương II của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và hướng dẫn trên để ĐKKS khi: Trẻ em chưa được ĐKKS ở nước ngoài; Mẹ của trẻ em không đăng ký kết hôn. Trong trường hợp người mẹ khai về người cha, thì người cha phải làm thủ tục nhận con theo quy định của pháp luật./.
Theo qui định của Thông tư 01/2008/TT-BTP, thời hạn giải quyết các việc hộ tịch được tính theo ngày làm việc. Đối với những việc đăng ký hộ tịch không giải quyết ngay trong ngày, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ ngày gửi trả kết quả cho đương sự. Trường hợp xét thấy không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch, thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối đăng ký. Việc từ chối phải thông  báo bằng văn bản cho đương sự. Văn bản từ chối phải nêu rõ lý do từ chối, có chữ ký của người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch và đóng dấu của cơ quan đăng ký hộ tịch.

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật