HIỆP HỘI BẢO HIỂM VIỆT NAM CÓ VI PHẠM LUẬT CẠNH TRANH?

16 công ty bảo hiểm (hầu hết là doanh nghiệp trong nước) đã cùng ký một thỏa thuận nâng mức phí bảo hiểm tiêu chuẩn xe ô tô, với lý do đưa ra là “nhằm hạn chế tình trạng cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh tỷ lệ bồi thường cao”. Theo nội dung hợp đồng bảo hiểm mà nhiều hãng bảo hiểm đề nghị ký với khách hàng, kể từ đầu tháng 10 vừa qua, mức phí tiêu chuẩn bảo hiểm vật chất xe ô tô, hay còn gọi là mức phí tối thiểu đã tăng từ 1,3% lên 1,56% một năm (chưa tính 10% thuế VAT). Theo biểu phí mà Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam thông qua hồi tháng 10 vừa qua, có 6 loại xe tăng phí. Ngoài phí tiêu chuẩn kể trên, chỉ được áp dụng đối với xe mới đăng ký sử dụng lần đầu trong vòng 3 năm, thì các xe cũ (đăng ký sử dụng từ 3 năm trở lên) sẽ được điều chỉnh tăng nếu áp dụng điều khoản bồi thường không khấu hao thay bộ phận mới. Các loại ô tô khác như kinh doanh vận tải hàng hoá cũng tăng lên mức phí hàng năm là 1,83%; vận tải hành khách liên tỉnh (1,07%); chở hàng đông lạnh (2,62%), đầu kéo (2,84%). Riêng bảo hiểm taxi có mức tăng mạnh nhất (3,95%). Và đó là lý do mà nhiều thành viên Hiệp hội taxi yêu cầu hiệp hội của mình có ý kiến phản ứng về việc thỏa thuận nâng phí bảo hiểm nói trên. Đại diện một hãng taxi tại Hà Nội nói rằng, mức phí bảo hiểm như trên là “không chấp nhận được”. Trong việc tăng phí này, theo văn bản của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam gửi tổng giám đốc các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, thì việc tăng phí là kết quả của việc ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác giữa các thành viên hiệp hội tại Hội nghị CEO phi nhân thọ lần thứ 6 (diễn ra trung tuần tháng 9 vừa qua), “nhằm hạn chế tình trạng cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh tỷ lệ bồi thường cao, lạm phát gia tăng, kinh doanh bảo hiểm có dấu hiệu không có lãi hoặc lãi không đáng kể”.   Các công ty đã ký bản thỏa thuận nâng phí bảo hiểm ô tô gồm: Bảo Việt; Bảo hiểm Petrolimex (Pjico); Bảo hiểm Dầu khí (PVI); SamsungVina;Toàn cầu; Bảo hiểm Viễn Đông (VASS); Công ty liên doanh Bảo hiểm quốc tế Việt Nam (VIA); Công ty Bảo hiểm của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC); Bảo Long; Bảo Ngân; Bảo Minh; Bảo Tín;  AAA; Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC); Bảo hiểm Bưu điện (PTI) và Công ty Bảo hiểm của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank). Có 16 công ty bảo hiểm (chủ yếu là các doanh nghiệp trong nước) đã ký vào thỏa thuận này; nhưng có một số công ty (chủ yếu là các hãng bảo hiểm nước ngoài) cũng là thành viên của Hiệp hội Bảo hiểm như AIG, Groupama, UIC, VNI, ACE, Fubon, Liberty và QBE chưa ký vào thỏa thuân nêu trên dù đã được Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam Phùng Đắc Lộc ký văn bản nhắc nhở. Hiện tại, mức phí tiêu chuẩn mà các hãng này đang áp dụng thấp hơn, dao động từ 1,4% đến 1,5%/năm, cũng là có tăng so với mức tiêu chuẩn vẫn được áp dụng (1,3%/năm). Lý do từ chối thỏa thuận này, theo lãnh đạo của một doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài (đề nghị không nêu tên) là do họ thấy thoả thuận nêu trên có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh. Bởi ngay trong văn bản của hiệp hội có ghi rõ, việc thỏa thuận tăng phí nhằm “hạn chế tình trạng cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh tỷ lệ bồi thường cao”. Nếu chiếu theo Điều 9 của Luật Cạnh tranh quy định thì các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là các thỏa thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Hành vi thỏa thuận nâng mức phí bảo hiểm cụ thể nêu trên được xem như gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của những người sử dụng dịch vụ bảo hiểm ô tô. Theo họ, đó là điều pháp luật Việt Nam không cho phép. Hai Hiệp hội Ngân hàng và Hiệp hội Thép Việt Nam thời gian qua cũng đã có những thỏa thuận thống nhất tương tự về việc ấn định trần lãi suất và thoả thuận không tăng giá thép, đã bị dư luận phản đối và sau đó phải dỡ bỏ.  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật