GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

THÔNG TIN PHÁP LUẬT BỘ CÔNG THƯƠNG - Ngày 18/3/1965, Trung tâm Giải quyết Tranh chấp Đầu tư Quốc tế (ICSID) được WB thành lập theo Công ước năm 1965 về Giải quyết Tranh chấp Đầu tư giữa các Quốc gia và Công dân của các Quốc gia khác. Tiếp đó, ngày 14/10/1966, 30 ngày sau khi văn bản phê chuẩn thứ 20 được nộp cho Ngân hàng thế giới, Công ước ICSID đã chính thức có hiệu lực.

Đến nay, Công ước này đã được khoảng 135 quốc gia phê chuẩn. Cùng với hoạt động của Trung tâm ICSID, năm 1976 các quốc gia ký kết đã thông qua Cơ chế phụ trợ của Trung tâm và ban hành bộ quy tắc tạo điều kiện thuận lợi bổ sung, cho phép Ban thư ký ICSID giải quyết các tranh chấp trong đó một bên không phải là thành viên Công ước ICSID. Mục đích chủ yếu của Công ước là nhằm thiết lập ICSID – một cơ chế hòa giải và trọng tài thường trực bên cạnh WB – có chức năng giải quyết tranh chấp đầu tư giữa cơ quan nhà nước của một bên ký kết và nhà đầu tư của bên ký kết khác. Thủ tục tố tụng không nhất thiết phải tiến hành ở trụ sở chính củaTrung tâm tại Oa-sing-tơn. Thỏa thuận giữa các chính phủ về việc đưa tranh chấp đầu tư ra trọng tài ICSID có thể tìm thấy trong các hợp đồng đầu tư giữa các chính phủ và nhà đầu tư, cũng như trong các hiệp định đầu tư song phương. ICSID đặt trụ sở chính tại WB với tổ chức bộ máy gồm: Hội đồng Hành chính, Ban thư ký, Ban Hòa giải và Ban Trọng tài. Hội đồng hành chính Hội đồng Hành chính gồm đại diện do các quốc gia thành viên đề cử. Mỗi quốc gia thành viên được quyền đề cử một đại diện tham gia Hội đồng Hành chính.   Chủ tịch WB là Chủ tịch Hội đồng Hành chính nhưng không có quyền biểu quyết. Trong trường hợp Chủ tịch vắng mặt hoặc mất năng lực hành vi hoặc trong thời gian không có ai giữ vị trí Chủ tịch Ngân hàng thì người đang giữ vị trí quyền Chủ tịch Ngân hàng sẽ là Chủ tịch Hội đồng Hành chính. Hội đồng Hành chính có thể thành lập các ủy ban nếu xét thấy cần thiết. Hội đồng Hành chính có quyền: ban hành các quy định về hành chính và tài chính của Trung tâm; ban hành các quy tắc về tố tụng về tiến trình thụ lý việc hòa giải và trọng tài; ban hành các quy tắc tố tụng về tiến trình hòa giải và trọng tài; phê duyệt các thỏa thuận với Ngân hàng về việc sử dụng các trang thiết bị và dịch vụ của Ngân hàng; xem xét các điều kiện công tác của Tổng thư ký và các Phó Tổng thư ký; thông qua ngân sách chi tiêu hàng năm của Trung tâm; phê duyệt báo cáo hàng năm về hoạt động của Trung tâm. Hội đồng Hành chính tổ chức cuộc họp thường niên. Khi cần thiết, Chủ tịch Hội đồng Hành chính hoặc Tổng thư ký có thể triệu tập cuộc họp trên cơ sở đề nghị của ít nhất 5 thành viên của Hội đồng. Mỗi thành viên Hội đồng Hành chính có một phiếu biểu quyết và các vấn đề đưa ra trước Hội đồng được quyết định bởi đa số phiếu biểu quyết. Thành phần cần thiết để tiến hành bất kỳ cuộc họp nào của Hội đồng Hành chính là đa số thành viên của Hội đồng. Hội đồng Hành chính cũng có thể thực thi các quyền năng và chức năng khác nếu xét thấy cần thiết để thi hành các quy định của Công ước. Riêng đối với những vấn đề quan trọng về: ban hành các quy định về hành chính và tài chính của Trung tâm; ban hành các quy tắc về tố tụng về tiến trình thụ lý việc hòa giải và trọng tài; ban hành các quy tắc tố tụng về tiến trình hòa giải và trọng tài; thông qua ngân sách chi tiêu hàng năm của Trungtâm; quyết định một số chức danh quan trọng (như Tổng Thư ký, các phó Tổng Thư ký), việc biểu quyết để được thông qua phải dựa trên kết quả đồng ý của ít nhất hai phần ba tổng số thành viên của Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng Hành chính có thể tiến hành việc bỏ phiếu mà không cần triệu tập cuộc họp Hội đồng khi có ít nhất 2/3 thành viên của hội đồng đồng ý. Việc bỏ phiếu được coi là hợp lệ chỉ khi đa số thành viên của Hội đồng đã bỏ phiếu trong thời hạn ấn định bởi thủ tục này. Các thành viên của Hội đồng Hành chính và Chủ tịch thực hiện chức trách của mình mà không nhận thù lao từ Trung tâm. Ban thư ký Ban Thư ký gồm Tổng Thư ký và một hoặc nhiều Phó Tổng Thư ký và bộ máy giúp việc. Tổng Thư ký và (các) Phó Tổng Thư ký do Chủ tịch Hội đồng Hành chính giới thiệu để Hội đồng Hành chính bầu với sự nhất trí của ít nhất là 2/3 tổng số thành viên Hội đồng. Nhiệm kỳ của Tổng Thư ký và (các) Phó Tổng Thư ký không quá 6 năm và có thể được tái cử. Văn phòng Tổng Thư ký và Phó Tổng Thư ký không được thực hiện bất kỳ một chức năng chính trị nào. Tổng Thư ký và Phó Tổng Thư ký không được phép kiêm nhiệm bất kỳ một công việc, chức vụ nào khác trừ trường hợp được Hội đồng Hành chính cho phép. Khi vắng mặt Tổng Thư ký hoặc khi Tổng Thư ký mất năng lực hành vi, hoặc khi không có ai giữ chức vụ Tổng Thư ký thì Phó Tổng Thư ký đảm nhiệm công việc của Tổng Thư ký. Tổng Thư ký là người đại diện theo pháp luật và là cán bộ chủ chốt củaTrung tâm, chịu trách nhiệm quản lý điều hành Trung tâm, bao gồm cả việc bổ nhiệm, tuyển dụng bộ máy nhân sự, theo các quy định của Công ước và các quy tắc do Hội đồng Hành chính ban hành. Tổng thư ký cũng thực hiện chức năng đăng ký, cá thể hóa các quyết định Trọng tài đã tuyên theo Công ước và chứng thực bản sao các quyết định đó. Các Ban Những người có đủ tiêu chuẩn và có nguyện vọng có thể được chỉ định vào Ban Hòa giải hoặc Ban Trọng tài và một người có thể tham gia cả haiBan. Tiêu chuẩn để được chỉ định tham gia Ban phải là những ngưi có đạo đức tốt và được thừa nhận là có trình độ pháp luật, thương mại, công nghiệp hoặc tài chính và đáng tin cậy để đưa ra những phán quyết độc lập. Có trình độ pháp luật là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với những người tham gia Ban Trọng tài. Mỗi quốc gia thành viên có thể chỉ định 4 người cho mỗi Ban và những người đó có thể nhưng không nhất thiết là công dân của quốc gia đó. Chủ tịch Hội đồng Hành chính có thể chỉ định 10 người cho mỗi Ban song những người này phải là công dân của các quốc gia khác nhau. Chủ tịch khi chỉ định những người tham gia các Ban cần cân nhắc đến yếu tố quan trọng của việc đảm bảo sao cho có sự đại diện của các hệ thống pháp luật chính trên thế giới và những hình thái kinh tế chủ yếu trong thành phần Ban. Nếu một người được nhiều quốc gia hay một hoặc nhiều quốc gia và Chủ tịch chọn làm thành viên Ban thì người đó được coi là được chỉ định bởi người đầu tiên chỉ định; trong trường hợp một trong những quốc gia đã chọn là quốc gia mà người được chỉ định mang quốc tịch thì quốc gia đó được coi là người chỉ định. Mọi việc chỉ định đều phải được thông báo cho Tổng Thư ký và có hiệu lực kể từ ngày nhận được thông báo. Các thành viên Ban có nhiệm kỳ công tác 6 năm và có thể được gia hạn. Trong trường hợp thành viên Ban chết hoặc từ chức thì người chỉ định thành viên đó có quyền chỉ định người khác thay thế trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ. Các thành viên Ban tiếp tục hoạt động trên cương vị của mình cho đến khi người kế nhiệm được chỉ định.  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật