ĐI TÌM TRIẾT LÝ CỦA LUẬT PHÁ SẢN

Đạt mục đích bằng nhiều công cụ khác nhau: Sau hơn mười năm thực hiện không thành công, Luật PSDN 1993 đang được xem xét sửa đổi. Vượt ra khỏi những hạn chế mang tính kỹ thuật lập pháp, tính chưa đồng bộ của các đạo luật tố tụng và cách triển khai thực hiện đạo luật này, cần xem xét nguyên nhân của sự bất thành này trong khung cảnh của nhiều công cụ tái tổ chức doanh nghiệp thua lỗ. Những bình luận tổng quan ở trên cho phép dự báo vai trò của pháp luật phá sản trong tương lai sẽ không thay đổi đáng kể. Đối với doanh nghiệp nhà nước, Luật phá sản sẽ vẫn chỉ là một công cụ tái tổ chức yếu ớt; tòa án sẽ không thể mau chóng thay thế các cơ quan hành chính chủ quản trong việc phục hồi doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp dân doanh, chững nào khái niệm trách nhiệm hữu hạn chưa trở thành phổ biến và cá nhân chủ nợ không được tuyên bố miễn trách, chừng đó các thiết chế đòi nợ tập thể có sẵn trong xã hội Việt Nam sẽ thay thế Luật phá sản. Xác định tình trạng mất khả năng thanh toán: Mất khả năng thanh toán là dấu hiệu đầu tiên cần được làm rõ bởi pháp luật phá sản. Chỉ khi lâm vào tình trạng này, các thiết chế của tái tổ chức hoặc thanh lý tư pháp mới được áp dụng. Cần làm rõ và lựa chọn một trong hai khái niệm: (i) mất khả năng thanh toán và (ii) lâm vào tình trạng phá sản. Tình trạng thua lỗ trầm trọng, kéo dài, không mang tính chất kẹt tiền tức thời này đã phần nào được nhận diện qua các dấu hiệu quy định tại điều 6, Nghị định số 189/CP [1994]. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh các dấu hiệu này chỉ để suy đoán doanh nghiệp đang mất khả năng thanh toán, chứ không có ý nghĩa doanh nghiệp đã phá sản, cần phải thu hồi, phát mại và thanh lý sản nghiệp. Vì lý do đó, nhiều nước đã đổi tên luật phá-sản thành luật mất khả năng thanh toán. Thêm nữa, mất khả năng thanh toán thường dựa trên tiêu chí không thanh toán nợ đến hạn (dòng tiền)hoặc tổng nợ vượt quá tài sản có (cân đối tài sản). Muốn áp dụng rộng rãi luật mất khả năng thanh toán như là một biện pháp tái cơ cấu, phải mở rộng và đơn giản hoá đối tượng áp dụng, tránh dùng các tiêu chí khó định lượng. Cách quy định của điều 3 Dự thảo, theo thiển ý của tôi, đã đi đúng xu hướng này.   Tên gọi của đạo luật, theo tôi nên giữ như cũ (Luật phá sản doanh nghiệp) hoặc đổi thành Luật mất khả năng thanh toán. Không nên đổi tên đạo luật thành ”Luật phá sản” và chia đối tượng áp dụng thành doanh nghiệp và hợp tác xã, bởi HTX, tuy có vài đặc điểm riêng do tính dân chủ, tương trợ và cộng đồng, song về bản chất vẫn là một loại hình doanh nghiệp, một pháp nhân có thể phá sản. Phá sản cá nhân và phá sản công ty: Luật PSDN 1993 áp dụng cho “doanh nghiệp”, không phân biệt phá sản cá nhân và phá sản công ty, phá sản trong kinh doanh và phá sản của người tiêu dùng. Tuy nhiên đối tượng có thể bị tuyên bố phá sản vẫn có thể bao gồm cá nhân, ví dụ chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp doanh trong các công ty hợp danh. Đối với cá nhân vỡ nợ, cần nhấn mạnh tuyên bố miễn trách/xoá nợ, tạo cho họ cơ may lập nghiệp mới- một hệ quả đặc biệt mang tính nhân đạo của phá sản cá nhân so với phá sản công ty. Đối với công ty vỡ nợ, cần phân tách sản nghiệp công ty và các thành viên, không nhầm lẫn giữa trách nhiệm của công ty và các thành viên. Điều 94 của Dự thảo có thể nên được xem xét chỉnh sửa theo xu hướng này. Tài sản phá sản: Toàn bộ sản nghiệp của con nợ sau khi có quyết định thụ lý vụ phá sản của toà án hợp thành một khối, gọi là tài sản phá sản. LPSDN 1993 chưa dùng khái niệm này, mà chỉ dùng khái niệm "tài sản còn lại", song chưa giải nghĩa rõ ràng. Vì sự thiếu rõ ràng đó, cần định nghĩa “tài sản phá-sản“ và phân biệt khái niệm này với số tài sản qua phát mại mà thu hồi được để thanh toán cho các chủ nợ theo tứ tự và tỷ lệ ưu tiên. Quan hệ giữa vụ phá sản và các vụ kiện khác: Theo Điều 39 của  Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, toà án đang giải quyết vụ án kinh tế phải ra quyết định đình chỉ vụ án khi có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Trong khi đó, thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo LPSDN 1993 không đương nhiên bao gồm những tranh chấp phái sinh. Điều này gây thêm khó khăn cho toà án, bởi vậy thẩm phán giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản cần đồng thời có quyền giải quyết các vụ án kinh tế liên quan.  

Công ty Luật Bắc Việt Luật
P2802, tầng 28, tòa nhà Central  Fied , Trung Kính, Trung  Hòa, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: 87696666-0386319999
Hotline: 0938-188-889 – 0913753918
www.bacvietluat.vn - www.tuvanluat.net - www.sanduan.vn"HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

  • TAG :

Tin liên quan

Danh mục

Loading...

Bài xem nhiều

Bài nổi bật