GIA ĐÌNH HÀN QUỐC: TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI

TRẦN VĂN THẮNG - Ths, Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Từng là một nước nông nghiệp nghèo, nhưng sau chưa đầy bốn thập kỷ, đất nước Hàn Quốc đã đạt được những thành tựu kinh tế được cả thế giới biết đến như “kỳ tích trên sông Hàn”. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã kéo theo sự di chuyển liên tục của những người dân từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp; phá vỡ cơ cấu tổ chức xã hội truyền thống, trong đó có gia đình. Từ truyền thống … Trong xã hội Hàn Quốc truyền thống, một gia đình điển hình thường bao gồm các thành viên thuộc ba, bốn thế hệ sống cùng trong một mái nhà; một gia đình lớn đông thành viên thường được xem như có nhiều phúc lộc. Do chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, nên gia đình truyền thống Hàn Quốc theo chế độ gia trưởng. Sau khi người cha qua đời, người con trai cả sẽ là người điều hành và là trụ cột trong gia đình; đương nhiên sẽ hưởng kế thừa phần lớn các tài sản có giá trị như đất đai, nhà cửa… do người cha để lại. Những người con trai thứ cũng được hưởng thừa kế nhưng chỉ là một phần so với người con trai cả. Với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người Hàn Quốc tin vào cuộc sống ở thế giới bên kia sau khi chết. Theo quan niệm của người Hàn Quốc, con người sau khi chết sẽ không đoạn tuyệt, rời bỏ thế giới này mà sẽ đầu thai trở lại nơi nào đó, sẽ sống cùng con cháu, hậu duệ. Do đó, các thế hệ con cháu, nhất là những người có nhiều may mắn trong cuộc sống càng cần phải làm tròn bổn phận với những người đã mất, thực hiện những nghi lễ giỗ tết hằng năm. Mục đích lớn nhất, nhiệm vụ quan trọng của hôn nhân trong gia đình Hàn Quốc là duy trì hậu duệ và thờ cúng tổ tiên với biểu hiện cụ thể là sinh ra những người con trai để nối dõi, thừa kế gia sản, chăm sóc cha mẹ lúc già yếu. Chính vì thế mới có chuyện bao nhiêu thế hệ phụ nữ phải chịu đau khổ vì không thực hiện được “nghĩa vụ” của mình là sinh được con trai cho nhà chồng. Hôn nhân thường do cha mẹ hoặc thông qua mối lái sắp đặt. Cô dâu chỉ biết mặt chú rể vào ngày cưới là chuyện bình thường theo luật tục hôn nhân thời trước. Hệ thống dòng họ, thân tộc truyền thống của người Hàn Quốc được xác định chủ yếu trong mối quan hệ thờ cúng tổ tiên rất phức tạp. Theo đánh giá của các nhà dân tộc học Hàn Quốc, tục thờ cúng tổ tiên có bốn cấp độ, bắt đầu từ phạm vi hộ gia đình và cao nhất là phạm vi thị tộc. Trong xã hội Hàn Quốc truyền thống, một gia đình điển hình thường bao gồm các thành viên thuộc ba, bốn thế hệ sống cùng trong một mái nhà; một gia đình lớn đông thành viên thường được xem như có nhiều phúc lộc. Hộ gia đình, chỉ bao gồm vợ, chồng và con cái của họ. Trong trường hợp hộ gia đình đó là của người con trai cả, thì bao gồm cả cha, mẹ của người con trai cả. Hộ gia đình người con trai cả được người Hàn Quốc gọi là hộ gia đình lớn, đó là hộ gia đình gốc, còn những hộ gia đình của những người con trai thứ gọi là gia đình nhỏ, gia đình nhánh. Thông qua hộ gia đình người con trai cả, sự kế thừa về quyền lợi và trách nhiệm thờ cúng tổ tiên được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cấp độ thứ hai trong hệ thống thân tộc của người Hàn Quốc là nhóm những người để tang nhau, bao gồm tất cả những con cháu của ông bà tổ tiên tính theo dòng cha trong phạm vi bốn đời. Vai trò của nhóm những người để tang nhau được thể hiện rõ nhất trong việc tổ chức và thực hiện những nghi lễ ở “khu vực chôn cất” hoặc ở các nhà thờ của dòng họ. Người đàn ông đứng đầu của từng nhóm sẽ thay mặt tất cả các thành viên đọc những lời khấn và thỉnh cầu đối với ông bà, tổ tiên. Cấp độ thứ ba trong hệ thống thân tộc của người Hàn Quốc cũng giống cấp độ thứ hai, những nghi lễ thờ cúng tổ tiên cũng được con cháu trong cấp độ thứ ba thực hiện nhưng trong phạm vi năm đời. Chi phí trong việc thờ cúng tổ tiên dòng họ được thực hiện dựa trên những khoản thu hoạch mùa màng trên mảnh đất chung. Ngoài ra, những người trong quan hệ thân tộc ở cấp độ thứ ba còn giúp đỡ lẫn nhau trong trường hợp nghèo khó, túng thiếu và giám sát các thành viên về mặt đạo đức. Cấp độ thứ tư trong hệ thống thân tộc của người Hàn Quốc đó là thị tộc, nó bao trùm tất cả các cấp độ quan hệ họ hàng, gồm họ của những nhóm người có chung nguồn gốc (những người có chung dòng họ và nguồn gốc từ thời xa xưa). Lẽ đương nhiên, tính cố kết của các thành viên ở cấp độ thứ tư không chặt chẽ so với các thành viên của cấp độ thứ ba. Do những quy định luật lệ cứng nhắc về hôn nhân được thiết lập theo chế độ hôn nhân ngoại tộc, những người trong một thị tộc không được phép lấy nhau. Do đó, một chức năng quan trọng của thị tộc trong hệ thống thân tộc ở cấp độ thứ tư này là xác định rõ các nhóm tộc người để cho phép họ có thể thiết lập quan hệ hôn nhân với nhau hay không. Những quy định này mãi tới tận những năm đầu của thế kỷ XX mới được sửa đổi. Luật Hôn nhân và Gia đình Hàn Quốc chỉ cấm nam, nữ trong cùng dòng họ lấy nhau trong phạm vi ba đời. Sự phát triển kinh tế Hàn Quốc do quá trình công nghiệp hóa đất nước khiến cho đời sống gia đình của người Hàn Quốc trở nên sôi động, phức tạp hơn. Cơ cấu xã hội truyền thống của người Hàn Quốc, trong đó có cơ cấu gia đình Hàn Quốc đã có sự thay đổi và bị phá vỡ. Những đôi vợ chồng trẻ mới thành hôn tách khỏi đại gia đình và bắt đầu cuộc sống riêng. Ngày nay, mô hình gia đình hạt nhân với trung tâm là một cặp vợ chồng đang là phổ biến ở Hàn Quốc. “Tình yêu In-tơ-nét”, lấy vợ, lấy chồng qua In-tơ-nét đã được sử dụng nhiều trong xã hội hiện đại. Thay vì phải ra khỏi nhà tìm kiếm cơ hội gặp gỡ, In-tơ-nét đã có thể giúp cho việc tìm hiểu, làm quen với nhau, thậm chí sắp xếp, “tác thành” những cuộc hôn nhân. … Đến hiện đại Giai đoạn chuyển đổi từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại ở Hàn Quốc được thực hiện trong đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Nguyên nhân sâu xa của sự chuyển đổi này bắt nguồn từ sự phát triển kinh tế, là quá trình đô thị hóa và theo đó là sự gia tăng dân cư ở đô thị. Biểu hiện đầu tiên dễ nhận thấy của sự chuyển đổi từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại đó là: các mối quan hệ dòng họ phức tạp trong gia đình truyền thống bị suy yếu và bị thay thế bằng một cấu trúc gia đình giản đơn. Gia đình hiện nay ở Hàn Quốc là gia đình hạt nhân một thế hệ (gia đình không có con cái hoặc gia đình độc thân) và gia đình hai thế hệ (bố mẹ và con cái). Đây là mô hình gia đình chủ yếu hiện nay trong xã hội Hàn Quốc, trong đó vợ chồng là trung tâm của gia đình. Một biểu hiện khác trong gia đình hiện đại đó là sự đấu tranh mạnh mẽ cho quyền bình đẳng của phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Một nét đặc biệt có liên quan đến quan hệ gia đình ở Hàn Quốc đó là việc kết hôn. Theo các nhà nghiên cứu, phải đến những năm 80 của thế kỷ XX, những cuộc hôn nhân do nam, nữ tự tìm hiểu, tự lựa chọn mới bắt đầu gia tăng. Trước đó, các cuộc hôn nhân ở Hàn Quốc phần lớn là do mai mối. Các quán cà phê ở Xơ-un và các thành phố khác là nơi hò hẹn, gặp nhau của các chú rể, cô dâu tương lai trong những ngày nghỉ cuối tuần. Trong giai đoạn chuyển đổi từ xã hội truyền thống sang hiện đại, nhiều đôi nam nữ thông qua các công ty mai mối đã trở thành vợ chồng. Quan niệm hôn nhân cũng có sự thay đổi, biểu hiện là sự gia tăng các cuộc hôn nhân giữa những người đàn ông trẻ tuổi với phụ nữ đã có tuổi hoặc giữa những người đàn ông mới lấy vợ lần đầu với những người phụ nữ đã từng lấy chồng trước đó. Giải thích hiện tượng này, nhiều nhà nghiên cứu lý giải bởi nguyên nhân kinh tế, do sức mạnh về kinh tế cũng như địa vị xã hội từ người phụ nữ mà người đàn ông có được sau khi kết hôn. Những hiện tượng này đã loại bỏ quan niệm cũ cho rằng người đàn ông phải lấy vợ trẻ tuổi hơn hoặc vợ hai phải là người lấy chồng lần đầu. Một nguyên nhân được đưa ra cho sự biến đổi trong quan hệ hôn nhân ở gia đình Hàn Quốc hiện đại đó chính là tập tục sinh con trai để nối dõi tông đường. Việc mỗi gia đình Hàn Quốc phải cố gắng có con trai đã làm mất cân bằng giới tính, số lượng nam giới nhiều hơn nữ giới, đặc biệt là những người trong độ tuổi kết hôn. Chính vì lý do này, các cuộc hôn nhân giữa cô dâu đã lấy chồng một lần trước đó với các chú rể mới lấy vợ lần đầu là điều không tránh khỏi và đang có xu hướng tiếp tục tăng. Đặc biệt, với sự phát triển của In-tơ-nét, quan hệ hôn nhân trong gia đình các nước nói chung và gia đình hiện đại Hàn Quốc nói riêng đã có sự thay đổi. “Tình yêu In-tơ-nét”, lấy vợ, lấy chồng qua In-tơ-nét đã được sử dụng nhiều trong xã hội hiện đại. Thay vì phải ra khỏi nhà tìm kiếm cơ hội gặp gỡ, In-tơ-nét đã có thể giúp cho việc tìm hiểu, làm quen với nhau, thậm chí sắp xếp, “tác thành” những cuộc hôn nhân. Ngày nay, những người trẻ tuổi Hàn Quốc không chỉ sử dụng In-tơ-nét để kinh doanh, học tập, giải trí… mà còn sử dụng In-tơ-nét trong việc tìm kiếm bạn đời, cho việc hình thành gia đình. Tất cả những tác động trên đã làm cho gia đình Hàn Quốc hiện nay thực sự thay đổi về quy mô và cơ cấu. Hầu hết các gia đình Hàn Quốc là gia đình hạt nhân, phần còn lại là gia đình mở rộng. Gia đình ba, bốn thế hệ chiếm tỷ lệ không đáng kể trong xã hội Hàn Quốc hiện đại. Quá trình công nghiệp hóa đất nước, với việc xây dựng nhà máy, xí nghiệp ở khắp nơi, đặc biệt là ở các khu đô thị đã làm gia tăng dòng người di cư từ nông thôn ra thành thị tìm kiếm công ăn việc làm. Những người di cư này chủ yếu là thanh niên và trung niên. Như vậy, gia đình nông thôn bị xé lẻ, những thành viên trẻ ở thành thị sẽ tìm kiếm việc làm và định cư tại đó, sau khi lấy vợ, lấy chồng sẽ tạo nên những gia đình hạt nhân. Các cặp vợ chồng ở các khu đô thị thời kỳ công nghiệp hóa do nhiều nguyên nhânkhác nhau chỉ sinh một hoặc hai con. Do vậy, số gia đình hạt nhân ở Hàn Quốc gia tăng nhưng quy mô thành viên trong gia đình hiện đại lại giảm. Hiện nay, quy mô gia đình Hàn Quốc ngày càng thu nhỏ, 3,2 người/gia đình.

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật