DOANH NHÂN VÀ PHÁP LUẬT

PHƯƠNG NGUYỄN, HƯƠNG NGUYỄN, HIỀN LÃ Từ khi có ý tưởng thành lập cho đến khi hình thành và phát triển kinh doanh, tạo ra lợi nhuận…doanh nghiệp đều phải tuân thủ các quy định pháp luật. Tuy nhiên trong thời kì hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam đang tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế, ký kết các hiệp định thương mại cùng với nước ngoài thì những quy định pháp luật về kinh doanh lại trở nên vô cùng phức tạp. Doanh nghiệp sẽ không khỏi lúng túng khi va chạm với hệ thống pháp luật nước nhà, với những thay đổi về chính sách pháp lý, hay luật nước ngoài dẫn đến những thiệt hại về kinh tế và hình ảnh của doanh nghiệp. Đâu sẽ là giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam thoát khỏi những rủi ro đáng tiếc để có thể duy trì và phát triển tối ưu nhất? Câu trả lời phụ thuộc vào việc áp dụng đúng khung luật và vai trò chỉ đạo của người chủ doanh nghiệp kết hợp với sự hỗ trợ từ các chuyên gia tư vấn luật pháp cho doanh nghiệp. Thực trạng hiểu biết pháp luật của doanh nghiệp Việc am hiểu pháp luật trong kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay còn nhiều hạn chế. Nhiều doanh nghiệp biết luật, hoặc chưa nắm vững luật mà vẫn làm trái pháp luật vì lợi ích kinh doanh, hay không hiểu rõ luật dẫn đến việc chưa xử lý tốt các tình huống khi làm việc với nước ngoài gây nên những tổn thất nặng nề. Không ít doanh nghiệp mới thành lập gặp khó khăn trong kê khai ước toán doanh thu. Mặc dù đưa ra con số lạc quan so với thực tế nhưng họ không nhận ra rằng doanh nghiệp sẽ bị “tạm truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp” dựa trên các con số ước toán do doanh nghiệp đưa ra. Việc tạm nộp “dư” thuế đồng nghĩa với việc sử dụng không hiệu quả nguồn vốn của doanh nghiệp. Trong tất cả các kế hoạch đầu tư, doanh nghiệp đều phải đánh giá về môi trường vàcác rủi ro pháp lý bên cạnh hàng loạt các yếu tố kinh doanh khác.   Đối với thời điểm hiện tại, khi hệ thống pháp luật thị trường còn non trẻ và đang phát triển, nhiều doanh nghiệp đã “vô tình” làm trái pháp luật. Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi nhuận, nên khi đứng trước những rủi ro liên quan đến pháp luật, họ thường trở nên lúng túng. Không phải danh nghiệp nào cũng tận dụng hết ưu thế của luật sư nội bộ hay thuê tư vấn bên ngoài. Trên thực tế, Việt Nam chưa có cơ quan, tổ chức nào có đủ khả năng thẩm định tư cách pháp lý và tài chính của đối tác nước ngoài. Từ việc chưa có sự am hiểu đầy đủ về luật quốc tế, không ít doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với rủi ro và thiệt hại không đáng có. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam phải chịu những tổn thất nặng nề do thiếu sự hiểu biết về pháp luật như vụ kiện Việt Nam Airlines, vụ kiện bán phá giá tôm, cá tra, cá basa… Vai trò của pháp luật đối với doanh nghiệp Pháp luật giúp các doanh nghiệp đảm bảo quyền và lợi ích trong kinh doanh. Việc hiểu biết các quy định luật pháp liên quan đến doanh nghiệp sẽ làm gia tăng những cơ hội thành công mới. Luật pháp là yếu tố đảm bảo cho sự vận hành thông suốt và ổn định của hoạt động doanh nghiệp. Nắm vững và thích ứng với thay đổi của pháp luật giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược đầu tư đúng đắn, phát triển chiến lược kinh doanh phù hợp, tối ưu hóa các nguồn lực, tận dụng các cơ hội kinh doanh và quản lý hiệu quả những rủi ro. Môi trường pháp lý tốt là nhân tố tác động đến sự thành công của các lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Nhất cử nhất động của doanh nghiệp đều ít nhiều có liên quan đến pháp luật. Doanh nhân hay chủ doanh nghiệp đòi hỏi phải nắm được các quy định pháp lý nhằm hạn chế những rủi ro và thiệt hại như bị lừa do thiếu thông tin, thua thiệt khi hợp tác với nước ngoài, hay rủi ro liên quan đến thi hành phán quyết của trọng tài hoặc tòa án nước ngoài…, hoặc nặng nề nhất là dẫn đến phá sản. Trong vụ kiện của hãng hành không Việt Nam, Vietnam Airlines đã phải bồi thường 6 triệu USD do liên đới trách nhiệm với đại lý của Ý. Nếu có đội ngũ luật sư giỏi, am hiểu pháp luật nước ngoài, thì Vietnam Airlines sẽ không bị thua kiện và mất nhiều tiền vào việc thuê luật sư nước ngoài tư vấn. Một số luật liên quan đến doanh nghiệp (NẾU CHỈ QUAN TÂM ĐẾN MẤY VĂN BẢN LUẬT DƯỚI ĐÂY THÌ QUẢ LÀ ĐÁNG NGẠI CHO DOANH NGHIỆP – Civillawinfor) Doanh nghiệp với tư cách là chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế quốc dân sẽ chịu sự quy định của hệ thống quy phạm pháp luật được đề cập trong nhiều bộ luật, luật do Nhà nước ban hành. Trong đó phải kể đến sự liên quan trực tiếp của luật lao động, luật doanh nghiệp, luật thương mại, luật quản lý thuế. Đây là những qui định liên quan đến hoạt động hàng ngày của bất cứ doanh nghiệp nào.
  • Luật doanh nghiệp: là các quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh, giải thể, phá sản… của các mô hình doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân ) thuộc mọi thành phần kinh tế. Thông qua các quy định này, luật cũng quy định rõ sự vai trò, vị trí, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về việc thành lập, quản lý hoạt động của công ty. Đặc biệt là việc xác định vị trí pháp lý của giám đốc trong vai trò điều hành doanh nghiệp hoạt động.
  • Luật thương mại: là những quy định nhằm điều chỉnh hành vi thương mại của doanh nghiệp theo những nguyên tắc, chuẩn mực trong hoạt động thương mại (như mua bán hàng hóa, đại diện, môi giới, ủy thác, đại lý…). Những hành vi này được đề cập thông qua cơ sở pháp lý của các quan hệ pháp luật về tổ chức, hoạt động của các thành phần kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh. Đây là những quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày mà doanh nghiệp đang tiến hành.
  • Luật lao động: đề cập đến hợp đồng lao động, thỏa ước lao động, việc làm, học nghề, thời gian lao động, thời gian nghỉ ngơi, trách nhiệm và kỷ luật lao động, an toàn lao động, quyền và nghĩa vụ công đoàn, giải quyết tranh chấp lao động, xử phạt lao động… Đây là các quy định về quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn lao động, nguyên tắc sử dụng lao động được nêu chi tiết và đầy đủ giúp cho doanh nghiệp sử dụng, quản lý lao động tốt nhất. Việc nắm vững và cận dụng tốt các quy định này sẽ giúp doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo mối quan hệ hài hòa, ổn định với người lao động. Nhờ đó, người lao động sẽ phát huy được tài năng, sự sáng tạo để xây dựng doanh nghiệp phát triển.
  • Luật quản lý thuế: là những quy định về nguyên tắc, quyền hạn, trách nhiệm, việc miễn, giảm, xóa, phạt, giải quyết khiếu nại… thuế mà doanh nghiệp phải tuân theo trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Vị trí pháp lý của giám đốc đối với doanh nghiệp Với vai trò là người đứng đầu công ty, giám đốc là người đại diện, điều hành, tổ chức và chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong mối quan hệ với các tổ chức khác và trước pháp luật. Cạnh đó, giám đốc còn được quyền quyết định nhiều vấn đề quan trọng của nội bộ doanh nghiệp mà mình quản lý. Vị trí pháp lý này của giám đốc được quy định trong Luật doanh nghiệp 2005 như sau: Giám đốc là người đại diện và chịu trách nhiệm về công ty trong các mối quan hệ với các tổ chức khác và trước pháp luật.
- Giám đốc đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước. - Giám đốc đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc các tranh chấp khác liên quan đến doanh nghiệp. - Giám đốc nhân danh công ty để ký kết các hợp đồng với các công ty khác. - Giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
Giám đốc có quyền điều hành, tổ chức các hoạt động của công ty.
- Giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, - Giám đốc có quyền quyết định và tổ chức thực hiện các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh, phương án đầu tư của công ty.
Giám đốc có quyền đưa ra các quyết định trong nội bộ công ty.
- Giám đốc có quyền ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty - Giám đốc được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị (đối với loại hình công ty TNHH nhiều thành viên, hoặc công ty cổ phần) - Giám đốc có quyền tuyển dụng lao động.
Luật sư tư vấn cho doanh nghiệp Luật sư tư vấn hay các chuyên gia pháp lý là những người cho doanh nghiệp những lời khuyên liên quan đến pháp luật. Doanh nghiệp sử dụng luật sư tư vấn dưới dạng luật sư nội bộ (luật sư công ty) với phòng pháp chế hoặc thuê luật sư tư vấn bên ngoài khi cần thiết. Các luật sư nội bộ nhiều khi không thể giải quyết hết công việc trong doanh nghiệp, hoặc không đủ trình độ giải quyết vấn đề nào đó khiến doanh nghiệp lựa chọn giải pháp thuê tư vấn của luật sư ngoài doanh nghiệp. Tư vấn pháp luật trong doanh nghiệp giúp cung cấp thông tin pháp luật, giải thích pháp luật cho doanh nghiệp và định hướng hành vi của doanh nghiệp trong những điều kiện, hoàn cảnh pháp luật đã dự liệu trước. Các luật sư tư vấn, chuyên gia pháp lý hoặc tổ chức pháp chế trong doanh nghiệp có thể đóng vai trò tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp. Đây là những nhân tố đảm bảo tính an toàn pháp lý trong kinh doanh, bởi họ biết sự khác biệt giữa pháp luật với đời sống kinh tế – xã hội và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những lời khuyên pháp luật của các luật sư có thể giúp doanh nghiệp phòng ngừa tranh chấp, tránh rủi ro pháp lý, và ảnh hưởng tới việc hoạc định chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Tư vấn pháp luật có thể đảm bảo các quyết định pháp lý của doanh nghiệp là hợp pháp và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Những thay đổi thường xuyên và quan trọng của pháp luật về kinh doanh có thể gây khó khăn hoặc tạo cơ hội cho các doanh nghiệp. Và lut sư là người có kiến thức chuyên môn pháp luật, có kỹ năng giải quyết các vấn đề chuyên môn của pháp lý của doanh nghiệp nên họ hiểu pháp luật và nắm bắt những cơ hi kinh doanh nảy sinh từ pháp luật nhanh nhất. Ngoài ra, tư vấn pháp luật còn giúp doanh nghiệp học tập kinh nghiệm từ chính bản thân họ và từ sự giúp đỡ của luật sư. Doanh nhân sẽ cónhững kiến thức pháp luật và cách giải quyết vấn đề pháp luật theo góc nhìn của luật sư. Luật sư công ty là thành viên của một đoàn luật sư nào đó và có thẻ hành nghề luật sư do Bộ Tư pháp cấp. Họ làm việc cho doanh nghiệp với tư cách là người làm thuê hưởng lương và chịu trách nhiệm giải quyết các công việc pháp lý hàng ngày của công ty, giải đáp pháp luật, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng pháp luật, đồng thời phải kịp thời phát hiện các hoạt động chứa rủi ro và đề xuất với doanh nghiệp biện pháp xử lý ngay từ ban đầu. Điểm mạnh của luật sư nội bộ là họ có chuyên môn sâu trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp cũng như toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, luật sư nội bộ lại gặp phải hạn chế là họ phải bao quát rất nhiều lĩnh vực (đất đai, lao động, hợp đồng sở hữu trí tuệ,… giải quyết tranh chấp…) nhưng không chuyên sâu nên ý kiến tư vấn cho một lĩnh vực nào đó ngoài hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể không sâu sắc như luật sư bên ngoài. Trong nhiều trường hợp, công việc pháp lý ở doanh nghiệp quá nhiều hoặc có độ phức tạp cao mà luật sư công ty không giải quyết được thì lựa chọn thuê luật sư bên ngoài là giải pháp bắt buộc. Mục tiêu của việc thuê hãng luật bên ngoài là sử dụng dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp và có chất lượng cao chứ không phải để giảm chi phí. Trên thực tế, không phải luật sư nào cũng hiểu công việc kinh doanh của doanh nghiệp và do tâm lý sợ rủi ro mà nhiều luật sư bên ngoài công ty chọn biện pháp "chắc ăn" khiến bóp nghẹt hoặc dập tắt các ý tưởng hoặc quyết định kinh doanh của doanh nghiệp từ trong trứng nước. Do đó, sự cộng tác mang tính gắn bó mật thư giữa luật sư nội bộ và luật sư bên ngoài là điều hết sức quan trọng.  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật