N..T.K.O
Hoạt động đảm bảo tiền gửi được triển khai đầu tiên ở New York, Mỹ năm 1829 với danh hiệu “Chương trình bảo hiểm trách nhiệm ngân hàng”, hàm ý bảo hiểm trách nhiệm đối với tiền gửi ngân hàng và chứng chỉ huy động tiền gửi.
Từ năm 1831 đến năm 1858, năm bang tiếp theo ở Mỹ đã thành lập tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Mặc dầu hầu hết các tổ chức BHTG có lúc hoạt động thành đạt, một số chính sách về ngân hàng có liên quan được ban hành trong những năm sau đó (1886) đã góp phần làm cho các tổ chức này đóng cửa. Thời kỳ thử nghiệm tiếp theo của hoạt động BHTG cũng diễn ra ở Mỹ vào những năm 1908-1930. Từ 1908 đến 1917 ở Mỹ đã có tám bang thành lập hệ thống BHTG. Tính đến 1930 cả tám hệ thống này đã đóng cửa do ảnh hưởng của điều kiện kinh tế bất lợi làm cho nhiều ngân hàng ở tám bang này đóng cửa và dẫn đến các tổ chức BHTG ở đó bị mất khả năng thanh toán.
Hoạt động ngân hàng ở Mỹ đầu những năm 30 tiếp tục gặp khó khăn. Trong giai đoạn 1930 – 1933 mỗi năm có hơn 1.000 ngân hàng ngừng hoạt động, đỉnh cao là năm 1933 có 4.000 ngân hàng thương mại phải ngừng hoạt động. Trước tình hình đó, ngày 1/1/1934 Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) đã được thành lập, đây là mô hình được xem là hình mẫu đầu tiên về BHTG (FDIC, 1998).
Tiếp theo FDIC, trong những năm 1960, trên thế giới có sáu quốc gia thành lập tổ chức BHTG, những năm 1970 có thêm bốn quốc gia. Hầu hết các quốc gia triển khai hoạt động BHTG công khai vào những năm cuối 1990 (xem hình). Đến nay, trên thế giới có 98 quốc gia có tổ chức hoạt động BHTG công khai. Đặc biệt, ngày 6/5/2002, Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi Quốc tế (IADI) được thành lập có trụ sở đặt tại Thụy Sỹ. Đến nay IADI đã có 52 tổ chức BHTG các nước là thành viên, 6 hiệp hội, 5 quan sát viên và 12 đối tác (số liệu tính đến năm 2008, IADI). Điều đó đánh dấu sự quan tâm chung của nhiều nước về hoạt động BHTG và hứa hẹn một động lực mới thúc đẩy phát triển hoạt động này trên toàn thế giới.
Nghiên cứu bảo hiểm tiền gửi trên thế giới
Cho tới nay, nhiều cá nhân và tổ chức, đặc biệt là các tổ chức tài chính quốc tế dành nhiều quan tâm, đầu tư nghiên cứu để thúc đẩy triển khai phổ biến hoạt động này ngày càng hiệu quả hơn. Khởi đầu các nghiên cứu đã đề cập tới lý thuyết về BHTG, mối liên hệ giữa đổ vỡ ngân hàng dây chuyền (hàng loạt) với hoạt động BHTG, cơ chế hoạt động, ảnh hưởng của hoạt động BHTG đối với hoạt động tài chính vi mô và độ sâu tài chính của quốc gia, khả năng bảo vệ người gửi tiền của chính sách BHTG, phí bảo hiểm tiền gửi, hạn mức chi trả v.v. . Các nghiên cứu trong giai đoạn trước năm 1980 về BHTG ít về số lượng và hạn chế về độ sâu, chủ yếu được công bố trong các tạp chí khoa học, tạp chí tiền tệ và kinh tế, chưa đủ tư liệu được công bố như một tài liệu nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về lĩnh vực BHTG được một nhà xuất bản ấn hành.
Sự thành công cũng như các khó khăn trong hoạt động BHTG ở Mỹ được nhiều nhà nghiên cứu và tổ chức quan tâm, dành nhiều nguồn lực nghiên cứu về hoạt động này. Chuyên gia của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và
Ngân hàng Thế giới (WB) đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động BHTG, tập trung vào các vấn đề: chi phí và lợi ích của hoạt động BHTG, lợi ích của hoạt động BHTG nhìn từ góc độ người đóng thuế, BHTG và quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng, phí đồng hạng và phí theo rủi ro, xác định hạn mức chi trả BHTG, rủi ro trong hoạt động BHTG, vấn đề tài chính, các hoạt động hỗ trợ khách hàng, giai đoạn nào đối với từng loại hình kinh tế phù hợp cho triển khai hoạt động BHTG… Đặc biệt công trình nghiên cứu của Carisano (1992) về BHTG được Công ty xuất bảnDartmouth ở Mỹ ấn hành. Đây là công trình nghiên cứu có hệ thống về hoạt động BHTG, tập trung vào mối quan hệ giữa hoạt động ngân hàng với hoạt động BHTG, cơ sở lý luận của hoạt động BHTG, giải pháp hạn chế các ảnh hưởng bất lợi trong triển khai hoạt động BHTG, so sánh hoạt động BHTG ở các nước tiêu biểu… Các chuyên gia kinh tế trên thế giới cũng đầu tư nghiên cứu nhiều về lĩnh vực này, có thể kể đến các chuyên gia như Friedman B., Friedman M., Chan Y.S., Diamond D.W., Hall, Garcia, Laeven, Kunt… Các cơ sở đào tạo khu vực của IMF cũng bắt đầu quan tâm tới lĩnh vực BHTG. Năm 2004, trung tâm đào tạo của IMF tại Singapore lần đầu tiên đưa nội dung BHTG vào chủ đề đào tạo về ngân hàng và ổn định tài chính cho các học viên trong khu vực.
Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central Fied , Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"